Bao nhiêu lần tàu Hải Dương 08 ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam?

(Kiến Thức) - Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã 4 lần liên tiếp xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.

Ngày 3/10, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên về tình hình và các biện pháp đấu tranh của Việt Nam về nhóm tàu Hải Dương 8 trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bao nhieu lan tau Hai Duong 08 ngang nguoc xam pham vung dac quyen kinh te, them luc dia Viet Nam?
Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc - Ảnh: Schottel 
Bốn lần nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam
Với việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng xác nhận như trên, tính đến ngày 3/10, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã 4 lần liên tiếp xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.
Mới đây nhất, vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 cho thấy nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm, thậm chí mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam kể từ khi rời khỏi Đá Chữ thập vào ngày 27/9.
Trước đó, vào ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu tiên xác nhận tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bao nhieu lan tau Hai Duong 08 ngang nguoc xam pham vung dac quyen kinh te, them luc dia Viet Nam?-Hinh-2
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Sau thời gian quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam được xác định theo công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và cập cảng tại bãi đá Chữ Thập - hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đoạt của Việt Nam và hiện kiểm soát, xây dựng trên rạn san hô ở Biển Đông.
Tuy nhiên, đến ngày 13/8/2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Ngày 12/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận, nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần thứ 3 từ ngày 7/9.
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu Hải Dương khỏi vùng biển Việt Nam
Tại cuộc họp báo chiều ngày 3/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với phía Trung Quốc.
“Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép”, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay.
Trước tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng bãi Tư Chính thuộc lãnh thổ Bắc Kinh và yêu cầu Việt Nam dừng các hoạt động khai thác dầu khí tại đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn ngày 12/9/2019.
Khu vực mà Trung Quốc gọi là “bãi Vạn An” thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và thực tiễn xét xử thời gian qua đã khẳng định rõ điều này.
Tại cuộc họp báo ngày 12/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương 8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, được quy định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Việt Nam đã nêu quan điểm về ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động của nhóm tàu này với quan hệ hai nước, với hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động này và rút tàu.
Mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Việt Nam, theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. UNCLOS đã xác định rõ phạm vi các vùng biển và là cơ sở pháp lý duy nhất để các nước xác định quyền của mình. Điều này đã được các bên ủng hộ.
Trước đó, vào đầu tháng 7/2019, nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 lần đầu tiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông, sau đó nhiều lần tiếp tục xâm phạm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Đồng thời, các lực lượng chức năng của Việt Nam vẫn đang tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế.

Nghi án bé gái 12 tuổi bị hàng xóm hiếp dâm

Công an huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình cháu G liên quan đến việc cháu nghi bị hàng xóm hiếp dâm.

Theo thông tin ban đầu, ngày 30/9 sau khi đi làm thuê từ Trung Quốc về, ông M.T.P. (Bạch Đích, Yên Minh, Hà Giang) được con gái là cháu M.T.G. (SN 2007) kể chuyện rằng con gái bị đối tượng M.V.T (SN 1989) trú cùng địa phương có hành vi hiếp dâm con gái ông P. nhiều lần.

Phố ùn tắc vì cô gái nghi "ngáo đá" nhảy múa trên nóc ô tô

Cô gái khoảng ngoài 20 tuổi có biểu hiện "ngáo đá" trèo đỉnh nóc chiếc ô tô nhảy múa tưng bừng khiến cả tuyến phố Trần Cung, Hà Nội ùn tắc.

Khoảng 11h ngày 3/10, nhiều người lưu thông trên phố Trần Cung, đoạn gần cây xăng, hướng đi từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện cô gái leo lên nóc ô tô 7 chỗ màu đen hiệu Ford đang dừng giữa lòng đường la hét, nhảy múa với biểu hiện ngáo đá.

Pho un tac vi co gai nghi
 Cô gái nghi ‘ngáo đá’ trèo lên nóc ô tô nhảy múa khiến cả tuyến phố ùn tắc

Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không có bất kỳ quyền gì

Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bai Tu Chinh hoan toan thuoc ve Viet Nam, Trung Quoc khong co bat ky quyen gi
Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP. 
Vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam