Bão số 6 hình thành, hướng vào Quảng Nam - Bình Định

Bão số 6 sẽ đi vào các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định với sức gió cấp 8, giật cấp 10. Ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây ra đợt mưa lớn 500-700 mm cho các tỉnh Trung Trung Bộ.

Rạng sáng 11/10, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh thành bão số 6. Ảnh hưởng của bão, đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Trong khi đó, mưa lớn 100-150 mm cũng xuất hiện tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi trong đêm qua.
Lúc 4h, tâm bão cách Quảng Nam khoảng 240 km, cách Quảng Ngãi 180 km, cách Bình Định 170 km. Sức gió mạnh nhất cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây với vận tốc 20 km/h và đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định.
16h ngày 11/10, tâm bão nằm ngay trên đất liền với sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Sau đó, bão giữ hướng đi và vận tốc, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, rồi thành một vùng áp thấp.
Bao so 6 hinh thanh, huong vao Quang Nam - Binh Dinh
 Dự báo đường đi của bão số 6 trong những giờ tới. Ảnh: NCHMF.

Ảnh hưởng của bão gây gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận sáng 11/10. Riêng đất liền Quảng Nam, Quảng Ngãi, gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị và Phú Yên có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.
Ngoài ra, một đợt mưa rất lớn tiếp diễn tại Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ liên tục trong các ngày 11-13/10. Tổng lượng mưa phổ biến tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam ở mức 500-700 mm, có nơi trên 700 mm.
Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi mưa lớn 400-600 mm. Trong khi đó, lượng mưa tại khu vực Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên dao động 300-500 mm. Mưa cũng dần mở rộng ra phía nam Hà Tĩnh và khu vực bắc Tây Nguyên với vũ lượng 200-300 mm.
Chuyên gia khí tượng cho biết diễn biến mưa lớn liên tục nhiều ngày tới khiến lũ trên các sông lên trở lại, nguy cơ ngập lụt diện rộng, lũ quét và sạt lở đất tiếp diễn với nguy cơ cực đoan hơn những ngày qua.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới nằm ở phía bắc vĩ tuyến 12,5 độ vĩ bắc và phía tây kinh tuyến 112,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Ảnh hưởng của bão cũng gây ra gió cấp 7-8, giật cấp 10 cho khu vực giữa Biển Đông. Sóng cao 3-5 m, biển động rất mạnh.
Ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng cao 2-4 m; biển động rất mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khu vực bắc Biển Đông có gió cấp 6-7, giật cấp 9, sóng cao 2-4 m; biển động mạnh.
Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng cao 2-4 m; biển động. Ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam có khả năng nước dâng do bão cao tới 0,5 m.

Vì sao Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt?

Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt để điều tra tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, thực hiện lệnh khám xét và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố, ra lệnh bắt, cấm đi khỏi nơi cư trú với 6 bị can khác thuộc VEC và Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, về cùng tội danh trên.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, 7 bị can này bị khởi tố do liên quan vi phạm quy định xây dựng trong nghiệm thu, thi công công trình cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Các quyết định nêu trên đã được VKSND Tối cao phê chuẩn.
Vi sao Pho tong giam doc VEC Nguyen Manh Hung bi bat?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng bị khởi tố do liên quan vi phạm quy định xây dựng trong nghiệm thu, thi công công trình cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. 
Liên quan sai phạm ở dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, từ tháng 11/2019 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can gần 20 người. Trong số này có ông Lê Quang Hào (Phó tổng giám đốc VEC), Nguyễn Tiến Thành (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án), Hà Văn Bình (cựu Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7), Phạm Đình Phú (Phó tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5) và Nguyễn Thành An (Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7).
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đưa vào khai thác toàn tuyến vào ngày 2/9/2018. Dự án có tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng do VEC làm chủ đầu tư.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc loại A, quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h (đoạn đặc biệt khó khăn 100km/h), chiều rộng nền đường 24,25m, chiều rộng mặt đường 22,25m.
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hoàn thiện toàn tuyến tháng 9/2018. Tuy nhiên, không lâu sau khi khánh thành, cao tốc này liên tiếp bị xuống cấp, hư hỏng, xuất hiện sụt lún, ổ gà.

Dân nô nức đi xem Hà Nội thông xe cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long

(Kiến Thức) - Sáng 11/10, Bộ Giao thông vận tải sẽ tổ chức thông xe tuyến đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội), tốc độ thiết kế 100km/h sau hơn 2 năm thi công.

Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng (vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước). Công trình có tổng chiều dài 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,831km, được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 100km/h.
Dan no nuc di xem Ha Noi thong xe cau can Mai Dich - Nam Thang Long
Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long nhìn từ trên cao.

Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được chia làm 2 gói thầu xây lắp, gói 1 đoạn từ Mai Dịch - Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo - Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 thi công; gói 2 đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long do liên danh Tokyu - Taisei Corporation thi công.

Sau khi phần cầu chính được thông xe, các nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai thi công 6 nhánh lên xuống và dự kiến kết thúc toàn bộ dự án vào cuối tháng 12/2020 để khai thác đồng bộ với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư (dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020).

Sau khi đưa vào khai thác, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín đường Vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như: Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn... Đồng thời, tuyến đường còn kết nối trung tâm thành phố Hà Nội đến sân bay Nội Bài và khu vực lân cận.

>>> Xem thêm video: Thông xe cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long