Báo Tây: vì Crimea, Nga có thể can thiệp quân sự Ukraine

(Kiến Thức) - Báo chí phương Tây nhận định rằng, để giải quyết tình trạng thiếu hụt điện nước đang ngày càng trầm trọng ở bán đảo Crimea, có thể Nga lại khởi động cuộc tấn công quân sự vào Ukraine.

Tại thời điểm hiện tại, Crimea chính thức thuộc về Liên bang Nga, tuy nhiên nơi này vẫn phải phụ thuộc vào các vùng đất liền của Ukraine, đặc biệt là nguồn cung cấp điện và nước. Do đó, lực lượng Nga có thể sớm phải “nhờ” tới cuộc tấn công quân sự để nắm quyền kiểm soát các đường ống dẫn (điện hay nước) nối theo hướng về Crimea. Chưa kể, một khi công tác xây dựng hai cây cầu bắc qua eo biển Kerch để nối với bán đảo Crimea hoàn tất, Nga dễ dàng “vươn tay” tới tận Transnistria, khu vực ly khai nằm ở phía đông của Moldova.
Lưu lượng nước chảy qua khu vực kênh đào Bắc Crimea để đổ vào bán đảo này hiện chỉ còn dưới 60% so với thời kỳ trước khi sáp nhập vào Liên bang Nga. Crimea phụ thuộc khoảng 80% vào lượng nước cung cấp từ khu vực đất liền của Ukraine, và phần lớn diện tích đất của nơi này phục vụ cho ngành nông nghiệp. Tình trạng thiếu thốn nước có thể gây ảnh hưởng tới mùa vụ năm nay, thậm chí dẫn tới hoang hóa một phần diện tích đất của Crimea.
Đập nước ở con kênh Bắc Crimea cạn khô.
Đập nước ở con kênh Bắc Crimea cạn khô.
Giải thích cho việc ngừng cung cấp nước ngọt cho Crimea, chính phủ tạm quyền Ukraine biện minh rằng, Crimea hiện không trả khoản nợ tích lũy lên tới gần 200.000 USD (khoảng 4,3 tỷ đồng). Kiev gọi việc Crimea (hiện thuộc một phần của Nga) đang tiêu thụ nguồn nước của họ một cách trái phép. Chính quyền Kiev tố rằng, Crimea đang ăn cắp nước của họ với tổng số lượng là 4 triệu m3. Trong khi đó, giới chức địa phương ở Crimea phản bác lại rằng, giá 1 USD/m3 mà Kiev đưa ra là quá đắt.
Lúc đầu, cuộc tranh chấp liên quan tới nước giữa Kiev và Crimea chủ yếu là cuộc đôi co về mặt pháp lý bởi mỗi bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Chủ tịch Nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov đã phản ứng một cách giận dữ trước hành động khóa van nước của Kiev và đe dọa trả đũa. “Kênh đào Bắc Crimea là do người dân của vùng Crimea xây dựng nên. Đó là con kênh của chúng tôi. Tuy nhiên, họ lại khóa chặt van khóa đường ống dẫn nước”, ông nói.
Các binh sĩ Nga xuất hiện gần Simferopol, thủ phủ Crimea.
 Các binh sĩ Nga xuất hiện gần Simferopol, thủ phủ Crimea.
Trước đó, đương kim Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra hai giải pháp “không khả thi” để giải quyết vấn đề cung cấp nước cho Crimea: xây dựng hệ thống cung cấp nước trực tiếp từ Nga (với một đoạn kênh đào dài tận 200 Km) và xây dựng ngay trên bán đảo một nhà máy khử nước mặn.
Trên thực tế, một nhà máy khử mặn tương tự cũng đã được đưa vào hoạt động từ nửa năm nay ở Crimea. Tuy nhiên, nó chỉ xử lý được 80 m3 nước ngọt mỗi ngày (ở mức giá 1,2 USD/m3). Trong khi đó, kênh đào Bắc Crimea cung cấp cho vùng này tận 82 m3/s. Rõ ràng, các chuyên gia nhận thấy, điểm yếu nhất trong các dự án của ông Medvedev đó chính là thời gian cần thiết để hoàn thành chúng.
Còn thực tế, những nông dân ở Crimea cho hay, họ chỉ còn vài ngày nữa trước khi gieo hạt. "Trước tình thế cấp bách này, các binh sĩ Nga đồn trú ở dọc biên giới với Ukraine đã có mục tiêu để họ hành động (tấn công Ukraine)", báo chí phương Tây cáo buộc.
Thêm vào đó, giới chức Moscow cũng đang đau đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng ở Crimea. Gần đây, công ty điện DTEK của Ukraine chi nhánh ở Crimea tuyên bố, họ có thể ngừng cung cấp điện cho bán đảo này vì Crimea đã nợ họ khoản tiền điện lên tới 74,1 triệu USD. Nhiều tin đồn rằng, ông chủ của DTEK là Rinat Akhmetov đã bán công ty điện này cho người khác, song vị doanh nhân này một mực phủ nhận thông tin đó. Nhìn chung, Crimea hiện không có nguồn cung cấp điện của riêng họ và cho đến bây giờ vùng đất này vẫn phụ thuộc vào đất liền Ukraine.
"Nếu Tổng thống Nga Putin quyết định giải quyết các vấn đề về điện và nước thông qua một cuộc xâm lược vũ trang, Moscow sẽ nhận thêm nhiều hình phạt nữa từ phương Tây. Và những vấn đề đó sẽ càng tăng thêm gấp đôi một khi Nga cố gắng giành thêm nhiều lãnh thổ mới", báo chí phương Tây viết.

