Bất ngờ lộ nhà xe chạy “lốt” 130 triệu sau vụ BT Thăng

Chủ tịch Hiệp hội vận tải HN Bùi Danh Liên đã công khai chuyện một nhà xe chạy “lốt” 130 triệu đồng tại cuộc họp giữa Sở GTVT Hà Nội với các DN.

Trong khi liên ngành (GTVT - Công an) phủ nhận không có chứng cứ về việc “chạy” lốt xe giá cao như Bộ trưởng Bộ GTVT phản ánh, thì sáng qua, tại cuộc họp giữa Sở GTVT Hà Nội với các doanh nghiệp (DN) vận tải, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên đã công khai chuyện một nhà xe chạy “lốt” 130 triệu đồng.
Bat ngo lo nha xe chay
 Ngoài chạy “lốt” xe hết 130 triệu, ông Liên còn cho biết, phí tại một số bến xe Hà Nội cao gấp 3 lần quy định. Ảnh: Trọng Đảng.
Sáng qua, một lần nữa đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định, sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT đưa ra thông tin về việc “chạy” lốt xe hết vài trăm triệu, qua kiểm tra, xác minh, Sở GTVT thấy rằng đây chỉ là dư luận. Còn việc chuyển nhượng, thay thế lốt xe giữa các cổ đông, xã viên trong một công ty cổ phần, hợp tác xã (HTX) là việc nội bộ của các đơn vị.
Tuy nhiên, cho ý kiến về việc này, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội khẳng định, với vai trò là Chủ nhiệm HTX Vận tải Thăng Long, một xã viên của đơn vị ông là nhà xe Tiến Bộ (Thái Bình) đã liên quan trực tiếp đến việc trên. Cụ thể, khi đã gia nhập HTX Vận tải Thăng Long, nhà xe Tiến Bộ có xin được một “lốt” xe chạy tuyến Kiến Xương (Thái Bình) - bến xe Mỹ Đình, tuy nhiên nhà xe này chỉ chạy khoảng một tháng thì làm thủ tục theo hình thức “đi đêm” để chuyển “lốt” xe này sang bến Giáp Bát. Sau đó, “lốt” xe này hoạt động kéo dài khoảng 2 tháng thì bị HTX Vận tải Thăng Long phát hiện và yêu cầu quản lý nhà xe phải làm tường trình.
Qua tường trình của quản lý nhà xe, ông Liên cho rằng, tuy bến Mỹ Đình có khách, nhưng tuyến trên bến Giáp Bát vẫn đông hơn, đây là lý do nhà xe đã tự ý làm thủ tục với các đơn vị quản lý liên quan để chuyển. “Cùng với việc làm rõ quy trình chuyển, tôi đã yêu cầu quản lý nhà xe Tiến Bộ cho biết kinh phí “đi đêm” để làm việc trên hết bao nhiêu. Chủ xe cho biết, đã chi phí hết 130 triệu đồng”, ông Liên khẳng định.
30/11 sẽ minh bạch luồng tuyến
Cho ý kiến về việc quản lý vận tải hành khách liên tỉnh và phương án công khai biểu đồ chạy xe mà Sở GTVT Hà Nội đang xây dựng, ông Bùi Danh Liên, nêu quan điểm, đây là việc lẽ ra đã phải thực hiện từ lâu. Theo ông Liên, qua việc bỏ chấp thuận tuyến theo hình thức “xin - cho” từ các Sở GTVT sẽ giúp cho lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh công khai, minh bạch hơn. “Hà Nội đưa ra mốc thời gian 30/11 sẽ công khai toàn bộ luồng tuyến trên biểu đồ thì cần thực hiện đúng lộ trình này. Như thế, sau thời gian trên, tại các bến xe những lượt tuyến nào đã có đơn vị khai thác, lượt tuyến nào còn trống… DN, HTX vận tải đều biết và có thể chủ động đăng ký khai thác tuyến theo hình thức đấu thầu”, ông Liên nói.
Đại diện nhiều DN cũng cho rằng, tuy đã có quy định và các khoản thu theo hợp đồng, nhưng hiện các bến xe thu không rõ ràng, nhiều khoản tiền rất khó hiểu. Liên quan đến việc xây dựng và công bố biểu đồ luồng tuyến xe khách, ông Lưu Hồng Hoàng, Giám đốc Xí nghiệp Xe khách Nam cho biết, việc xếp “lốt” tại các bến hiện nay khá dày đặc, trung bình mỗi lượt xe xuất phát chỉ cách nhau 15 phút. Do đó, khi xe ra khỏi bến hầu hết không có khách.
Trao đổi với PV Tiền Phong sau cuộc họp trên, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, sự việc trên đã diễn ra cách đây khoảng 4 năm. Khi đó, việc chấp thuận tuyến và cho xe vào bến hoạt động thì lãnh đạo các bến xe được một phần tự quyết.
(Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết)

Bầu Kiên bất ngờ gửi thư cảm ơn Bộ Công an

 Khi đem ra xét xử phúc thẩm, bầu Kiên gửi thư cảm ơn Bộ Công an vì có những chứng cứ, tài liệu mà ông Kiên phải “tâm phục khẩu phục”.

Ngày 28/10, tại cuộc tọa đàm về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của báo chí diễn ra tại TP Đà Nẵng. Đại tá Hoàng Văn Trực (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an) cho Pháp Luật TP.HCM biết Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên - PV) trong vụ án đã được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đã từng năm lần yêu cầu, đề nghị thay đổi điều tra viên. Khi đem ra xét xử phúc thẩm, bầu Kiên gửi thư cảm ơn Bộ Công an.

Bau Kien bat ngo gui thu cam on Bo Cong an
Bầu Kiên tại phiên xử. 

Chạy lốt xe mất 600 triệu: Lộ người bắn tin cho Bộ trưởng Thăng?

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội trả lời báo chí rằng: chính ông Lập là người đã “bắn tin nhiễu” đến Bộ trưởng Thăng về vụ chạy lốt xe mất 600 triệu.

Ngay sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông tin về việc có vụ chạy lốt xe mất 600 triệu ở bến xe Mỹ Đình hôm 15/10, Sở Giao thông Vận tải HN đã có nhiều động thái “phản pháo” tư lệnh ngành và sự kiện này đã gây nóng dư luận suốt 1 tuần qua.

Vụ lùm xùm được đẩy lên cao trào khi ngày 20/10, Sở GTVT tổ chức cuộc họp với đại diện Bộ GTVT, Công an và Thanh tra thành phố để tiếp tục xác minh, làm rõ nội dung Bộ trưởng Thăng nêu.  

Sau cuộc họp, PGĐ Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh khẳng định đã khoanh vùng và chỉ đích danh người có thể “bắn tin nhiễu” tới Bộ trưởng chỉ có thể là ông Nguyễn Văn Lập – GĐ Bến xe khách nước ngầm HN, bởi vì theo ông Linh, trong cuộc họp hôm 15/10, chỉ có ông Lập đưa ra ý kiến là có nghe nói vụ việc tiêu cực như trên.

Để rộng đường dư luận, ANTT.VN đã có buổi gặp gỡ ông Nguyễn Văn Lập – GĐ Bến xe khách nước ngầm HN để trao đổi về vấn đề trên.
Chay lot xe mat 600 trieu: Lo nguoi ban tin cho Bo truong Thang
 Ông Nguyễn Văn Lập - GĐ Bến xe khách nước ngầm HN (ảnh: Petrotimes)

PV: Thưa ông, trước thông tin ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội nói rằng ông chính là người phát ngôn với Bộ trưởng Thăng về vụ chạy lốt xe mất 600 triệu ở bến xe Mỹ Đình, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi không nhắn tin đó cho Bộ trưởng. Tôi nghĩ chỉ có Bộ trưởng biết rõ ai là người đã nói.

PV: Nhưng ông Linh nói trong cuộc họp hôm 15/10, không ai có ý kiến về việc tiêu cực chạy lốt xe, chỉ có ông là đề cập có chuyện tiêu cực đó ở bến xe Mỹ Đình. Vậy thực hư như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Trong cuộc họp đó nhiều người phát biểu và phát biểu theo chỉ định. Bến xe nước ngầm HN là đơn vị được chỉ định phát biểu cuối cùng. Hôm đó tôi nói: tôi có nghe thông tin người ta nói rằng có câu chuyện bán lốt. Thì ông Linh hỏi ngay rằng có chứng cứ không. Tôi cũng trả lời rằng tôi không có chứng cứ vì chỉ là người nghe. Tóm lại chuyện đó tôi đã giải thích rồi: tôi nói là tôi “có nghe người ta nói” chứ không phải là “tôi biết  có chuyện đó” – hai việc đó khác nhau.

Nếu quả thực tôi biết rõ và tôi cung cấp thông tin đó cho bộ trưởng Thăng, được bộ trưởng Thăng tiếp nhận như vậy thì tôi rất mừng chứ chẳng có gì mà phải chối cả.

PVÔng có thể chia sẻ kỹ hơn về nguồn tin mình được nghe không?

Ông Nguyễn Văn Lập: Rất nhiều lái xe, nhà xe qua đây người ta nói chuyện vậy, tôi có định làm gì với thông tin đó đâu mà ghi âm lại làm gì.

PVNguồn tin từ bến xe Mỹ Đình hay khuồn khác, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Nguồn tin thì ở nhiều nơi. Ngay tại bến xe nước ngầm này, có nhà xe họ có xe hoạt động ở cả bến xe này và bến xe Mỹ Đình nên họ phản ánh lại.

PVTrước chủ trương của Bộ Giao thông vận tải về việc bỏ cơ chế xin – cho (chấp thuận tuyến) với các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách, đối với những tuyến những giờ có nhiều doanh nghiệp đăng ký thì sẽ đấu thầu công khai, ông có đồng thuận với chủ trương đó không? Theo ông để áp dụng thì có gặp khó khăn, trở ngại gì hay không?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi cho rằng nếu thực hiện được thì đó là chủ trương tích cực nhất trong điều tiết tuyến vận tải: công khai minh bạch, bỏ xin – cho.

Tôi cũng nghĩ rằng không khó khăn gì khi thực hiện, như bộ trưởng Thăng nói thì chỉ cần thay đổi Thông tư 63 và cái đấy hoàn toàn do Bộ quyết định. Còn về quy hoạch tuyến thì Bộ cũng đang xây dựng cơ chế đấu thầu, việc đó cũng khả thi, không khó khăn gì.

Về đấu thầu tuyến này thì tôi có nghe kết quả đấu thầu sẽ không phụ thuộc vào giá đấu thầu mà căn cứ vào chất lượng vận tải. Ví dụ anh muốn chạy xe tuyến này, chúng tôi sẽ xem xét 3 năm hay 5 năm qua nhà xe của anh có để xảy ra tai nạn hau không, có bị phạt không, xe có đảm bảo an toàn không, ý thức chấp hành của lái xe ra sao, vv… Điều này có ý nghĩa rất tích cực khi mà những yếu tố về an toàn và chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu, sẽ khiến các doanh nghiệp vận tải phải chú trọng đến tiêu chí an toàn và chất lượng phục vụ của mình.

PV: Thế nếu các doanh nghiệp có hồ sơ tốt trúng thầu, sau đó họ bán hoặc chuyển nhượng lại cho các doanh nghiệp vận tải khác, việc này sẽ quản lý như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi khi lúc đó sẽ phải có “rào chắn pháp lý” để ràng buộc. Ví dụ đấu thầu phải có đặt cọc, trúng thầu xong anh không sử dụng thì sẽ mất quyền sử dụng đồng thời mất tiền đặt cọc, và không được chuyển nhượng. Cái đó là do khâu quản lý, khâu kiểm soát rào chắn.

PV: Có thông tin dư luận nói rằng mối quan hệ giữa Bến xe nước ngầm HN và Sở GTVT Hà Nội thời gian qua không được tốt lắm, có vài vụ trục trặc, vụ việc vừa rồi ông lại trả lời báo chí rằng ông Linh đang “nhắm” vào mình. Xin ông xác minh lại chuyện này là như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Không có chuyện đó. Phải nói là mối quan hệ giữa bến xe nước ngầm đối với Sở Giao thông cũng như các cơ quan quàn lý là rất tuyệt vời, không có trục trặc gì. Trước đây giám đốc Sở GTVT HN là anh Hùng, sau này là anh Viện là hai lãnh đạo rất sát sao với các chỉ đạo của UBND thành phố về điều chuyển các tuyến xe theo hướng bắc Nam Đông Tây…

Tôi nghĩ  chỉ có thể khúc mắc ở chỗ người điều hành thực hiện thôi. Cụ thể là anh Phó giám đốc (ông Nguyễn Hoàng Linh – PV), tôi nghĩ đó cũng là quyền điều hành của anh ấy thôi, có gì trục trặc đâu.

Tôi cũng không hẳn nói rằng anh Hoàng Linh: nhắm” vào tôi. Thực ra là anh Linh đã thực hiện một số điều chuyển phương tiện trái so với quy hoạch của thành phố. Lẽ ra xe này điều về bến xe nước ngầm thì anh ấy lại ‘cho sang” bến xe Mỹ Đình, ví dụ thế…

PV: Việc này là có thật chứ, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Thật chứ, có bằng văn bản chứ không phải nói mồm. Từ 2007, TP Hà Nội đã quy định tất cả các tuyến xe đi Hà Tĩnh, Nghệ An từ bến xe Giáp Bát chuyển về bến xe nước ngầm, sau đó không có văn bản nào khác chỉ đạo vấn đề này nữa. Thế nhưng mà chỉ được hơn 1 tháng gì đó, anh ấy lại điều chuyển về bến xe Mỹ Đình. Việc này anh ấy phải chịu trách nhiệm trước thành phố chứ không phải trước tôi, do đó tôi và anh ấy không có trục trặc gì về cá nhân cả.

PV: Xin cảm ơn ông!


Ám ảnh chuyện thai phụ tự thiêu để “dạy” chồng

Những người dập lửa vẫn ám ảnh hình ảnh thai phụ tự thiêu bị bỏng toàn thân vẫn gắng đứng vững không rên la giữa ngọn lửa bao trùm. 

Am anh chuyen thai phu tu thieu de “day” chong
Vợ chồng anh Liêm, chị Huệ được xem là hạnh phúc, chưa từng to tiếng.
Sự việc thai phụ tự thiêu xảy ra tại thôn Tân Lập (xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) lúc 19h15 ngày 12/9. Phát hiện nhà trọ của vợ chồng anh Bùi Thanh Liêm và chị Nguyễn Thị Huệ (cùng 31 tuổi) xảy ra hỏa hoạn, người phụ nữ ở trọ đối diện kể: