Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Bất ngờ bộ vũ khí CTTG 2 trong bảo tàng Nga

10/11/2016 19:30

(Kiến Thức) - Không chỉ sở hữu các hiện vật của Liên Xô, Bảo tàng Trung ương Nga còn có bộ sưu tập đồ sộ vũ khí hiện đại của Đồng Minh trong CTTG 2.

Trà Khánh

Bí mật động trời của sao Hollywood bị vệ sĩ tiết lộ

Bản sao và phiên bản lỗi của Marilyn Monroe

Sao Hollywood phát phì xấu điên đảo khiến fan choáng

Theo trang tin QQ, "Gears of War" là một trong những triển lãm vũ khí lớn nhất trong năm do Bảo tàng Trung ương Quốc gia Nga tổ chức. Điều đặc biệt của triển lãm này chính là việc nó là nơi trưng bày các loại vũ khí hiện đại từng được quân Đồng Minh lẫn phát xít sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: QQ.
Theo trang tin QQ, "Gears of War" là một trong những triển lãm vũ khí lớn nhất trong năm do Bảo tàng Trung ương Quốc gia Nga tổ chức. Điều đặc biệt của triển lãm này chính là việc nó là nơi trưng bày các loại vũ khí hiện đại từng được quân Đồng Minh lẫn phát xít sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: QQ.
"Gears of War" sẽ trưng bày hầu hết các trang thiết bị quân sự nổi tiếng trong CTTG 2 từ vũ khí bộ binh cho đến cả xe tăng do Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Italy và Nhật Bản chế tạo. Nguồn ảnh: QQ.
"Gears of War" sẽ trưng bày hầu hết các trang thiết bị quân sự nổi tiếng trong CTTG 2 từ vũ khí bộ binh cho đến cả xe tăng do Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Italy và Nhật Bản chế tạo. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là mẫu xe quân sự GAZ-64 được Quân đội Liên Xô sử dụng khá rộng rãi trước và trong CTTG 2 với hơn khoảng 90.000 chiếc được chế tạo, bên cạnh đó GAZ-64 còn là tiền thân của mẫu xe bọc thép BA-64 sau này. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là mẫu xe quân sự GAZ-64 được Quân đội Liên Xô sử dụng khá rộng rãi trước và trong CTTG 2 với hơn khoảng 90.000 chiếc được chế tạo, bên cạnh đó GAZ-64 còn là tiền thân của mẫu xe bọc thép BA-64 sau này. Nguồn ảnh: QQ.
Các mẫu phương tiện cơ giới của Đức trong chiến tranh cũng chiếm số lượng khá lớn các hiện vật được trưng bày tại "Gears of War". Nguồn ảnh: QQ.
Các mẫu phương tiện cơ giới của Đức trong chiến tranh cũng chiếm số lượng khá lớn các hiện vật được trưng bày tại "Gears of War". Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là dòng xe tải quân sự Ford F60L của Quân đội Canada. Nó được quân Đức trưng dụng tại Mặt trận Bắc Phi trong năm 1943 và sau đó thuộc về Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch Berlin. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là dòng xe tải quân sự Ford F60L của Quân đội Canada. Nó được quân Đức trưng dụng tại Mặt trận Bắc Phi trong năm 1943 và sau đó thuộc về Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch Berlin. Nguồn ảnh: QQ.
Còn đây là một mẫu xe hơi bọc thép của Liên Xô có lẽ được sản xuất trong giai đoạn sau CTTG 1, nó không được trang bị gì nhiều ngoài hai ụ súng máy Maxim. Nguồn ảnh: QQ.
Còn đây là một mẫu xe hơi bọc thép của Liên Xô có lẽ được sản xuất trong giai đoạn sau CTTG 1, nó không được trang bị gì nhiều ngoài hai ụ súng máy Maxim. Nguồn ảnh: QQ.
Một hiện vật không thể thiếu trong các bảo tàng quân sự của Nga chính là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Katyusha (BM-13). Katyusha được ví như cơn ác mộng của quân Đức trong CTTG 2 với những cơn bão lửa mà nó mang đến chiến trường. Nguồn ảnh: QQ.
Một hiện vật không thể thiếu trong các bảo tàng quân sự của Nga chính là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Katyusha (BM-13). Katyusha được ví như cơn ác mộng của quân Đức trong CTTG 2 với những cơn bão lửa mà nó mang đến chiến trường. Nguồn ảnh: QQ.