Khủng hoảng Ukraine: Mỹ không học được gì từ CT Việt Nam và Afghanistan

(Kiến Thức) -Nếu như người Nga đã rút ra bài học từ cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan thì người Mỹ ngược lại, điều đó thể hiện rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Sau khi Mỹ thất bại trong cuộc chiến xâm lược và phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, nhiều người cho rằng Mỹ sẽ không gây thêm các cuộc chiến cho đến khi nào thấm nhuần được các bài học từ chiến thắng của Việt Nam – một chiến thắng trong đó quân đội giàu có và mạnh mẽ nhất thế giới lại thua trước đội quân trang bị thua kém nhiều mặt.
Khi lực lượng Liên Xô phải rút khỏi Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 9 năm ở đây, các nhà quan sát cũng thấy một bài học tương tự về việc không thể dùng quân đội để nắm giữ một đất nước có tư tưởng thù địch phổ biến trong đại chúng.

Bộ trưởng QP Nga điện đàm với người đồng cấp Mỹ

(Kiến Thức) -  Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel về tình hình căng thẳng ở Ukraine trong thời gian qua.

Bộ phận phụ trách báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ông Shoigu và người đồng cấp Mỹ “đã có một cuộc trò chuyện hết sức thẳng thắn trong một giờ đồng hồ và bày tỏ các quan ngại về căng thẳng ở Ukraine”.
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thẳng thừng bác bỏ “các cáo buộc vô căn cứ” về sự hiện diện của các nhóm phá hoại và do thám Nga ở Ukraine.

Nga: tấn công Slavyansk, Ukraine đã hủy hoại thỏa thuận Geneva

(Kiến Thức) - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga hôm nay cho hay, chiến dịch tấn công vào thành phố Slavyansk của chính quyền Ukraine đã hủy hoại hy vọng cuối cùng của thỏa thuận Geneva.

“Dường như cùng một lúc khi Nga đang nỗ lực xuống thang và giải quyết cuộc xung đột, thì chính quyền Kiev lại sử dụng máy bay quân sự để bắn vào thị trấn hay các làng mạc đông dân cư. Rõ ràng, hoạt động trả đũa này của Ukraine đã phá tan hy vọng cuối cùng vào thỏa thuận hòa bình Geneva", Thư ký báo chí của điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov.
 Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov.
Sau đó, ông tiếp lời: "Trong chuyến thăm tới Minsk, Tổng thống Putin đã gọi việc Kiev sử dụng quân đội chống lại người dân là một tội phạm. Đáng tiếc, các sự kiện đang diễn ra ở Ukraine đã xác nhận nhận định trên một cách khá đầy đủ”.