Bầu cử Mỹ: Cơ hội giúp ông Trump lật ngược tình thế trước Biden

Trong bối cảnh chính trị ảm đạm, Đảng Cộng hòa nhìn vào cuộc đua năm 1988 như một tia sáng hy vọng, với mong muốn ông Trump có thể lật ngược tình thế.

Bài học từ chiến dịch tranh cử của H.W. Bush
Vào tháng 7/1988, Phó Tổng thống H.W. Bush đã đứng trước thách thức vô cùng lớn, khi đối thủ của ông là Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis - ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, giành được tỷ lệ ủng hộ khá cao sau đại hội của đảng Dân chủ tại Atlanta. Một cuộc thăm dò dư luận của Gallup cho thấy ông Dukakis dẫn trước ông Bush 17 điểm phần trăm về tỷ lệ ủng hộ.
Bau cu My: Co hoi giup ong Trump lat nguoc tinh the truoc Biden
 Khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa ông Trump và ứng cử viên Dân chủ Joe Biden vào giai đoạn cao trào, cả hai liên tục tung đòn công kích đối phương. (Nguồn: Sundayguardianlive)
Thế nhưng, H.W. Bush đã có một lộ trình để chiến thắng. Một tháng trước đó, các trợ lý hàng đầu của ông đã nhóm họp tại khách sạn Jefferson ở Washington, tránh xa mọi ánh nhìn và tránh xa trụ sở chính của ban vận động tranh cử, để xem xét một tập tài liệu dày đặc về dữ liệu các cuộc thăm dò, hồ sơ của đối thủ và nhiều thông tin khác. Nghiên cứu của nhóm trợ lý cho thấy, hồ sơ của Dukakis không được nhiều người biết đến và một số quan điểm của nhân vật này, trong đó có việc ủng hộ chương trình “nghỉ phép cuối tuần” dành cho phạm nhân và phản đối án tử hình, có thể gây bất lợi cho ông trong cuộc tổng tuyển cử.
Cuối cùng, đội ngũ của H.W. Bush đã thực hiện kế hoạch, mà người quản lý chiến dịch tranh cử Lee Atwater gọi là “lột sạch vỏ bọc của đối thủ”, bắt đầu bằng bài phát biểu mạnh mẽ của ông Bush tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 8/1988.
Với việc Atwater là người nắm giữ vai trò trung tâm của chiến lược này, đội ngũ tranh cử của ông Bush đã tung ra loạt đòn tấn công, theo nhiều cách khác nhau. Kết quả là H.W. Bush không chỉ giành lợi thế vượt trội so với Michael Dukakis trong các cuộc thăm dò vào mùa hè, mà còn đánh bại ứng cử viên này với tỷ lệ ủng hộ là 53% và trong khi đối thủ giành được 46%. Ông Bush đã chiến thắng ở 40 bang.
Đáng nhớ nhất, phe Cộng hòa đã gây khó cho ông Dukakis khi nêu bật trường hợp của Willie Horton - kẻ tội phạm đã cưỡng hiếp một phụ nữ Mỹ gốc Phi và đâm chết bạn trai cô ở bang Massachusetts, trong thời gian hắn nghỉ phép. Với vai trò là thống đốc bang này, ông Dukakis chịu trách nhiệm giám sát chương trình cho những tù nhân bị kết án phạm tội nghiêm trọng được “nghỉ phép cuối tuần” trong thời gian thụ án.
Tại cuộc tranh luận thứ 2 ở Los Angeles vào ngày 13/10/1988, một phóng viên của CNN đã hỏi ông Dukakis hỏi liệu quan điểm của ông có thay đổi nếu vợ ông bị cưỡng hiếp và giết hại. Ứng cử viên Dân Chủ này đã không đưa ra câu trả lời, thay vì đó đặt câu hỏi về giá trị răn đe của hình phạt tử hình. Ông Bush đã lợi dụng tình huống này, chỉ trích Dukakis là không có tình cảm và không hiểu biết về chính sách đối nội.
Sau thất bại năm 1988, ông Dukakis thừa nhận: “Tôi đã mắc sai lầm ngớ ngẩn khi tôi không trả lời câu hỏi của phóng viên và tôi đã phải trả giá. Massachusetts là bang có tỷ lệ tội phạm giết người thấp nhất ở Mỹ. Nhưng hầu hết mọi người đều không biết điều đó”.
Quay trở lại cuộc bầu cử Mỹ 2020, Tổng thống Trump hiện nay phải đối mặt với sự sụt giảm tỷ lệ ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận. Ông Trump đang vận hành một chiến dịch tranh cử mà giới phân tích cho là khó khăn nhất kể từ khi H.W. Bush đánh bại Michael Dukakis.
