Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt tạm giam 2 bị can để phục vụ điều tra về tội 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ' liên quan đến dự án Hạc Thành Tower.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành lệnh bắt tạm giam 2 bị can gồm ông Nguyễn Bá Hùng (SN 1966), nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính, hiện là Bí thư Huyện ủy Như Xuân và Văn Xuân Hùng (SN 1959), nguyên Trưởng phòng Quản lý công sản giá cả - Sở Tài chính.
Hai bị can này bị bắt để phục vụ điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình Hạc Thành Tower TP Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Bá Hùng, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính, hiện là Bí thư Huyện ủy huyện Như Xuân.
Trước đó, Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án tại dự án Hạc Thành Tower, TP Thanh Hóa và làm rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan.
Ngày 17/2/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao thanh tra tổng thể về quy hoạch đất đai, trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng đối với 12 dự án sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2021, trong đó có dự án Hạc Thành Tower.
Văn bản này nêu rõ, thanh tra tỉnh phải xác định cụ thể trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm (nếu có). Trên cơ sở đó, có kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý đối với từng nội dung sai phạm và báo cáo chủ tịch tỉnh kết quả thực hiện và chỉ đạo những nội dung vượt thẩm quyền.
Sau gần 1 tháng vào cuộc thanh tra, ngày 7/3, UBND tỉnh Thanh Hóa bất ngờ có văn bản thay đổi dự án thanh tra. Theo đó, dự án Hạc Thành Tower được đưa ra khỏi danh sách thanh tra và thay thế thành một dự án khác.
Hà Tĩnh: Chủ máy cày bị đánh nhập viện vì cho thuê rẻ hơn
Do ghen tức việc ông T. được nhiều người thuê cày ruộng hơn mình, Tuấn đã rủ người đang đêm dùng dao, gậy hành hung ông T. bị thương phải nhập viện.
Ngày 23/7, Công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Tuấn (SN 1985) và Bùi Ánh Dương (SN 1985, cùng trú xã Tân Lộc, Lộc Hà) về tội “Cố ý gây thương tích”, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam đối với Bùi Văn Tuấn.
Cảnh sát mật phục 3 ngày để bắt nhóm tạt sơn vào quán ăn ở TPHCM
Từ tin báo của chủ quán ăn về việc liên tiếp bị tạt sơn, Công an quận Bình Tân (TPHCM) vào cuộc điều tra và bắt giữ 2 nghi phạm sau 3 ngày mật phục.
Ngày 22/7, Công an quận Bình Tân (TPHCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Lê Minh Thiện (22 tuổi, ngụ quận 1) và Kiên Nguyễn Việt Ân (19 tuổi, quê Tiền Giang) để điều tra về hành vi Cố ý làm hư hỏng tài sản.
Thuyền trưởng tàu chìm: "Đau xót vì quá nhiều người chết trên biển"
Sau nhiều giờ vượt biển, tàu 466 Vùng 4 Hải quân đã tiếp cận tàu chở hàng nước ngoài, đón 5 ngư dân Bình Thuận đưa về bờ. Các ngư dân dù được cứu nhưng không giấu được nỗi buồn khi chứng kiến các bạn thuyền tử nạn.
5 thuyền viên sức khỏe ổn định, đang được đưa về bờ
Sáng 23/7, trao đổi P.V VietNamNet, đại diện Ban Tuyên huấn, Vùng 4 Hải quân đóng tại Khánh Hòa cho biết, 20h hôm qua, tàu 466 thuộc Hải quân đã tiếp cận tàu chở hàng nước ngoài, làm thủ tục tiếp nhận 5 thuyền viên ngư dân Bình Thuận.
Khi đến nơi, lực lượng Hải quân dùng xuồng sang tàu hàng để đưa các ngư dân qua tàu Hải quân an toàn. Hiện, các thuyền viên sức khỏe ổn định, đang hồi phục. Tàu Hải quân đang trên hành trình trở về bờ, dự kiến 21h hôm nay sẽ đến vịnh Cam Ranh, và sẽ tổ chức bàn giao cho cơ quan chức năng cùng gia đình vào sáng 24/7.
Tàu 466 cơ động tiếp cận tàu hàng BUFFALO để đưa 5 thuyền viên về bờ. Ảnh: Tàu 466
Sáng qua, tàu chở hàng Buffalo trên hành trình Ai Cập đi Trung Quốc, khi cách Nha Trang 240 hải lý về phía đông đã phát hiện 5 ngư dân trên thuyền thúng đã tiếp cận, cứu vớt. Đây là 5 thuyền viên đã nhảy xuống thuyền thúng khi tàu đánh cá Bình Thuận bị chìm, hôm 10/7. Đó là thuyền trưởng Bùi Văn Toàn, 50 tuổi; các thuyền viên Nguyễn Văn Mỹ, 58 tuổi; Bùi Văn Vinh, 42 tuổi; Lê Văn Dũng, 36 tuổi và Nguyễn Thành La, 40 tuổi.
