Trước đó năm 2022, VSIP đạt tới 2.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2023 lại giảm 25% so năm trước. ROE cũng giảm từ mức 16,73% của 2022 xuống 11,74%.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, vốn chủ sở hữu của VSIP tăng thêm 2.354 tỷ lên 16.503 tỷ đồng. Tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) cải thiện từ mức 3,13% của cùng kỳ lên 6,61%.
Cũng cần nhấn mạnh, nợ phải trả của VSIP cũng gấp 1,16 lần vốn chủ sở hữu, cao hơn mức 0,73 lần của cùng kỳ, tương ứng nợ phải trả tới 19,143 tỷ đồng. Trong đó dư nợ trái phiếu chiếm 3.000 tỷ đồng.
Hiện VSIP đang lưu hành 3 lô trái phiếu với kỳ hạn 7 năm, trong đó có một lô phát hành năm 2021 và hai lô phát hành năm 2023.
VSIP được thành lập bởi sự hợp tác giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC, HOSE: BCM) và Sembcorp Development Ltd. (Singapore).
VSIP trước đó có vốn điều lệ gần 1.623 tỷ đồng, trong đó Becamex sở hữu 49% vốn điều lệ và Sembcorp Development nắm giữ 51% vốn.
Tuy nhiên, hồi tháng 11/2023, BCM đã thông qua việc góp tăng vốn điều lệ cho VSIP. Theo đó, phần vốn tăng thêm là gần 1.056 tỷ đồng, trong đó Becamex IDC sẽ góp thêm hơn 517 tỷ đồng.
Dự kiến sau khi thay đổi, vốn điều lệ của VSIP đạt hơn 2.678 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của Becamex IDC vẫn là 49%. Thời hạn góp vốn trong quý 4/2023.