Trong bối cảnh chính trị ảm đạm, Đảng Cộng hòa đã nhìn vào cuộc đua năm 1988 như một tia sáng đầy hy vọng với mong muốn xu thế đảo chiều có thế xảy ra. Thất bại của ông Michael Dukakis trước đòn công kích dữ dội của H.W. Bush đã trở thành bài học cho thấy dư luận thay đổi nhanh chóng như thế nào, các cuộc thăm dò dư luận chỉ mang tính chất tham khảo và chứng minh vai trò của đại hội đảng trong việc mang lại lợi thế cho một ứng cử viên đang gặp nhiều thách thức.
Trước khi các nghị sỹ của đảng Cộng hòa nhóm họp vào tuần tới để tham gia Đại hội đảng, chính thức đề cử Tổng thống Trump làm ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, ông Trump và các đồng minh chính trị của ông đã thực hiện chiến dịch mạnh mẽ để hạ bệ ứng cử viên Biden cùng đối tác tranh cử là Thượng nghị sỹ Kamala Harris.
Nếu như đội ngũ tranh cử của ông Bush mô tả ông Dukakis là một người theo chủ nghĩa tự do cực tả và công kích quan điểm tư pháp của ứng cử viên này qua vụ án Horton, thì đội ngũ tranh cử của ông Trump khắc họa Biden như “con rối của phe cực tả”, cáo buộc bà Kamala Harris là một người “cực đoan cánh tả”, đồng thời tô đậm những chỉ trích từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi về hồ sơ tư pháp hình sự của bà.
Nếu như ông Bush viện dẫn các vấn đề nóng, đặc biệt là thuế quan và tội phạm – vốn là “đòn tấn công” có hiệu quả khi đối phó với phe Dân chủ, thì giờ đây, ông Trump cũng áp dụng chiến lược tương tự để đối phó với liên danh Biden-Harris.
Charlie Black, từng là cố vấn cấp cao của Tổng thống H.W. Bush cho biết: “Tôi không phải là người ủng hộ nhiệt tình nhất đối với Tổng thống Trump, nhưng tôi vẫn nói với những người bạn của tôi rằng, không phải mọi thứ đều vô vọng. Có rất nhiều vũ khí ông Trump có thể tận dụng. Câu hỏi đặt ra là ông có đủ bản lĩnh để sử dụng hay không?”.
Biden không phải là Dukakis
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1988 có thể là một lời cảnh báo cho ông Biden, nhưng nó cũng có nhiều khác biệt so với thời điểm hiện nay, khi chiến dịch tranh cử đang bước vào giai đoạn cao trào sau khi đảng Dân chủ kể thúc đại hội tuần trước và đảng Cộng hòa chuẩn bị tổ chức Đại hội vào tuần tới.
Ông Biden nổi tiếng hơn nhiều so với ông Dukakis. Hơn nữa ứng cử viên này cũng thể hiện được ý chí vững vàng trước những đòn công kích, điều mà ông Dukakis không có được.
Susan Estrich, người quản lý chiến dịch của ông Dukakis năm 1988 cho biết: “Đội ngũ tranh cử của ông Trump sẽ gặp nhiều khó khăn vì ông Biden khá nổi tiếng”. Một số ý kiến cho rằng ông Biden là người rất thận trọng, luôn tránh tối đa việc để lộ sơ hở khiến đối thủ chớp thời cơ để hạ bệ.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai cuộc bầu cử đó là, ứng cử viên Biden cho đến nay mạnh mẽ và quyết liệt hơn nhiều so với ông Dukakis khi chống lại đòn công kích của đối thủ.
Đặc biệt, ông Biden đã lựa chọn bà Harris – một người có nhiều kinh nghiệm trên chính trường, làm liên danh tranh cử, khi chặng đua đang đến giai đoạn nước rút, để Tổng thống Trump phải phân tán sức lực để đối phó.
John Sasso, chiến lược gia cấp cao của Dukakis, nhận xét: “Đội ngũ tranh cử của ông Biden đã thực hiện một chiến dịch rất tốt. Họ biết điều gì nên làm, điều gì nên cho qua. Họ biết điều gì không đáng tin cậy trong hàng loạt những lời cáo buộc và họ không quan tâm đến điều đó”.
Trong khi đó Tổng thống Trump lại đang ở thế bất lợi, do một số lượng lớn cử tri không tán thành cách thức ông đối phó với dịch bệnh Covid-19. Tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 175.000 người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước Mỹ
