Báo Mỹ: NATO sẽ đại bại nếu có xung đột quân sự với Nga

Washington Post nhận định rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, NATO có thể thua ngay trong trận đánh đầu tiên tại Đông Âu vì những lý do không ngờ tới.

Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga, lực lượng NATO có thể thua ngay ở trận đánh đầu tiên bởi lý do giao thông và thủ tục hành chính, Washington Post nhận định. Đây là những yếu tố sẽ khiến liên minh quân sự này không kịp triển khai lực lượng đến khu vực Baltic trước khi quân đội Nga kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Những vấn đề nói trên nảy sinh trong các cuộc tập trận do Bộ Tư lệnh châu Âu của quân đội Mỹ tổ chức tại khu vực này. Một trong những trường hợp điển hình là việc những trang thiết bị hạng nặng của Mỹ khi được chuyển từ Gruzia- nơi diễn ra cuộc tập trận, về Đức – nơi có căn cứ của Mỹ tiêu tốn đến 4 tháng trời. Trong suốt khoảng thời gian này, các binh sỹ Mỹ không có trang thiết bị.
Binh sỹ NATO tham gia tập trận tại Litva. (Ảnh: AP)
 Binh sỹ NATO tham gia tập trận tại Litva. (Ảnh: AP)
Kích cỡ đường sắt tại các quốc gia vùng Baltic rộng hơn so với các quốc gia Tây Âu, do đó trong quá trình vận chuyển, người ta buộc phải nhiều lần bốc dỡ các trang thiết bị được chở trên các toa tàu hỏa. Còn các tuyến đường bộ tại Đông Âu không phù hợp với việc hành quân không chỉ bởi những con đường nhỏ và chất lượng xấu mà còn do các yếu tố địa lý.
Ví dụ, tuyến đường 2 làn từ Ba Lan đến Litva đi qua một số hồ nước, trong trường hợp trang thiết bị cỡ lớn bị đổ hoặc lật úp do tai nạn trong quá trình vận chuyển, toàn bộ tuyến đường sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn. Những cây cầu ở một số khu vực Đông Âu cũng có nguy cơ sập khi những đoàn xe quân sự hạng nặng chạy qua.
Thủ tục hành chính tại một số quốc gia cũng là trở ngại khác đối với việc điều động lực lượng của NATO đến Đông Âu. Điển hình, việc vận chuyển các trang thiết bị tại Đức chỉ có thể diễn ra trong ngày làm việc và vào ban đêm, trong khi đó Thụy Điển yêu cầu phải nộp đơn xin triển khai quân đội trước 3 tuần.
Bên cạnh đó, khi di chuyển qua các quốc gia, đoàn tàu chuyên chở các trang thiết bị này gặp khó khăn bởi các lực lượng sở tại – lực lượng biên phòng Hungary không cho phép chằng buộc các thiết bị quân sự trên tàu hỏa, trong khi đó lực lượng biên phòng Rumani tạm giữ các phương tiện của Mỹ vài ngày mà không hỏi bất cứ điều gì.
Mặc dù Washington Post nhận định rằng trong trường hợp chiến tranh tổng lực thực sự nảy ra, các thủ tục hành chính này có thể sẽ được bãi bỏ, tuy nhiên trong trường hợp xung đột nhỏ thì chúng vẫn được duy trì và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ triển khai lực lượng của NATO.

Biểu tình khắp nước Mỹ phản đối chính sách nhập cư của ông Trump

(Kiến Thức) - Nhiều người dân Mỹ biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump vốn chia tách các em nhỏ khỏi gia đình ngay ở biên giới Mỹ-Mexico nếu bố mẹ chúng vi phạm quy định mới về nhập cư.

Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều người dân Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump cũng như việc tạm giữ những em nhỏ nhập cư trong các cơ sở lưu trú ở nước Mỹ. Ảnh: Một nhóm người phản đối chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của ông Trump ở McAllen, Texas, ngày 25/6. (Nguồn: Reuters)
 Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều người dân Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump cũng như việc tạm giữ những em nhỏ nhập cư trong các cơ sở lưu trú ở nước Mỹ. Ảnh: Một nhóm người phản đối chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của ông Trump ở McAllen, Texas, ngày 25/6. (Nguồn: Reuters)

Những người biểu tình tập trung gần một chiếc xe buýt chở những người dân nhập cư gần cơ sở tạm giữ McAllen ở bang Texas ngày 23/6.
Những người biểu tình tập trung gần một chiếc xe buýt chở những người dân nhập cư gần cơ sở tạm giữ McAllen ở bang Texas ngày 23/6. 

