Bắt đầu cưỡng chế ở Sóc Sơn: Không có nhà Mỹ Linh

Cơ quan chức năng bắt đầu cưỡng chế 20 công trình vi phạm đất rừng ở thôn Lâm Trường nhưng nhà ca sỹ Mỹ Linh không có trong danh sách này.

Ngày 25/4/2019, lực lượng chức năng UBND huyện Sóc Sơn - TP. Hà Nội vẫn đang tiếp tục cưỡng chế 20 công trình thuộc thôn Lâm Trường, xã Minh Phú nằm trong danh sách vi phạm đất rừng giai đoạn 2017 - 2018.
Trong đó, 7 công trình sẽ bị cưỡng chế xong từ nay đến ngày 30/4, 13 công trình còn lại sẽ cưỡng chế trong tháng 5/2019, dự kiến hoàn thành trước ngày 13/5.
Tại đợt cưỡng chế này, không có tên của gia đình ca sỹ Mỹ Linh. Mặc dù, trước đó, lãnh đạo Thanh tra TP. Hà Nội cho biết, phần lớn diện tích nhà của nữ ca sỹ này nằm trong quy hoạch rừng nhưng UBND xã Minh Phú.
Bat dau cuong che o Soc Son: Khong co nha My Linh
Một trong những công trình nằm trong danh sách bị phá dỡ ở thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội trong đợt này (Ảnh Dân trí). 
Việc cấp sổ đỏ của cơ quan chức năng cho vợ chồng ca sỹ Mỹ Linh cũng trái quy định.
Trao đổi với Đất Việt, một cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong đợt cưỡng chế này cho biết, vi phạm của nhà ca sỹ Mỹ Linh vào năm 2009, không thuộc giai đoạn 2017 - 2018 nên không có tên trong danh sách cưỡng chế đợt này.
Trong đợt cưỡng chế này, danh sách chủ yếu là nhà dân còn những khu nghỉ dưỡng sẽ được xem xét cưỡng chế trong giai đoạn sau.
Trong 2 ngày 23 - 24/4/2019, lực lượng đã phá dỡ được 3 công trình nhà dân với diện tích khoảng hơn 100m2.
Điều này khiến cho nhiều người dân có trong danh sách đợt cưỡng chế đang thực hiện thấy không hài lòng. Theo họ, những vi phạm tồn tại lâu hơn cần được xử lý trước.
"Chúng tôi được thông báo thời gian cưỡng chế nên đã chủ động chuyển đồ đạc đi từ mấy ngày hôm nay. Quan điểm chung là không chống đối, chỉ có điều thấy khó hiểu là sao những công trình vi phạm lâu hơn lại chưa được xử lý, hay xử lý sau nhà của chúng tôi" - một người dân có nhà bị cưỡng chế hôm 24/4 nói.
Bat dau cuong che o Soc Son: Khong co nha My Linh-Hinh-2
Hình ảnh phát dỡ công trình vi phạm đất rừng Sóc Sơn ngày 24/4 (Ảnh Dân trí). 
Giữa tháng 3/2019, Thanh tra TP. Hà Nội đã ban hành kết luận thanh tra, nêu rõ từ năm 2006 đến nay, địa bàn huyện Sóc Sơn có gần 1.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng, xâm phạm đất rừng, riêng ở xã Minh Phú và xã Minh Trí có 659 công trình vi phạm.
Danh sách những cá nhân phải chịu trách nhiệm về vi phạm ở Sóc Sơn suốt hơn 10 năm qua lên tới con số cả trăm người.
Ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết: “Trong số đó có cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý, có những cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý. Chúng tôi sẽ tổng hợp để báo cáo với Ủy ban kiểm tra Thành ủy để có kế hoạch xử lý sớm theo đúng chỉ đạo của thành phố".

10 mẫu nhà ống lệch tầng phổ biến nhất hiện nay

(Kiến Thức) - Ưu điểm của các mẫu nhà ống lệch tầng là sự đa dạng về không gian nội thất, kết nối giữa các tầng ngắn hơn so với cách thiết kế nhà thông thường.

10 mau nha ong lech tang pho bien nhat hien nay
Mẫu nhà ống lệch tầng đẹp thanh thoát với các hoa văn mềm mại. Tầng 1 sử dụng cửa kính trong suốt lấy ánh sáng. Ảnh: Ytuongnhadep. 

Hình ảnh biệt thự nguy nga mọc trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

Hàng chục nghìn m2 đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị san ủi xây dựng biệt thự, khu nghỉ dưỡng sinh thái. UBND TP Hà Nội yêu cầu thanh tra toàn diện.

Huyện Sóc Sơn đang giải quyết vi phạm trật tự xây dựng tại các xã Phú Minh, Phú Cường, Phù Lỗ, Minh Phú và Minh Trí. Trong đó, có 45 công trình xây dựng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ tại xã Minh Trí và Minh Phú.

22 công trình "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn bất động chờ "lệnh"

Liên quan đến việc xử lý vi phạm đối với 22 công trình "xẻ thịt" đất rừng phòng hộ Sóc Sơn ở xã Minh Trí, ông Dương Văn Nhuận, chủ tịch xã này cho rằng đang chờ kết luận thanh tra rồi mới quyết định cưỡng chế hay không?

Lỗi do quy hoạch
Trả lời Tiền Phong về 22 công trình vi phạm trên đất rừng phòng hộ ở Minh Trí (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), ông Dương Văn Nhuận, chủ tịch xã Minh Trí cho rằng, 22 công trình này khác với 18 công trình ở Minh Phú là vì dân vào ở trước còn rừng có sau.