Người dân Mỹ hiện nay đang tỏ ra bi quan hơn so với thời điểm tranh cử năm 1988. Một cuộc thăm dò của New York Times /Siena College hồi tháng 6 vừa qua cho biết, 58% số người được hỏi nói rằng nước Mỹ đang đi sai hướng. Vào năm 1988 con số này là 46%, theo một cuộc thăm dò của Washington Post /ABC News.
Tuy vậy, ông Trump vẫn còn nhiều cơ hội. Theo một số nhà phân tích, khoảng cánh dẫn trước về tỷ lệ ủng hộ mà ứng cử viên Biden có được trong cuộc bầu cử này không lớn như khoảng cách mà ông Dukakis tạo ra năm 1988. Vì thế, Tổng thống Trump vẫn có thể lật ngược tình thế, đặc biệt là ở một số bang chiến địa.
Đại hội đảng có phải “cơ hội ngàn năm có một”?
Hiện nay, mọi hy vọng dành cho Tổng thống Trump đều đổ dồn vào vào đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa, dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Còn nhớ, ông H.W. Bush đã phải đối mặt với nhiều thách thức trước thềm Đại hội của đảng Cộng hòa ở New Orleans vào giữa tháng 8/1988 khi ông cố gắng tạo ra bước ngoặt lịch sử bằng cách dẫn dắt đảng Cộng hòa có nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp trong Nhà Trắng.
Janet Mullins Grissom, từng là quan chức phụ trách chính trị quốc gia của ông Bush cho biết, ông ấy đã phải chịu nhiều sức ép vì có tới 8 năm làm Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và có nhiều người hoài nghi liệu ông có phù hợp với cương vị mới hay không.
Tuy nhiên, Grissom cho biết: “Đại hội đảng đã tạo ra bước ngoặt. Đó là dịp để khẳng định lại con người của Bush. Sự xuất hiện và bài phát biểu của ông đã thu hút sự chú ý. Ông ấy đã nói về việc tạo ra một quốc gia tử tế hơn, hòa nhã hơn” và không có thuế mới”.
Ông Bush cũng tranh thủ cơ hội liệt kê tất cả những vị trí mà ông Dukakis đã đảm nhận, sử dụng hồ sơ của ứng cử viên này để khắc họa ông như một mối đe dọa đối với các cử tri trung lưu. Trong chiến dịch công kích đưa ra, H.W. Bush đã nhấn mạnh đến vụ án Willie Horton - để chỉ trích Dukakis và chính sách tư pháp hình sự của ông này. Chương trình “nghỉ phép cuối tuần” mà ông Dukakis ủng hộ đã trở thành yếu tố chính trong chiến dịch công kích của ông Bush và theo một cách nào đó, đã định hình lại cuộc bầu cử năm 1988.
Đối với chiến dịch tranh cử của Trump, những bài học của năm 1988 dường như đã được thấm nhuần ngay cả trước khi đảng Dân chủ kết thúc đại hội. Ngày 20/8, trong phát biểu tại một sự kiện ở Pennsylvania, chỉ vài giờ ông Biden có bài diễn văn nhận đề cử trở thành ứng viên Tổng thống chính thức của đảng Dân chủ, ông Trump đã đưa ra những lời lẽ chỉ trích bà Harris, trong đó phảng phất bóng dáng của vụ án Willie Horton.
“Với tư cách là tổng chưởng lý của San Francisco, bà Kamala Harris đã đưa một đối tượng người nước ngoài buôn bán ma túy vào chương trình việc làm thay vì vào tù. Bốn tháng sau, đối tượng này đã gây ra cái chết của một phụ nữ 29 tuổi”, ông Trump nói.
Như vậy có thể thấy, chiến lược mà ông Trump đang áp dụng có phần giống với Tổng thống H.W. Bush. Liệu chiến lược này có thành công hay không vẫn chưa thể biết trước.
Giới phân tích cho rằng, đại hội của Đảng Cộng hòa dự kiến diễn ra từ ngày 24/8 tới ngày 27/8 có thể là cơ hội để Tổng thống Trump bứt phá và lấy lại lợi thế. Tuy nhiên, để giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử này, ông Trump phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn bởi con đường mà ông đang đi “ghập gềnh” hơn nhiều so với con đường mà người tiền nhiệm H.W.Bush đã trải qua.