Trước CTTG 2, Liên Xô khá nổi tiếng với các dòng xe tăng hạng nhẹ của mình, tuy nhiên chúng lại trở nên vô dụng trước xe tăng Đức và sau đó dần bị thay thế bởi những chiếc xe tăng hạng trung. Nguồn ảnh: QQ.
Trước CTTG 2, Liên Xô khá nổi tiếng với các dòng xe tăng hạng nhẹ của mình, tuy nhiên chúng lại trở nên vô dụng trước xe tăng Đức và sau đó dần bị thay thế bởi những chiếc xe tăng hạng trung. Nguồn ảnh: QQ.
Xe tăng hạng nhẹ T-27 của Quân đội Đế Quốc Nga trong CTTG 1 - nó hầu như không mang lại nhiều ý nghĩa lắm trên chiến trường, khi cả giáp lẫn hỏa lực đều yếu kém so với các dòng xe tăng cùng thời. Nguồn ảnh: QQ.
Xe tăng hạng nhẹ T-27 của Quân đội Đế Quốc Nga trong CTTG 1 - nó hầu như không mang lại nhiều ý nghĩa lắm trên chiến trường, khi cả giáp lẫn hỏa lực đều yếu kém so với các dòng xe tăng cùng thời. Nguồn ảnh: QQ.
Xe tải GAZ-MM của Liên Xô với hệ thống súng máy Maxim dùng cho nhiệm vụ phòng không lẫn chống bộ binh. Nguồn ảnh: QQ.
Xe tải GAZ-MM của Liên Xô với hệ thống súng máy Maxim dùng cho nhiệm vụ phòng không lẫn chống bộ binh. Nguồn ảnh: QQ.
Pháo tự hành 105mm LeFH 18-4 auf Geschutzwagen của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: QQ.
Pháo tự hành 105mm LeFH 18-4 auf Geschutzwagen của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: QQ.
Những chiếc mô-tô BMW R-75 cùng súng máy MG-34 là một trong những biểu tượng của quân Đức trong chiến tranh từ Bắc Phi cho đến Mặt trận phía Tây xa xôi. Nguồn ảnh: QQ.
Những chiếc mô-tô BMW R-75 cùng súng máy MG-34 là một trong những biểu tượng của quân Đức trong chiến tranh từ Bắc Phi cho đến Mặt trận phía Tây xa xôi. Nguồn ảnh: QQ.
Tiếp đến là xe tăng Panzer II - nó không khác biệt mấy so với Panzer I ngoài việc được trang bị vũ khí mạnh hơn với tháp pháo trang bị pháo tự động 20mm KwK 30 và súng máy M-34. Nguồn ảnh: QQ.
Tiếp đến là xe tăng Panzer II - nó không khác biệt mấy so với Panzer I ngoài việc được trang bị vũ khí mạnh hơn với tháp pháo trang bị pháo tự động 20mm KwK 30 và súng máy M-34. Nguồn ảnh: QQ.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 Quân đội Anh cũng khá nổi tiếng với những thiết kế xe bọc thép không giống ai của mình như chiếc Morris C8 này chẳng hạn. Nguồn ảnh: QQ.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 Quân đội Anh cũng khá nổi tiếng với những thiết kế xe bọc thép không giống ai của mình như chiếc Morris C8 này chẳng hạn. Nguồn ảnh: QQ.
Bộ đôi xe tải quân sự Dodge WC63 và xe gắn máy BSA M20 của Quân đội Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: QQ.
Bộ đôi xe tải quân sự Dodge WC63 và xe gắn máy BSA M20 của Quân đội Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: QQ.
Xe bọc thép chở quân C15TA của Quân đội Canada, nó có thể chở theo tối đa 8 binh sĩ với lớp giáp bảo vệ dày tới 14mm. Nguồn ảnh: QQ.
Xe bọc thép chở quân C15TA của Quân đội Canada, nó có thể chở theo tối đa 8 binh sĩ với lớp giáp bảo vệ dày tới 14mm. Nguồn ảnh: QQ.
Xe bọc thép hạng nhẹ Renault UE Chenillette được quân đội một số nước Châu Âu sử dụng trước CTTG 2 trong đó có cả Pháp và Đứ. Nguồn ảnh: QQ.
Xe bọc thép hạng nhẹ Renault UE Chenillette được quân đội một số nước Châu Âu sử dụng trước CTTG 2 trong đó có cả Pháp và Đứ. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh hiếm hoi về chiếc xe tăng Type 95 Ha-Go của Nhật Bản trong CTTG 2 nó cũng là dòng xe tăng chủ lực của quân Nhật trên hầu hết các mặt trận. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh hiếm hoi về chiếc xe tăng Type 95 Ha-Go của Nhật Bản trong CTTG 2 nó cũng là dòng xe tăng chủ lực của quân Nhật trên hầu hết các mặt trận. Nguồn ảnh: QQ.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status