Bật mí kinh hoàng về quả bom truyền thuyết mạnh nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Cho đến nay, bom Sa hoàng - loại bom truyền thuyết vẫn là mạnh nhất lịch sử loài người và cũng là vũ khí hạt nhân lớn nhất mà con người từng kích nổ.

Bom Sa hoàng (Tsar Bomba) - loại bom truyền thuyết được kích nổ lúc 11h32 ngày 30/10/1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha, phía bắc Vòng Bắc Cực trên hòn đảo Novaya Zemlya tại Biển Arctic. Tính đến nay, đây vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất và là vũ khí hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Liên Xô đã phát triển, sản xuất một quả bom Sa hoàng - quả bom nhiệt hạch AN602 có lượng nổ 100 Megaton (100 triệu tấn TNT). Tuy nhiên, đương lượng nổ đã được giảm đi một nửa, xuống còn 50 Megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ sẽ bị phát tán. Chỉ 1 quả bom loại này có sức hủy diệt tương đương 3.800 quả bom hạt nhân thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Bat mi kinh hoang ve qua bom truyen thuyet manh nhat lich su
 Bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là vũ khí hạt nhân lớn nhất mà con người từng kích nổ từ trước đến nay.
"Đám mây hình nấm tạo ra từ vụ nổ cao khoảng 6 km và rộng 4 km. Vũ khí hạt nhân này gây bỏng mức độ 3 trong bán kính cách nơi xảy ra vụ nổ hàng trăm km", Tổ chức Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân hoàn toàn cho biết trên website của tổ chức này về vụ nổ bom Sa hoàng trên.
Theo thiết kế, bom Sa hoàng là một quả bom nhiệt hạch ba giai đoạn. Trong đó, 2 giai đoạn đầu tương tự như bom nhiệt hạch của Mỹ. Tuy nhiên, giai đoạn thứ ba của quả bom này chính là việc năng lượng nhiệt hạch tạo ra từ vụ nổ đầu tiên sẽ được sử dụng để kích thích một vụ nổ nhiệt hạch thứ hai, có sức công phá lớn hơn rất nhiều lần.
Thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển máy bay ném bom Tu-95V đã sửa đổi đặc biệt để chở bom Sa hoàng đến bán đảo Kola để thử nghiệm vào ngày 30/10/1961. Một máy bay quan sát Tu-16 tháp tùng Tu-95V với nhiệm vụ lấy các mẫu trên không và quay phim vụ thử nghiệm. Tham gia nhiệm vụ này, 2 máy bay đều được sơn phản quang trắng đặc biệt để hạn chế thiệt hại do nhiệt từ vụ nổ vũ khí hạt nhân. Sau khi quả bom Sa hoàng được kích nổ, sóng xung kích từ vụ nổ khiến máy bay Tu-95 do Thiếu tá Durnovtsev chỉ huy bị rơi tự do. Sau khi máy bay bị rơi độ cao khoảng 1.600m, Thiếu tá Durnovtsev mới có thể kiểm soát máy bay trở lại. Tuy nhiên, lớp sơn trên cả 2 máy bay trên bị đốt cháy hoàn toàn. Kể từ đó cho đến nay, Tsar Bomba vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất từng được con người chế tạo trong lịch sử nhân loại.
Video vụ thử bom hạt nhân Tsar Bomba ngày 30/10/1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha (nguồn: Youtube):

8 vật tiềm ẩn nguy cơ phát nổ ngay cạnh con người

(Kiến Thức) - Đó là các vật dụng thường ngày, thậm chí nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát nổ với sức phá hủy khủng khiếp. 
 

8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi
Đó là các vật dụng thường ngày, thậm chí nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát nổ với sức phá hủy khủng khiếp. 1. Bom, mìn: Ở Việt Nam, tai nạn do bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh còn sót lại khá phổ biến. Báo Tiền Phong tháng 4/2007 dẫn nguồn tin từ Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn thuộc Bộ Tư lệnh Công binh cho biết trên lãnh thổ nước ta vẫn còn khoảng 600.000 tấn bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh sót lại. Ảnh: Vietnamplus.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-2
  Những thứ này thường khiến người ta bị thương bị chết thương tâm khi tháo dỡ, cưa nó để bán phế liệu. Cũng theo bài báo của báo Tiền Phong đã nói trên, từ năm 1975 đến năm 2000, ở nước ta ước tính có 42.135 người tử vong và 62.163 người bị thương vì bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại. Ảnh: VTC. 
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-3
 2. Hàn, cắt kim loại: Sau bom mìn, quá trình hàn, cắt kim loại cũng là một việc dễ dẫn đến cháy nổ. Theo website daihocpccc.edu.vn, khi hàn cắt kim loại thường phát sinh các hạt kim loại nóng chảy (có nhiệt độ trên 1.000°C) bắn ra xung quanh rất dễ gây cháy nếu gặp các vật liệu dễ cháy như vải, giấy, nệm mút (nhiệt độ bắt cháy từ 250°C). Ảnh: Nld.com.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-4
 3. Điện thoại di dộng: Điện thoại di động ngày nay là một vật rất phổ biến nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Mấy năm gần đây đã có nhiều vụ điện thoại phát nổ khiến người sử dụng bị thương. Nguyên nhân gây nổ điện thoại là vì pin điện thoại sau một thời gian dài sử dụng quá tải hoặc không đạt chuẩn sẽ bị phồng lên. Theo thời gian, khi vượt quá giới hạn, viên pin sẽ nóng lên nhanh chóng, trong điều kiện đó, chất Lithium trong pin sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và gây cháy nổ. Ảnh: Thegioididong.com.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-5
 4. Bếp gas: Hiện nay, bếp gas là vật dụng được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nguy hiểm tiềm tàng mà nó mang lại khi đã có nhiều vụ nổ bình gas thảm khốc xảy ra. Khi khí gas bị rò rì kết hợp với Oxy trong không khí sẽ tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Lúc này, chỉ cần nhiệt độ cao hoặc một tia lửa nhỏ phát ra cũng có thể gây ra vụ nổ lớn. Ảnh: Internet.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-6
 5. Nước hoa: Có thể bạn cảm thấy kỳ quái nhưng nước hoa cũng là một thứ dễ gây cháy nổ. Website Bvntd.com cho biết: Nước hoa được chiết xuất một phần từ các tinh dầu tự nhiên, các chất bay mùi và dầu mỏ dễ dàng gây cháy. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 50 độ C, nước hoa có thể tự động phát nổ. Ngoài ra, khi nước hoa tiếp xúc với lửa sẽ dễ dàng bốc cháy và bùng phát.

Top 8 vụ nổ kinh hoàng gây chấn động lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Nhiều vụ thử bom hạt nhân kinh hoàng, với lượng nổ hàng chục megaton TNT là các vụ nổ gây chấn động lịch sử do con người tiến hành.

Top 8 vu no kinh hoang gay chan dong lich su nhan loai
Ngày 30/10/1961, Liên Xô đã cho nổ vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử. Bom hạt nhân Tsar Bomba (bom Sa hoàng) có sức công phá khủng khiếp, lớn gấp 3.000 lần so với bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima. Vụ thử bom nguyên tử này đã gây thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000 km.