Chân dung các nữ chính khách có thể liên danh Phó Tổng thống với ông Biden

(Kiến Thức) - Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện là ứng cử viên tổng thống duy nhất của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden
Trước đó, ông Biden cam kết sẽ lựa chọn một phụ nữ làm ứng cử viên liên danh tranh cử chức Phó Tổng thống nếu ông được chọn làm người đại diện cho Đảng Dân chủ chạy đua chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm nay. Hãng thông tấn Reuters đã điểm lại một số gương mặt nữ tiềm năng có thể đi cùng ông Biden trong cuộc đua tới Nhà Trắng sắp tới. (Nguồn ảnh: Reuters) 
 
Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-2
 Thượng nghị sĩ Kamala Harris là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020. Tuy nhiên, bà đã dừng cuộc đua này. Theo Reuters, một số cố vấn đã đề nghị ông Biden cân nhắc chọn bà Harris làm ứng viên Phó Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ vì bà có thể thu hút cử tri da màu.

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-3
 Tuy nhiên, nhiều "thân tín" của ông Biden lại bày tỏ hoài nghi về lòng trung thành của bà Harris.

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-4
"Ứng viên" thứ hai là Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, 59 tuổi. Một số cố vấn Đảng Dân chủ cho rằng bà Amy có thể giúp ông Biden thu hút sự ủng hộ của những cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng từng bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2016. 

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-5
Việc bà Amy trở thành "Phó tướng" có thể giúp mang lại chiến thắng quan trọng tại các bang phía bắc, trong đó có Minnesota. Tuy nhiên, một số cố vấn của ông Biden coi Minnesota là tiểu bang ít quan trọng hơn một số bang ở miền trung tây nước Mỹ như Wisconsin và Michigan trên con đường giành chiến thắng. 

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-6
 Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer, 48 tuổi, từng được ông Biden khen ngợi là "một trong những người tài năng nhất nước Mỹ".

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-7
 Các cố vấn của ông Biden coi Michigan là bang quan trọng và bà Whitmer chính là một "ngôi sao đang lên".
Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-8
 Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, 70 tuổi, cũng được coi là một ứng viên tiềm năng cho vị trí ứng viên Phó Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ. Trước đó, bà đã tuyên bố dừng chiến dịch vận động tranh cử tổng thống hôm 4/3.
Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-9
 Tuy nhiên, một số đồng minh của ông Biden cho rằng bà Warren và ông Biden có quan điểm khác biệt lớn về vai trò của Quân đội Mỹ trên thế giới và cách cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-10
Nữ Thống đốc New Mexico Michelle Lujan Grisham, 60 tuổi, là người đã lên tiếng phản đối chính sách nhập cư của Tổng thống Trump. Ông Biden được khuyến khích cân nhắc lựa chọn bà Grisham vì có thể giúp ông gia tăng tỷ lệ ủng hộ trong nhóm cử tri người Mỹ Latinh. 

