Bắt bác sĩ cưỡng hiếp bệnh nhân trong phòng cách ly

Một vị bác sĩ ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ vừa bị bắt vì cáo buộc cưỡng hiếp bệnh nhân sốt xuất huyết, BBC cho biết hôm 9/9.

Video ngăn hiếp dâm, chính quyền Ấn Độ khuyên phụ nữ mặc váy (Nguồn video VTC):
Nạn nhân trong vụ bác sĩ cưỡng hiếp bệnh nhân trong phòng cách ly là một cô gái 21 tuổi được đưa vào phòng cách ly của bệnh viện Apollo ở TP Ahmadabad hôm 4/9, cảnh sát cho biết.
Ngoài vị bác sĩ, một nhân viên khác của bệnh viện cũng bị bắt vì cáo buộc trợ giúp bác sĩ thực hiện tội ác đáng lên án nói trên.
Theo lời cảnh sát địa phương, trước khi hành sự, viên bác sĩ đã cho nạn nhân uống thuốc liều cao để cô bất tỉnh.
Ngoài vị bác sĩ, một nhân viên khác của bệnh viện cũng bị bắt vì cáo buộc trợ giúp bác sĩ thực hiện vụ hiếp dâm. Ảnh: Times of India
Ngoài vị bác sĩ, một nhân viên khác của bệnh viện cũng bị bắt vì cáo buộc trợ giúp bác sĩ thực hiện vụ hiếp dâm. Ảnh: Times of India 
Giới chức bệnh viện Apollo cho hay họ đang hợp tác toàn diện với cảnh sát.
“Vì cuộc điều tra vẫn đang diễn ra nên chúng tôi không muốn bình luận về vụ việc” - trang tin NDTV dẫn lời ông Sandeep Joshi - một nhân viên bệnh viện Apollo cho biết.
Cũng theo NDTV, vị bác sĩ gây án nói trên vốn là một công dân Pakistan hành nghề bác sĩ tại Ấn Độ từ năm ngoái.
Nạn hiếp dâm và bất bình đẳng giới trở thành tâm điểm chú ý tại Ấn Độ trong những năm gần đây sau khi xảy ra vụ một nữ sinh viên bị hiếp dâm tập thể và sát hại năm 2010 tại New Delhi khiến cả thế giới rúng động.
Trước làn sóng phản đối dâng cao của người biểu tình, chính quyền nước này đã đề ra những luật lệ mới nghiêm khắc chống nạn hiếp dâm trên cả nước. Thế nhưng, các vụ tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ và trẻ em vẫn tràn lan.

Ảnh: Nữ Thủ tướng Anh rạng rỡ tại Hội nghị G20

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Anh Theresa May đã có mặt tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20
Các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh Theresa May, đang nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Trung Quốc. Ảnh: Bà Theresa May bước xuống sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, để chuẩn bị tham dự hội nghị. Ảnh: Getty. 

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-2
 Nữ Thủ tướng Anh đã có cuộc gặp nhiều nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20 năm 2016. Ảnh: Getty.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-3
Bà May cười tươi bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-4
 Được biết, đây là Hội nghị Thượng đỉnh G20 cuối cùng mà Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự và là lần đầu tiên nữ Thủ tướng Anh Theresa May tham gia. Ảnh: Reuters.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-5
 Tổng thống Obama khẳng định Mỹ sẽ không trừng phạt Anh sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) vừa qua. Ảnh: AP.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-6
 Thủ tướng Anh Theresa May bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20. Ảnh: Getty.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-7
 Bà May cũng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hàng Châu. Phát biểu khi bắt đầu cuộc hội đàm với ông Putin bên lề hội nghị G20, nữ Thủ tướng Anh bày tỏ hy vọng đối thoại cởi mở với Nga, bất chấp hai bên vẫn còn nhiều bất đồng sâu sắc. Ảnh: Reuters.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-8
Bà May trao đổi với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út. Ảnh: Getty. 

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-9
Thủ tướng Anh Theresa May chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20. Trước khi lên đường sang Trung Quốc dự hội nghị G20, Thủ tướng Anh cho biết bà sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo các nước về cách thức phát triển tự do thương mại trên khắp thế giới và Anh muốn nắm giữ những cơ hội đó. Ảnh: AP. 

Hình ảnh xung đột quân sự vẫn tiếp diễn ở bắc Myanmar

(Kiến Thức) - Xung đột quân sự ở bắc Myanmar đã phủ bóng lên Hội nghị Hòa bình liên bang, một sự kiện nhằm mục tiêu đoàn kết các nhóm sắc tộc ở nước này.

Hinh anh xung dot quan su van tiep dien o bac Myanmar
Trong thời gian diễn ra hội nghị hòa bình liên bang,  xung đột quân sự ở bắc Myanmar tiếp tục xảy ra. Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) là một trong ba nhóm không tham gia hòa đàm. Nhóm này hiện đang chiến đấu chống lại Quân đội Myanmar.