Bão số 2 tăng cấp, hướng vào đất liền miền Bắc

(Kiến Thức) - Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2, sức gió mạnh nhất ở gần tâm cấp 8, giật cấp 9-10. Bão có hướng di chuyển tiến sát đất liền các tỉnh miền Bắc.

Theo bản tin chiều 15/7 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2 (tên quốc tế là bão Talas). Vị trí tâm bão nằm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm là cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 9-10.
Sau đó, bão di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc 15 km/h với sức gió không đổi. Đến đầu giờ chiều 16/7, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Nam Định - Nghệ An khoảng 320km về phía đông đông nam.
Bao so 2 tang cap, huong vao dat lien mien Bac
 Dự báo đường đi của bão số 2. Ảnh: NCHMF.

Dự báo trong 24-36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây chếch bắc với vận tốc tăng lên 20 km/h.

Theo cơ quan khí tượng, dự báo lúc 1h ngày 17/7, vị trí tâm bão nằm trên bờ biển các tỉnh Nam Định - Hà Tĩnh. Lúc này, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm vẫn giữ nguyên cấp 8, giật cấp 9-10.

Trong 36-48 giờ tiếp theo, bão giữ nguyên hướng di chuyển và vận tốc, đi sâu vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa - Hà Tĩnh và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Mời độc giả xem video Những điều cần tránh khi có giông bão - Nguồn: Zing News:

Cảnh báo, do ảnh hưởng của bão số 2, từ chiều 16 đến ngày 18/7, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-300mm.

Trong khi đó, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao từ 3-4 m, biển động rất mạnh.

Khu vực giữa và phía nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Ninh Thuận - Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-3 m, biển động.

Vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8.

Ảnh: “Rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh lại chìm sâu trong biển nước

Cơn mưa tầm tã chiều ngày 3/10 kéo dài gây ngập nhiều nơi tại TP.HCM, trong đó, "rốn ngập" trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) ngập sâu nhất.

Trong trận mưa lịch sử ngày 26/9, đường Nguyễn Hữu Cảnh là nơi ngập sâu nhất trong 59 điểm ngập là 0,5m.
 Trong trận mưa lịch sử ngày 26/9, đường Nguyễn Hữu Cảnh là nơi ngập sâu nhất trong 59 điểm ngập là 0,5m.

Loạt sự cố liên quan đến các cây cầu nổi tiếng Việt Nam

(Kiến Thức) - Thông tin cầu vượt biển dài nhất Việt Nam sai sót kỹ thuật khiến dư luận xôn xao, không ít lần nhiều cây cầu nổi tiếng Việt Nam cũng gặp sự cố.

Loat su co lien quan den cac cay cau noi tieng Viet Nam
Vừa qua, hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kết luận về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở công trình cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (Tân Vũ - Lạch Huyện- Hải Phòng). Nhiều sai sót được chỉ ra như dầm T của cầu vượt sông Cấm chênh lệch khoảng 5cm với các dầm khác, mặt đường xuất hiện các vết lu lốp, thi công mối dọc chưa tốt, một số nhựa có độ rỗng lớn... Ảnh: Vietnamnet.
Loat su co lien quan den cac cay cau noi tieng Viet Nam-Hinh-2
Trước kết luận này, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cần Ban Quản lý dự án 2 giải trình về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở công trình cầu vượt biển này. Lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định 16/7 là hạn cuối để Ban quản lý dự án 2 giải trình về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Ảnh: Zing.