Báo mộng

Mẹ luôn cảm thấy như ngoại vẫn chưa siêu thoát, nên muốn làm gì đó để ngoại nhẹ bớt nghiệp dữ, sớm được sanh về cõi lành.

HỎI: Dạo gần đây, mẹ tôi lại nằm mơ thấy bà ngoại (đã mất gần 20 năm), bị giội nước sôi lên người, la hét rất thảm thiết. Từ ngày ngoại mất, mẹ hay nằm mơ thấy ác mộng về ngoại. Mẹ tôi vẫn hay thường đi chùa cầu siêu, cúng dường trai tăng, hồi hướng cho những người đã mất trong gia đình. Mẹ luôn cảm thấy như ngoại vẫn chưa siêu thoát, nên muốn làm gì đó để ngoại nhẹ bớt nghiệp dữ, sớm được sanh về cõi lành. Mong quý Báo hướng dẫn cách nào thiết thực nhất mà gia đình tôi có thể làm để siêu độ cho ngoại.
(THU HÀ, thuha164@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thu Hà thân mến!
Mộng mơ có rất nhiều thể loại, thông thường suy nghĩ về cái gì nhiều thì người ta hay nằm mộng thấy cái đó nhất.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tuy vậy, khi chúng ta thường hay nằm mộng thấy về một người thân nào đó đã khuất đọa lạc trong cảnh khổ bị hành hạ, đói khát khiến cho tâm tư của mình bị rúng động, bàng hoàng thì rất có khả năng người ấy chưa siêu thoát nên báo mộng cho con cháu làm các công đức lành để hồi hướng siêu độ cho họ.
Vì chúng ta là người phàm (không có thần thông) nên không thể xác quyết về việc ngoại của bạn bị đọa vào cõi dữ hay không. Nhưng thiết nghĩ, nếu gia đình bạn có điều kiện thì nên tổ chức siêu độ cho ngoại và cửu huyền thất tổ. Cách thức siêu độ phổ biến nhất hiện nay là tổ chức lễ Trai đàn Giải oan bạt độ - Chẩn tế âm linh cô hồn nguyện cầu âm siêu dương thái.
Bạn lên chùa gặp quý Tăng Ni trình bày tâm nguyện thì sẽ được hướng dẫn và giúp đỡ. Nếu không tổ chức được lễ này thì gia đình bạn nên phát tâm tụng kinh, niệm Phật, làm các công đức lành hồi hướng công đức cho ngoại sớm siêu thoát.
Chúc bạn tinh tấn!

Thế nào là Hòa thượng?

Tại Đông và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A xà lê.

Hòa thượng có gốc từ Phạn ngữ: upadhyaya, Pàli: upajjhaya, tiếng Nhật là: osho; dịch âm Hán Việt là Ưu ba đà la; nguyên là cách gọi đối với các bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa di hoặc Tỳ kheo. Vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Độ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng già, đó là Hòa thượng và A xà lê. Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì giới, thực hành nghi lễ và vị Giáo thọ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng cũng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.
HT.Thích Bảo Nghiêm và giáo chỉ tấn phong Hòa thượng do Đức Pháp chủ trao. Ảnh: chuabang.com.
  HT.Thích Bảo Nghiêm và giáo chỉ tấn phong Hòa thượng do Đức Pháp chủ trao. Ảnh: chuabang.com.

Tự tử là tội lỗi!

Trong Kinh Phạm Võng có nói: “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa là “Một phen mất thân người, vạn kiếp khó có lại được”.

Mấy hôm trước tôi có đi thăm mẹ anh bạn bị tai nạn giao thông, phải cấp cứu trong bệnh viện. Vào bệnh viện, quan sát, tôi thấy rất nhiều trường hợp nghiêm trọng, mạng sống con người thật ngàn cân treo sợi tóc?!. Cuộc sống đối với họ vô cùng quý giá. Họ níu kéo từng phút giây của cuộc sống.

Chiêm ngưỡng cổ vật Phật giáo tại Đà Nẵng

Đó là một ý tưởng lạ, bởi các hiện vật trưng bày là những cổ vật quý, niên đại từ 300 năm - 700 năm.

Tại Bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng (24 Trần Phú), từ giữa tháng 8 đến hết tháng 9, có một cuộc triển lãm hội tụ tinh hoa từ sự phát triển văn hóa Phật giáo nhiều thế kỷ tại khu vực miền Trung, thu hút người xem nhiều giới. Ảnh: Phật nhập Niết Bàn-Tượng của chùa Quán Thế Âm-Ngũ Hành Sơn.
 Tại Bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng (24 Trần Phú), từ giữa tháng 8 đến hết tháng 9, có một cuộc triển lãm hội tụ tinh hoa từ sự phát triển văn hóa Phật giáo nhiều thế kỷ tại khu vực miền Trung, thu hút người xem nhiều giới. Ảnh: Phật nhập Niết Bàn-Tượng của chùa Quán Thế Âm-Ngũ Hành Sơn.
Những cổ vật này vốn là báu vật dân gian và tôn giáo được nhà chùa gìn giữ và từ một số vị cao tăng ưa thích sưu tầm những cổ vật có giá trị thẩm mỹ và chứng minh được lịch sử phát triển tôn giáo trên đất miền Trung. Những cổ vật này giúp chúng ta thấu hiểu Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn hai nghìn năm qua, từ một tôn giáo ngoại nhập trở thành đời sống tinh thần văn hóa khá phổ biến trong dân chúng.
 Những cổ vật này vốn là báu vật dân gian và tôn giáo được nhà chùa gìn giữ và từ một số vị cao tăng ưa thích sưu tầm những cổ vật có giá trị thẩm mỹ và chứng minh được lịch sử phát triển tôn giáo trên đất miền Trung. Những cổ vật này giúp chúng ta thấu hiểu Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn hai nghìn năm qua, từ một tôn giáo ngoại nhập trở thành đời sống tinh thần văn hóa khá phổ biến trong dân chúng.