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-11
 Theo các cố vấn chiến dịch tranh cử, ông Biden cũng có khả năng sẽ lựa chọn bà Val Demings, nữ nghị sĩ người Mỹ gốc Phi 63 tuổi đến từ Florida - một bang bầu cử chiến địa.

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-12
 Thượng nghị sĩ Catherine Cortez Masto, 56 tuổi đến từ bang Nevada, là người kế nhiệm của Thượng nghị sĩ Harry Reid - một nhân vật ủng hộ cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Chan dung cac nu chinh khach co the lien danh Pho Tong thong voi ong Biden-Hinh-13
Trong khi đó, cựu lãnh đạo phe thiểu số tại nghị viện bang Georgia từ năm 2013-2017, bà Stacey Abrams, 46 tuổi, được cho là sẽ tạo ra sự cân bằng thế hệ quan trọng, thậm chí có thể giúp ông Biden thu hút các cử tri Dân chủ trẻ tuổi.

Bất ngờ cuộc sống ở nước Mỹ 150 năm trước

(Kiến Thức) - 150 năm trước, nước Mỹ đang trong thời kỳ thay đổi lớn. Vào khoảng những năm 1870, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra, những người nhập cư bắt đầu "đổ" vào nước này.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc
 Theo Insider, vào những năm 1870, nước Mỹ trải qua sự thay đổi đáng kể khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai diễn ra, nhiều người chuyển từ vùng nông thôn đến các thành phố. (Nguồn ảnh: Insider)

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-2
 Khi ngày càng nhiều người chuyển đến thành phố, cuộc sống của một số người trở nên tồi tệ hơn. Theo Insider, thành phố New York trở nên đông đúc và chật chội, dòng người chen chúc nhau trên những con đường. Nhiều gia đình sống trong căn hộ chỉ có một phòng. Hầu hết họ sống trong điều kiện tồi tàn và môi trường không an toàn.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-3
 Khi các tuyến đường sắt được hoàn thành sau cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều người chuyển về miền tây để định cư, canh tác. Cuộc sống của họ khi đó cũng vất vả, khó khăn. Ảnh: Một gia đình ở miền tây nước Mỹ. 

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-4
Cũng trong khoảng thời gian đó, hàng nghìn người nhập cư từ Châu Âu tới Mỹ với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ năm 1870 đến 1900, 12 triệu người nhập cư vào nước Mỹ. Đa số họ đến từ Đức, Ireland và Anh. Ảnh: Người nhập cư tại đảo Ellis. 

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-5
 Người Mỹ gốc Phi đã được giải phóng khỏi chế độ nô lệ từ năm 1865. Năm 1870, chính phủ Mỹ thông qua Tu chính án thứ 15, cho phép người Mỹ gốc Phi có quyền bầu cử. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị hạn chế quyền này.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-6
Nhiều người Mỹ gốc Phi vẫn không thể bỏ phiếu và họ bị đẩy vào tình trạng bất bình đẳng. 
Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-7
 Trước năm 1870, giáo dục công không được ưu tiên. Nhưng từ năm 1870 đến năm 1900, tỷ lệ đi học ở các trường công lập tăng gấp đôi, vì người ta nhận thấy giá trị của một xã hội có giáo dục. Trên thực tế, số lượng gia đình nhập cư ngày càng tăng ở Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu về các trường công lập vì các bậc cha mẹ nhập cư muốn con cái họ được học hành. Tuy nhiên, các em nhỏ trong những gia đình nghèo đôi khi bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình.
Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-8
Vào những năm 1870, trang phục của phụ nữ ở Mỹ được mô tả là rất ấn tượng và thanh lịch.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-9
Trang phục của nam giới tại Mỹ 150 năm trước. Một số người thường mang theo ba toong. 