Nhiều người tập trung bên ngoài một trung tâm của lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ ở McAllen ngày 25/6 để bày tỏ sự phản đối việc giam giữ trẻ em trong những cơ sở lưu trú.
Nhiều người tập trung bên ngoài một trung tâm của lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ ở McAllen ngày 25/6 để bày tỏ sự phản đối việc giam giữ trẻ em trong những cơ sở lưu trú. 

Được biết, ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Tính đến ngày 23/6, tổng cộng 522 trẻ em đã được đoàn tụ với bố mẹ, song vẫn còn hơn 2.000 em nhỏ chưa được tái hợp với gia đình.
Được biết, ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Tính đến ngày 23/6, tổng cộng 522 trẻ em đã được đoàn tụ với bố mẹ, song vẫn còn hơn 2.000 em nhỏ chưa được tái hợp với gia đình. 

Dalila Reynoso biểu tình phản đối việc tạm giữ trẻ nhập cư ở McAllen hôm 25/6.
 Dalila Reynoso biểu tình phản đối việc tạm giữ trẻ nhập cư ở McAllen hôm 25/6.

Một số người mang theo hiệu bày tỏ sự phản đối việc chia tách các em nhỏ nhập cư với cha mẹ của chúng ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
 Một số người mang theo hiệu bày tỏ sự phản đối việc chia tách các em nhỏ nhập cư với cha mẹ của chúng ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.

Đám đông đứng trước một chiếc xe buýt chở người nhập cư gần cơ sở giam giữ McAllen ở Texas ngày 23/6.
Đám đông đứng trước một chiếc xe buýt chở người nhập cư gần cơ sở giam giữ McAllen ở Texas ngày 23/6. 

Cảnh sát đứng nhìn một người biểu tình cầm tấm biển có nội dung phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư khi Tổng thống Trump chuẩn bị rời khỏi Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
 Cảnh sát đứng nhìn một người biểu tình cầm tấm biển có nội dung phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư khi Tổng thống Trump chuẩn bị rời khỏi Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.

Một nhóm người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 22/6.
 Một nhóm người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 22/6.

Khẩu hiệu phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư xuất hiện nhiều trên cây cầu gần Laurel, Maryland, ngày 22/6.
 Khẩu hiệu phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư xuất hiện nhiều trên cây cầu gần Laurel, Maryland, ngày 22/6.

Một nhóm người tập trung bên ngoài cơ sở tạm giữ trẻ em ở Tornillo, Texas, ngày 21/6.
 Một nhóm người tập trung bên ngoài cơ sở tạm giữ trẻ em ở Tornillo, Texas, ngày 21/6.

Maggie Thompson dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối việc chính sách nhập cư của ông Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/6.
Maggie Thompson dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối việc chính sách nhập cư của ông Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/6. 

Các nghị sĩ Dân chủ không đồng tình với chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump.
 Các nghị sĩ Dân chủ không đồng tình với chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump.

Mọi người tham gia cuộc tuần hành ở thành phố New York ngày 20/6 nhằm phản đối chính sách chia cắt các gia đình nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Trump.
Mọi người tham gia cuộc tuần hành ở thành phố New York ngày 20/6 nhằm phản đối chính sách chia cắt các gia đình nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Trump. 

Syria tố Israel không kích sân bay quốc tế Damascus

Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA hôm qua, 25/6, cho biết phía Israel đã phóng ít nhất 2 tên lửa nhằm vào khu vực gần sân bay quốc tế Damascus của Syria.

Hiện chưa rõ những tên lửa này bị đánh chặn hay nhắm trúng mục tiêu. Thông tin về thương vong và thiệt hại trong vụ tấn công cũng chưa được công bố.