Bát hiếm của vua Khang Hy được dự đoán phá kỷ lục đấu giá

Một trong ba cái bát duy nhất còn tồn tại của vua Khang Hy được dự đoán chạm mức 25,6 triệu USD, thậm chí có thể phá kỷ lục đấu giá đồ gốm sứ Trung Hoa.

Nhà đấu giá Sotheby's hôm 1/3 cho biết bát của vua Khang Hy có đường kính 14,7 cm, được tráng men pháp lam (loại men kết hợp kỹ thuật Trung Hoa và phương Tây). Mặt ngoài bát được trang trí hình hoa, bao gồm hoa thủy tiên vàng vốn không phổ biến trên đồ gốm sứ Trung Hoa.
Theo AFP, nhà đấu giá Hong Kong đã chứng kiến làn sóng chi tiền "điên cuồng" từ các nhà sưu tầm châu Á trong những năm qua. Họ tranh nhau hàng loạt món đồ quý hiếm gồm kim cương, túi xách và đồ gốm sứ cổ, với nhiều mức giá lập kỷ lục thế giới.
Cận cảnh chiếc bát được cho là rất hiếm từ thời vua Khang Hy. Ảnh: AFP/Getty.
Cận cảnh chiếc bát được cho là rất hiếm từ thời vua Khang Hy. Ảnh: AFP/Getty. 
Sotheby's kỳ vọng chiếc bát có niên đại nhà Thanh, được vua Khang Hy sử dụng trong thập niên 1720, sẽ tiếp tục làm nên lịch sử trong buổi đấu giá ngày 3/4.
"Chắc chắn chúng ta sẽ thấy các nhà sưu tầm gốm sứ Trung Hoa quan trọng nhất gọi giá tích cực", Phó chủ tịch Sotheby's châu Á Nicolas Chow nói. "Chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến lần này".
Chiếc bát được chế tạo bởi các thợ thủ công tại xưởng của hoàng gia nằm trong Tử Cấm Thành. Họ được sự trợ giúp của các tu sĩ Dòng Tên với những kỹ thuật và nguyên liệu mới từ châu Âu, theo Sotheby's.
Năm 2017, một chiếc bát có tuổi đời 1.000 năm, từ thời nhà Tống ở Trung Quốc được bán ra với mức giá 37,7 triệu USD, thiết lập kỷ lục đấu giá đồ gốm sứ Trung Hoa.
Mức giá này đã vượt qua kỷ lục 36,05 triệu USD, thiết lập vào năm 2014, cho một chiếc cốc uống rượu thời Minh. Người mua được chiếc cốc là một doanh nhân tại Thượng Hải.

Bộ 3 "chúa cảnh" hét giá hơn 5 tỷ trước Tết giờ ra sao?

Bộ 3 cây cảnh mai, me, tường vi "làm cao" hét giá hơn 5 tỷ đồng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đến nay vẫn tiếp tục chào hàng, chưa có người mua.

Trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, giới chơi cây cảnh tại Sài Gòn sôi sùng sục bởi bộ 3 "chúa cảnh" mai, me, tường vi có thế độc lạ, được hét giá hơn 5 tỷ dồng. Ai cũng muốn được sở hữu một trong 3 loại cây này, tuy nhiên vì giá quá "chát" mà ngậm ngùi bỏ qua.
Trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, giới chơi cây cảnh tại Sài Gòn sôi sùng sục bởi bộ 3 "chúa cảnh" mai, me, tường vi có thế độc lạ, được hét giá hơn 5 tỷ dồng. Ai cũng muốn được sở hữu một trong 3 loại cây này, tuy nhiên vì giá quá "chát" mà ngậm ngùi bỏ qua. 
Đến hiện tại, sau Tết Nguyên đán, nhiều người vẫn không khỏi tò mò về số phận của 3 loại cây cảnh tiền tỷ. Nhưng khi PV thực địa tại các nhà vườn, mới phát hiện 3 cây "chúa cảnh" vẫn tiếp tục "chào hàng" vì chưa có người mua.
 Đến hiện tại, sau Tết Nguyên đán, nhiều người vẫn không khỏi tò mò về số phận của 3 loại cây cảnh tiền tỷ. Nhưng khi PV thực địa tại các nhà vườn, mới phát hiện 3 cây "chúa cảnh" vẫn tiếp tục "chào hàng" vì chưa có người mua.
Cây mai hơn 100 tuổi, được một nhà vườn tại cầu Gò Dưa, đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TP.HCM hét giá 600 triệu đồng trước Tết Nguyên đán vẫn "ế sưng".
 Cây mai hơn 100 tuổi, được một nhà vườn tại cầu Gò Dưa, đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TP.HCM hét giá 600 triệu đồng trước Tết Nguyên đán vẫn "ế sưng".
Hiện, cây mai đang nở rộ, lộc non đâm chồi sum suê.
 Hiện, cây mai đang nở rộ, lộc non đâm chồi sum suê.
Cánh mai rụng đầy gốc.
 Cánh mai rụng đầy gốc.
Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, một nhà vườn sở hữu 2 cây me và tường vi giá bạc tỷ thường xuyên được nhiều người ghé thăm hỏi. Tuy nhiên, đến hiện tại, chung "số phận" với cây mai nửa tỷ đồng, me và tường vi chưa tìm được chủ mới. Ông Võ Văn Hai (50 tuổi), chủ vườn cảnh cho biết: "Hai 'chúa cảnh' này đều có người trả giá khá cao nhưng vẫn chưa bán vì chưa đạt đúng giá tôi đặt ra".
 Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, một nhà vườn sở hữu 2 cây me và tường vi giá bạc tỷ thường xuyên được nhiều người ghé thăm hỏi. Tuy nhiên, đến hiện tại, chung "số phận" với cây mai nửa tỷ đồng, me và tường vi chưa tìm được chủ mới. Ông Võ Văn Hai (50 tuổi), chủ vườn cảnh cho biết: "Hai 'chúa cảnh' này đều có người trả giá khá cao nhưng vẫn chưa bán vì chưa đạt đúng giá tôi đặt ra".
Cây tường vi được ra giá 1,2 tỷ đồng trước Tết.
 Cây tường vi được ra giá 1,2 tỷ đồng trước Tết.
Gốc lớn, có nhiều lỗ hổng tạo nên sự đặc biệt cho cây.
 Gốc lớn, có nhiều lỗ hổng tạo nên sự đặc biệt cho cây.
Theo ông Hai, trước Tết có người trả giá 900 triệu đồng nhưng ông không đồng ý bán. "Cây này 1,2 tỷ là còn rẻ. Vì đây là cây ghép, ngọn tường vi nhưng gốc đinh lăng. Nếu nó là tường vi gốc thì giá phải gấp đôi thế này", ông Hai khẳng định.
 Theo ông Hai, trước Tết có người trả giá 900 triệu đồng nhưng ông không đồng ý bán. "Cây này 1,2 tỷ là còn rẻ. Vì đây là cây ghép, ngọn tường vi nhưng gốc đinh lăng. Nếu nó là tường vi gốc thì giá phải gấp đôi thế này", ông Hai khẳng định.
Cạnh cây tường vi là cây me 3,5 tỷ "khét tiếng" tại đất Sài Gòn. Và hiện cây này vẫn chưa có chủ vì giá quá "chát".
 Cạnh cây tường vi là cây me 3,5 tỷ "khét tiếng" tại đất Sài Gòn. Và hiện cây này vẫn chưa có chủ vì giá quá "chát".
Thế độc lạ như một chú voi con với nhiều khối u lớn, cây me được nhiều người trả giá bạc tỷ. Giá cao nhất được đưa ra là 2,6 tỷ đồng nhưng ông Hai vẫn chưa bán vì cảm thấy quá "bèo", không bõ công sức chăm trồng.
 Thế độc lạ như một chú voi con với nhiều khối u lớn, cây me được nhiều người trả giá bạc tỷ. Giá cao nhất được đưa ra là 2,6 tỷ đồng nhưng ông Hai vẫn chưa bán vì cảm thấy quá "bèo", không bõ công sức chăm trồng.
Theo vị chủ vườn giàu kinh nghiệm này, ông sẽ không bớt giá dù chỉ một ít: "Năm nay không bán được thì để năm sau, năm sau không được thì năm sau nữa. Giá không được trả hợp lý thì để vậy mãi luôn chứ tôi nhất định không bán với giá bèo".
 Theo vị chủ vườn giàu kinh nghiệm này, ông sẽ không bớt giá dù chỉ một ít: "Năm nay không bán được thì để năm sau, năm sau không được thì năm sau nữa. Giá không được trả hợp lý thì để vậy mãi luôn chứ tôi nhất định không bán với giá bèo".

Người dân tấp nập sắm đồ lễ cúng rằm tháng Giêng

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã sắm sửa hương hoa, lễ trà, mâm cỗ để tỏ lòng thành kính dâng lên tổ tiên, ông bà.

Với quan niệm "Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng", từ sáng sớm, rất nhiều người Hà Nội đã dậy sớm chuẩn bị mua đồ lễ để cúng rằm tháng Giêng. Đây là rằm đầu tiên của năm mới nên người dân mua sắm nhiều đồ cúng hơn.
 Với quan niệm "Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng", từ sáng sớm, rất nhiều người Hà Nội đã dậy sớm chuẩn bị mua đồ lễ để cúng rằm tháng Giêng. Đây là rằm đầu tiên của năm mới nên người dân mua sắm nhiều đồ cúng hơn.