Bão tuyết Mỹ làm hơn 1.240 chuyến bay bị hủy, du khách mắc kẹt

Trận bão tuyết ở Mỹ có sức gió từ 48-56km/h. Tổng lượng tuyết rơi dự kiến sẽ là từ 15 đến 30cm. Hơn 1.240 chuyến bay đã bị hủy.

Giới chức Mỹ vừa cho biết, hàng trăm khách du lịch đã bị mắc kẹt tại các sân bay của nước này ngày hôm qua (25/11) - ngày cuối cùng của tuần lễ Tạ ơn, sau khi hơn 1.240 chuyến bay đã bị hủy bỏ khi một trận bão tuyết đổ bộ vào khu vực Trung Tây nước này.
Bao tuyet My lam hon 1.240 chuyen bay bi huy, du khach mac ket
Bão tuyết ở Mỹ khiến hàng nghìn chuyến bay bị hủy bỏ. Ảnh: Getty Images.
Theo cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ, các cảnh báo bão tuyết đã được ban bố tại các khu vực dọc Đông Bắc bang Kansas cho tới thành phố Chicago.
Trận bão tuyết có sức gió từ 48-56km/h. Tổng lượng tuyết rơi dự kiến sẽ là từ 15 đến 30cm tại các khu vực đã cảnh báo.
Tại Kansas và Chicago dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão tuyết vào khoảng trưa nay theo giờ Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tới 1.240 chuyến bay đến và đi từ Mỹ đã được hủy bỏ. Hầu hết các chuyến bay bị hủy được dự kiến đến và khởi hành từ các sân bay quốc tế Chicago O'Hare và sân bay Chicago Midway. Tại sân bay quốc tế thành phố Kansas, con số này là hơn 200 chuyến.

E ngại làn sóng di cư trái phép, Mỹ đóng một cửa khẩu với Mexico

Ngày 25/11, Cơ quan Bảo vệ biên giới và hải quan của Mỹ cho biết nước này đã ngừng mọi hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu tấp nập giữa thành phố San Diego của Mỹ và Tijuana của Mexico trước tình hình an ninh bất ổn tại khu vực này.

Trên mạng xã hội Twitter, cơ quan trên cho hay giao thông hai chiều đều bị đình chỉ tại cửa khẩu San Ysidro. Theo các nhân chứng, trước đó cùng ngày, cảnh sát Tijuana đã giải tán các cuộc biểu tình thường nhật, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi những người biểu tình bỏ chạy theo nhiều hướng. Một số người biểu tình cho biết họ có ý định vượt biên vào Mỹ.

Kinh ngạc cảnh bãi biển đóng băng vì rét kỷ lục ở Mỹ

Đợt rét kỷ lục ở Mỹ tiếp tục gây ra những hiện tượng khó tin ở quốc gia Bắc Mỹ này.

Cái rét kỷ lục ở Mỹ đã giúp một số người có cơ hội trượt băng và đi bộ trên nước, theo tờ abc.net.au.