Bất minh cách tính thu nhập tăng thêm của bệnh viện Y học cổ truyền

Tổ xác minh khiếu nại của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa lập biên bản đối thoại xử lý khiếu nại của bà Vũ Thị Thu Thủy (nhân viên Khoa Bệnh người cao tuổi của Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng (YHCT-PHCN) tỉnh Khánh Hòa) về vụ việc bệnh viện này không chi trả trợ cấp thủ thuật. 

Theo biên bản đối thoại, qua kiểm tra Quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm của BV, Tổ xác minh khiếu nại của Sở Y tế Khánh Hòa nhận thấy, tiêu chí tính thu nhập tăng thêm của BV chưa căn cứ cụ thể vào sự đóng góp của nhân viên làm tăng nguồn thu đơn đơn vị theo quy định tại điểm b, khoản 3.2, mục VIII của Thông tư 71 (ngày 9.8.2006) của Bộ Tài chính: "Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đảm bảo nguyên tắc người nào có hiệu suất công việc cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn (cụ thể ở đây là những nhân viên trực tiếp thực hiện các thủ thuật YHCT-PHCN làm tăng nguồn thu cho đơn vị)".
Tại biên bản làm việc, ông Lê Văn Thành - Chánh Thanh tra Sở Y tế cho rằng, hệ số thu nhập tăng thêm của Bệnh viện phải xem lại, không phải so sánh người làm nhiều, người làm ít, mà phải xem xét trên hiệu suất công việc, góp phần tăng thu nhập tăng thêm cho đơn vị theo đúng Thông tư 71.
Bat minh cach tinh thu nhap tang them cua benh vien Y hoc co truyen
Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: PV 
Ông Trần Minh Nam - Phó trưởng phòng KH-TC (Sở Y tế) cũng đồng tình: "Cần phải xem xét lại cách tính thu nhập tăng thêm của đơn vị". Theo ông Nam, nội dung này đã được Sở Y tế nhắc Bệnh viện YHCT-PHCN nhiều lần qua các cuộc kiểm tra, duyệt quyết toán.
Ngày 21.12.2017, Bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức (CCVC) năm 2018 và thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của Bệnh viện. Tại mục 17 (chi thu nhập tăng thêm) của quy chế trên, nêu rõ: "Tổng thu nhập tăng thêm hàng tháng được trích 30% chia đều cho người lao động, còn 70% chia theo hệ số".
Cho rằng không đủ thời gian chi trả thủ thuật theo quy định, nên BV YHCT-PHCN tỉnh Khánh Hòa đưa nguồn tiền này vào nguồn thu chung của bệnh viện và được chi cho toàn thể CBVC trong phần thu nhập tăng thêm.
Theo đó, hệ số thu nhập tăng thêm được phân chia cho người lao động ngoài tiền lương, dựa vào các tiêu chí: Trình độ công việc đang đảm nhiệm, trách nhiệm công tác, thời gian làm việc trong ngành, hiệu quả công việc và số ngày làm việc thực tế.
Thu nhập tăng thêm theo tháng được tính: Hệ số thu nhập tăng thêm = trình độ + trách nhiệm + thâm niên + độc hại + hệ số kiêm nhiệm (nếu có). Từ đó, tiền thu nhập tăng thêm bằng hệ số thu nhập tăng thêm nhân hệ số công việc chia cho ngày lao động trong tháng, rồi nhân số ngày thực làm việc. Thu nhập tăng thêm theo năm bằng tổng thu nhập tăng thêm từng tháng chia cho số tháng làm việc.
Ông Nguyễn Minh Hiếu là Giám đốc Bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa II. Với cách tính tiền thu nhập tăng thêm như trên, thì không khó để trả lời cho câu hỏi: "Tiền thu nhập tăng thêm vào túi ai nhiều nhất?".

Bác sỹ Hoàng Công Lương quyết tâm có mặt tại tòa vào ngày mai

Đến thời điểm này bác sỹ Hoàng Công Lương vẫn cố gắng và thể hiện sự quyết tâm có mặt tại phiên tòa vào ngày mai, 14/01/2019. Tuy nhiên chưa thể chắc chắn bác sĩ Lương sẽ có mặt tại tòa trong suốt thời gian xét xử.

Bac sy Hoang Cong Luong quyet tam co mat tai toa vao ngay mai
 Bác sỹ Hoàng Công Lương tại phiên tòa sơ thẩm tháng 5/2018.
Sau 1 tuần tạm hoãn phiên tòa xét xử vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do sự vắng mặt của bị cáo Hoàng Công Lương, phiên tòa sẽ mở lại vào ngày mai, 14/01/2019.

Làng câu cá ngừ đại dương kiếm 1.000 tỷ mỗi năm ở miền Trung

Với hơn 6.000 ngư dân, xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định) được coi là làng câu cá ngừ đại dương lớn nhất cả nước. Tổng sản lượng nơi đây đánh bắt lên tới 10.000 tấn/năm.

Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung
Từ lâu, làng chài xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) nổi tiếng với "binh đoàn tàu xa bờ" công suất lớn với hàng nghìn ngư dân gắn bó với nghề câu cá ngừ đại dương. Vào mỗi mùa trăng hàng tháng, hơn 1.000 tàu thuyền xa bờ trở về cập cảng Tam Quan bán cá ngừ đại dương cho thương lái. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-2
"Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương, chúng tôi tập kết lên tàu 3.000 lít dầu diesel, 100 kg gạo cùng lương thực, nước uống, 20 kg dây cước Nhật Bản, hơn 100 lưỡi câu, vài móc sắt inox và 4 cây tre già rắn chắc làm cần câu quanh tàu. Muốn bắt cá ngừ đại dương, ngư dân phải dùng mực xà tươi để làm mồi nhử", thuyền trưởng La Văn Nhược hơn 15 năm gắn bó với nghề cho hay. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-3
Mỗi năm ngư dân xã Tam Quan Bắc có 11 chuyến biển đánh bắt cá ngừ đại dương (mỗi chuyến khoảng 25 ngày). Để bắt được loại cá này, mọi người phải thả sợi cước gắn lưỡi câu móc mực xà tươi xuống biển sâu 60-100 m. "Từ lúc cá cắn câu đến khi đưa được lên khoang tàu, anh em ngư dân mất khoảng 30 phút", thuyền trưởng Nguyễn Sang (ngụ xã Tam Quan Bắc) chia sẻ. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-4
Theo ngư dân địa phương, trong số 11 chuyến biển hàng năm, họ từng câu được con cá ngừ đại dương vây vàng lên đến 130 kg. Thỉnh thoảng một số ngư dân làng chài cũng câu được cá ngừ vây xanh 200 đến 300 kg. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-5
Nhiều người hợp sức khiêng cá ngừ đại dương từ khoang tàu lên bờ. Lão ngư Trần Văn Thành (ngụ xã Tam Quan Bắc), thổ lộ chuyến biển được xem là "thắng lớn" trở về khoang tàu có từ 2 đến 3 tấn cá ngừ đại dương, bán cho thương lái thu về hơn 300 triệu đồng. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-6
 Ngư dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) tập kết cá ngừ đại dương lên bờ ở cảng Quy Nhơn bán cho thương lái.
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-7
Theo giá thị trường hiện hay, mỗi kg cá ngừ đại dương (tùy theo chất lượng thịt tươi sống) bán cho thương lái dao động từ 80.000 đến 120.000 đồng. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-8
Cá ngừ đại dương được tập kết lên xe tải lạnh đưa đến các nhà máy chế biến ở các tỉnh miền Trung phục vụ xuất khẩu. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-9
Các chuyên gia Nhật Bản lấy mẫu đánh giá thịt cá ngừ đại dương tại Công ty Thủy sản Bình Định. Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch huyện Hoài Nhơn, cho biết thêm xã Tam Quan Bắc có khoảng 1.150 tàu cá xa bờ với hơn 6.000 ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng mỗi năm 10.000 tấn, doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-10
Cá ngừ đại dương Bình Định được gắn mã số xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản. Theo ông Công, nghề câu cá ngừ đại dương không chỉ làm thay đổi đời sống của người dân nơi đây mà còn tạo động lực phát triển một số ngành nghề khác như: Thu mua, chế biến thủy sản, đóng, sửa chữa tàu, cơ khí, dịch vụ cung ứng nhiên liệu, đá lạnh, thực phẩm. 
Lang cau ca ngu dai duong kiem 1.000 ty moi nam o mien Trung-Hinh-11

Theo Hiệp Hội cá ngừ đại dương Việt Nam, cả nước hiện có 35.000 ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương, chủ yếu tập trung ở ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Sản lượng đánh bắt mỗi năm đạt khoảng 17.000 tấn, riêng xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có hơn 6.000 ngư dân đánh bắt đạt sản lượng 10.000 tấn mỗi năm được xem là làng chài đánh bắt cá ngừ đại dương lớn nhất miền Trung. 

Theo lãnh đạo huyện Hoài Nhơn, từ lâu xã Tam Quan Bắc được ví như "thủ phủ" nghề câu cá ngừ đại dương. Địa phương là làng câu cá ngừ đại dương lớn nhất miền Trung nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế biển. Do chuyến biển kéo dài cả tháng trên biển, ngư dân đánh bắt, bảo quản chưa đúng kỹ thuật nên khi cá ngừ đại dương đưa vào bờ thường bị thương lái mua giá thấp, 80.000 đến 130.000 đồng mỗi kg.

Giá thu mua mỗi kg cá ngừ đại dương đạt tiêu chuẩn làm sashimi của Nhật Bản tối thiểu là 12 USD, cao nhất tới 35 USD, trong khi giá cá ngừ Bình Định hiện chỉ khoảng 4-5 USD, chưa đủ tiêu chuẩn để chế biến sashimi. Do vậy sản phẩm cá ngừ đại dương Bình Định chủ yếu xuất khẩu (dạng phi lê đông lạnh) sang các nước là EU, Mỹ, Trung Quốc... với giá thấp hơn nhiều so với xuất khẩu nguyên con sang Nhật Bản để chế biến sashimi.