Ngư dân được bác sĩ quân y chăm sóc y tế trên tàu 466 sau khi tiếp nhận từ tàu hàng. Ảnh: 466
Sau khi được cứu, thuyền viên Nguyễn Thành La, 40 tuổi, cho biết ông cùng 7 người khác ở trên thuyền thúng. Sau nhiều ngày lênh đênh, trôi dạt trên biển thì có 3 người kiệt sức, đành phải thả thi thể xuống biển (không rõ vị trí).
Xót xa chứng kiến bạn thuyền chết vì kiệt sức
Sau khi được tàu nước ngoài cứu và được chăm sóc, sức khỏe của các ngư dân đang hồi phục, tinh thần dần ổn định. “Chúng tôi được sống lại thêm lần nữa, nhờ có tàu cứu, nhưng đau xót chỉ cứu người sống, còn đồng nghiệp đã không còn”, ông Bùi Văn Toàn, thuyền trường tàu cá BTh 97478 TS, nói.
Bà Trần Thị Phượng, vợ thuyền trưởng Toàn “đứng ngồi không yên” khi nghe tin tàu chồng gặp nạn. Ảnh: An Phước
Ngày 21/6, tàu cá của ông Toàn với 15 thuyền viên xuất bến tại TP Phan Thiết, vươn khơi. Sau 20 ngày đánh bắt, tàu trên đường trở về bờ thì gặp giông gió. Từng cột sóng cao 4 m liên tục vỗ mạnh vào mạn tàu, nước tràn bên trong. Mọi người chia nhau bơm, tát nước, nhưng tàu chìm rất nhanh, đành bất lực. Lúc này, 15 thuyền viên đã bỏ hai thuyền thúng xuống biển, chia làm hai nhóm thoát thân. Ông Toàn cùng 7 thuyền viên khác lên một thuyền thúng. Thúng khác có 7 thành viên. Sau thời gian chống chọi với sóng dữ, hai thuyền thúng bị lạc nhau.
Nhiều ngày trôi dạt trên biển trong điều kiện sóng gió, đói và khát, khiến mọi người kiệt sức dần, có khi họ phải hớp đỡ nước biển cho bớt khô họng. Khi trời mưa, họ hứng nước uống cầm hơi, hy vọng có tàu đi qua phát hiện để cứu. Khi đó, mọi người phải động viên nhau để vượt qua.
Tuy nhiên, ba đồng nghiệp của ông đã không cầm cự được, kiệt sức rồi qua đời. “Chúng tôi đau xót phải thả thi thể anh em xuống biển, chứ không còn cách khác”, ông Toàn nói.
Ông cho biết, thúng nhỏ quá, tám người chứa không hết; những người nào còn sống chỉ cứu mạng, chứ người chết thì không thể giữ được.
Thuyền viên Nguyễn Thành Luyến gặp gỡ người thân tại quê nhà Bình Thuận sau chuyến biển định mệnh. Ảnh: Châu Ngọc
Theo ông Toàn, suốt thời gian trên biển, có nhiều tàu đi qua, họ liên tục la lớn, gọi khàn cả cổ họng, nhưng không ai nghe. Trải qua ngày thứ 12, có tàu hàng nước ngoài chạy qua, các ngư dân cố lấy sức la lớn với hy vọng được phát hiện, nhưng các thuyền viên tàu này không hay biết. Đến gần trưa, điều kỳ diệu cũng đến với họ khi tàu này quay trở lại, phát hiện các ngư dân rồi cứu vớt.
Ngoài biến cố lần này, cách đây 8 năm, ông Toàn cùng em trai là Bùi Văn Vinh, và anh em ông Nguyễn Thành La, Nguyễn Thành Luyến là những người từng gặp nạn khi tàu chìm ở biển Kê Gà (Bình Thuận). Khi đó, ông Toàn cùng các thuyền viên khác phải bám vào bè tre và các vật dụng nổi trên tàu, chơi với giữa biển khơi hơn chục giờ trong điều kiện biển động, sóng lớn. Sau đợt đó, các ngư dân nghỉ biển một thời gian, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ trở lại với nghề, rồi gặp nạn.
Trong khi đó, ở quê nhà Bình Thuận, thân nhân các ngư dân những ngày qua sống trong thấp thỏm, mong ngóng tin tức mỗi giờ. Vợ thuyền trưởng Toàn, bà Trần Thị Phượng “đứng ngồi không yên”. Bà Phượng liên tục nhận điện thoại hỏi thăm từ nhiều người thân, bạn bè sau khi tin tàu chồng bị nạn, cũng như thoát chết.
Dáng vẻ mệt mỏi, bà Phượng cho biết vừa nằm viện trở về sau khi trải qua phẫu thuật căn bệnh dạ dày, sức khỏe chưa ổn, phải nằm nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi nghe tin chồng cùng các thuyền viên bị nạn, bà cứ thao thức, lo lắng.
“Chỉ tới khi biết chồng được cứu tôi mới thở phào, nhưng buồn khi có nhiều bạn thuyền đã đi mà không trở về”, bà Phượng nói.