Bắt bác sĩ Hoàng Công Lương vì vi phạm quy định khám chữa bệnh

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến khẳng định quá trình điều tra vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình mới là ban đầu, cơ quan chức năng sẽ làm rõ còn liên quan đến ai nữa. 

Sáng 28/6, trả lời phóng viên về việc Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam gửi đơn kiến nghị lên Bộ trưởng Công an, cho rằng cơ quan điều tra bắt bác sĩ Hoàng Công Lương do liên quan đến vụ tai biến chạy thận khiến 8 người tử vong là chưa khách quan và thuyết phục, trung tướng Đỗ Kim Tuyến (Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), cho biết cơ quan Bộ chưa nhận được đơn, chỉ nắm thông tin qua báo chí.
Liên quan đến quá trình điều tra vụ việc, tướng Tuyến nói, Tổng cục cảnh sát đã cử các đơn vị chức năng gồm Viện khoa học hình sự, Văn phòng cơ quan CSĐT lên Hòa Bình, cùng công an tỉnh này tiến hành điều tra.
Bat bac si Hoang Cong Luong vi vi pham quy dinh kham chua benh
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến. Ảnh: Bá Chiêm. 
“Chúng tôi đã lấy toàn bộ mẫu phẩm của bệnh viện về giám định. Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự khẳng định trong nước có độc tố. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả 8 nạn nhân tử vong” - ông Tuyến nói.
Căn cứ tài liệu điều tra, ngày 22/6, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hoà Bình sau khi họp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, đã thống nhất khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam đối với bị can anh Bùi Mạnh Quốc (31 tuổi, ở Bắc Ninh) - Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh về tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, theo điều 109 của BLHS.
Bắt tạm giam anh Trần Văn Sơn (27 tuổi, ở Hoà Bình), cán bộ phòng vật tư, trang thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu qủa nghiêm trọng. Anh Sơn được cho là người có trách nhiệm liên hệ với các công ty sửa chữa thiết bị nhưng thiếu trách nhiệm.
Bat bac si Hoang Cong Luong vi vi pham quy dinh kham chua benh-Hinh-2
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, nơi xảy ra sự cố y khoa khiến 7 người tử vong. Ảnh: Hoàng Lam. 
Về trường hợp của bác sĩ Hoàng Công Lương, ông Tuyến cho hay, bác sĩ này đã chỉ định việc thực hiện điều trị hôm xảy ra sự việc. Ông Lương bị bắt theo điều 242 quy định về hành vi Vi phạm quy định khám chữa bệnh.
Lãnh đạo tổng cục Cảnh sát cho rằng đây mới là tài liệu điều tra ban đầu, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ làm rõ thêm vụ này còn liên quan đến ai nữa, có đủ điều kiện xử lý hình sự hay hành chính.
"Chúng tôi thấy cơ quan CSĐT của Hoà Bình khởi tố đảm bảo khách quan", tướng Tuyến khẳng định.
Ngày 26/6 giáo sư Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu Chống độc Việt Nam cùng một số người đã có đơn gửi Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ bất ngờ, hoang mang trước kết luận trên của cơ quan điều tra và cho rằng "không thuyết phục".
Hội Hồi sức Cấp cứu Chống độc đề nghị Bộ trưởng Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, kết luận khách quan để tránh oan sai, giúp cho những nhân viên y tế yên tâm phục vụ người bệnh.

VKS: Phải xử hình sự vụ “bị tù vì làm sứt mép bàn“

Liên quan đến vụ "bị tù vì làm sứt mép bàn", theo luật, nếu bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì bị cáo có thể được hưởng chế định nhân đạo này.

Liên quan đến vụ "bị tù vì làm sứt mép bàn", như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, việc các cơ quan tố tụng TP Phủ Lý (Hà Nam) khởi tố, truy tố, kết án bị cáo Lê Thị Trang về tội cố ý làm hư hỏng tài sản đang làm dư luận chú ý. Bởi lẽ Trang chỉ làm sứt mép mặt bàn đá trong lúc cãi vã nóng giận với bị hại (hiện bị hại dán keo và sử dụng bàn bình thường). Trang đã đền gấp đôi thiệt hại, đã giảng hòa với bị hại nhưng Trang vẫn bị xử lý hình sự và bị phạt đến 12 tháng tù...

Ảnh: Đại công trường xẻ núi bên vịnh Hạ Long

Công trường khai thác đá xuất hiện ở phường Hà Tu (TP Hạ Long, Quảng Ninh). Hàng trăm ôtô, máy xúc tập kết bên vịnh Hạ Long để khai thác đá.

Anh: Dai cong truong xe nui ben vinh Ha Long
Công trường khai thác đá xuất hiện ở phường Hà Tu (TP Hạ Long, Quảng Ninh).