Bất ngờ số phận cuối cùng của thiên hà cô đơn nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Tuy thiên hà MCG + 01 H0202015015 ở khá gần, chỉ cách 293 triệu năm ánh sáng, nhưng không có các thiên hà khác bao quanh nó trong khoảng 100 triệu năm ánh sáng theo mọi hướng. Có thể coi đó là thiên hà cô đơn nhất vũ trụ.

Đa số các thiên hà thường được tìm thấy liên kết với nhau với số lượng lớn, có những khoảng trống vũ trụ to lớn ngăn cách các cấu trúc phong phú được tìm thấy trên khắp vũ trụ, chỉ có một lượng nhỏ vật chất bên trong.

Ví dụ đáng chú ý là thiên hà MCG + 01 H0202015015, đây là thiên hà duy nhất tồn tại trong khoảng 100 triệu năm ánh sáng ở mọi hướng. Đó là thiên hà cô đơn nhất trong vũ trụ được biết đến và có thể dự đoán một cách khoa học về số phận cuối cùng của nó.

Bat ngo so phan cuoi cung cua thien ha co don nhat vu tru

Nguồn ảnh: ESA. 

Ở giữa các cụm sao lớn của vũ trụ là những khoảng trống vũ trụ vĩ đại, một số trong đó có thể kéo dài hàng trăm triệu năm ánh sáng.

Tuy một số khoảng trống có phạm vi lớn hơn chứa nhiều vật chất khác nhau, nhưng khoảng trống chứa MCG + 01 '0202015015 rất đặc biệt vì mật độ quá thấp, thay vì chỉ có một vài thiên hà, nó chỉ chứa một thiên hà được biết đến cho đến nay.

Thiên hà MCG + 01 190202015 là một thiên hà xoắn ốc có thanh ngang sao nằm bên trong một khoảng trống vũ trụ vĩ đại.

Thiên hà này được bao quanh bởi một vầng hào quang to lớn, khuếch tán cả vật chất tối và neutrino, ngoài ra còn có khí, plasma, bụi và các ngôi sao được tìm thấy trong mặt phẳng của vành đĩa.

Đối với một thiên hà cô lập như MCG + 01 190202015 thì trong tương lai quá trình hình thành các ngôi sao trong các vụ nổ dọc theo các nhánh xoắn ốc của nó diễn ra bình thường, miễn là vật liệu mới hình thành đầy đủ cho các thế hệ sao mới.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

Sửng sốt sao neutron có cấu trúc từ trường bất thường

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow, Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IKI) và Đài thiên văn Pulkovo phát hiện một ngôi sao neutron độc đáo, có nhiều thông tin thú vị.

Trước đây, tất cả sao neutron có thể được nhóm lại thành hai họ lớn: nhóm đầu tiên bao gồm các vật thể mà từ trường biểu hiện trong toàn bộ chu kỳ quay và nhóm ngôi sao khác bao gồm các vật thể mà từ trường không thể đo được.

Ngôi sao neutron GRO J2058 + 42 được các nhà nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc bên trong của từ trường sao neutron chỉ ở một giai đoạn nhất định trong chu kỳ quay của nó. Công trình này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.