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-10
 Vào những năm 1870, xe ngựa trở thành phương tiện giao thông phổ biến nhất.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-11
 Ngoài ra, còn có tàu hơi nước.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-12
 Khi các tuyến đường sắt chạy khắp nước Mỹ, việc đi lại bằng tàu hỏa trở nên phổ biến đối với du khách.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-13
 Trong thời gian này, người dân bắt đầu mua thực phẩm chế biến sẵn để ăn.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-14
 Các hoạt động giải trí như đi xe đạp dần trở nên phổ biến.

Bat ngo cuoc song o nuoc My 150 nam truoc-Hinh-15
 Quần vợt cũng là một môn thể thao phổ biến tại nước Mỹ cách đây 150 năm.

Cuộc đời “kỳ lạ” của sinh viên cao tuổi nhất Italy vừa tốt nghiệp

(Kiến Thức) - Ông Giuseppe Paterno tốt nghiệp ngành Lịch sử và Triết học tại Đại học Palermo năm 96 tuổi, trở thành sinh viên tốt nghiệp đại học lớn tuổi nhất Italy.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep
 Theo Reuters, ông Giuseppe Paterno, cựu công nhân đường sắt 96 tuổi, đã nhận bằng tốt nghiệp và vòng nguyệt quế truyền thống vốn được trao cho các sinh viên khi họ tốt nghiệp. (Nguồn ảnh: Reuters)

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-2
 Ông Paterno lớn lên trong một gia đình nghèo ở Sicily. Mặc dù yêu thích sách vở và học tập, ông không thể theo học đại học khi còn trẻ. Thay vào đó, ông gia nhập hải quân từ năm 20 tuổi, từng phục vụ trong Thế chiến II và tiếp tục làm công nhân đường sắt sau khi kết hôn.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-3
 Ở độ tuổi 90, ông Paterno quyết định đăng ký học tại Đại học Palermo và lấy bằng Lịch sử - Triết học khi đã 96 tuổi.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-4
 "Tôi tự nhủ, ‘bây giờ hoặc không bao giờ’. Vì thế, năm 2017, tôi quyết định đăng ký học", sinh viên cao tuổi nhất Italy chia sẻ. Và sau 3 năm học tập nghiêm túc, cuối cùng ông cũng đã tốt nghiệp.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-5
 "Tôi chỉ là một người bình thường, giống như nhiều người khác", ông Paterno nói. "Kiến thức giống như một chiếc vali mà tôi mang theo bên mình. Nó là một kho báu".

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-6
 Khi còn là sinh viên, ông Paterno đã sử dụng chiếc máy đánh chữ thủ công mà mẹ ông tặng từ hồi năm 1984 để viết những bài tiểu luận.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-7
 "Ông là một tấm gương cho những sinh viên trẻ tuổi", Giáo sư Xã hội học, Francesca Rizzuto, nói với Paterno sau khi ông vượt qua bài kiểm tra miệng cuối cùng vào tháng 6/2020.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-8
 Paterno thừa nhận ông cảm thấy một chút khó chịu khi phải học online trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành, nhưng dịch bệnh không thể ngăn cản người từng trải qua nhiều thử thách trong cuộc sống như ông.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-9
 Nói về dự định tiếp theo, ông Paterno chia sẻ: "Dự định trong tương lai của tôi là dành hết tâm huyết cho việc viết lách. Tôi muốn xem lại tất cả những cuốn sách mà tôi chưa có cơ hội xem. Đó là mục tiêu của tôi".

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-10
 Ông Perteno trong buổi lễ tốt nghiệp.

Cuoc doi “ky la” cua sinh vien cao tuoi nhat Italy vua tot nghiep-Hinh-11
 Ông Perteno vui mừng khi gặp một người bạn trong siêu thị.