Bạo loạn tại Indonesia, hơn 80 người thương vong

Nhà chức Indonesia cho biết ngày 22/9, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và 65 người bị thương trong vụ bạo loạn tại thành phố Wamena thuộc tỉnh Papua.

Người phát ngôn quân đội ở Papua, Eko Daryanto, xác nhận đa số nạn nhân thiệt mạng trong vụ bạo loạn tại tỉnh Papua khi người biểu tình phóng hỏa các tòa nhà. Con số thiệt mạng có thể tiếp tục tăng lên do vẫn còn nhiều người kẹt bên trong các đám cháy. Hiện tình hình đã được kiểm soát.
Bao loan tai Indonesia, hon 80 nguoi thuong vong
 Lực lượng an ninh Indonesia gác tại Jayapura, trong thời gian diễn ra biểu tình bạo loạn ngày 29/8/2019.
Trước đó, bạo loạn đã bùng phát ở Wamena khi những người biểu tình quá khích phóng hỏa một cơ quan chính phủ và một số tòa nhà khác. Nhiều ngôi nhà và cửa hàng cũng bị đốt cháy khi hàng trăm người biểu tình đổ xuống đường.
Biểu tình bạo lực cũng đã nổ ra ở thành phố Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua, buộc lực lượng an ninh phải bắn chỉ thiên cảnh cáo. Theo người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Indonesia - Thiếu tướng Dedi Prasetyo, quân đội và cảnh sát nước này hiện đã "xử lý thành công" cuộc bạo loạn ở Wamena.
Làn sóng biểu tình đã lan rộng tại Papua trong nhiều tuần trở lại đây. Những người biểu tình đã gây nên những hành động quá khích và bạo lực, phá hoại và đốt cháy một số tòa nhà chính phủ. Khoảng 6.000 binh sĩ và cảnh sát đã được tăng cường tới các tỉnh Papua và Tây Papua nhằm ổn định tình hình.
Papua từng là thuộc địa của Hà Lan, nằm ở phía Tây của đảo New Guinea. Người dân địa phương này có tập quán và văn hóa khác biệt với phần còn lại của Indonesia. Năm 1969, Papua sáp nhập vào Indonesia sau một cuộc bỏ phiếu do Liên hợp quốc bảo trợ.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video về một trận sóng thần tấn công Indonesia (Nguồn: Daily Mail)

Indonesia huy động 6.000 nhân viên an ninh đối phó bạo loạn ở Papua

Chính phủ Indonesia đã huy động hơn 6.000 nhân viên an ninh để trấn áp các vụ bạo loạn ở Papua, nơi có tập quán khác với phần còn lại của Indonesia.

Hai tuần trước, bạo loạn bất ngờ bùng phát tại tỉnh Papua. Hàng ngàn người, trong đó chủ yếu là các sinh viên đại học, đổ ra các con phố biểu tình, ném đá vào cảnh sát, phá hoại và đốt các trụ sở chính quyền. Lợi dụng bạo loạn, 250 tù nhân đã đào tẩu khỏi nhà tù.

Bật mí thú vị nơi đặt thủ đô mới của Indonesia

(Kiến Thức) - Thủ đô mới của Indonesia sẽ nằm giữa hai khu vực Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan.

Bat mi thu vi noi dat thu do moi cua Indonesia
 Chiều 26/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chính thức thông báo rằng vị trí của thủ đô mới của Indonesia sẽ nằm giữa hai khu vực Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: VTV. 

Bat mi thu vi noi dat thu do moi cua Indonesia-Hinh-2
Khu vực được lựa chọn để đặt thủ đô mới được đánh giá là ít rủi ro thiên tai như Jakarta - địa danh đang chìm dần trong nước biển, trung bình 18 cm mỗi năm do địa thế thấp. Ảnh: Getty.  

Bat mi thu vi noi dat thu do moi cua Indonesia-Hinh-3
Theo kế hoạch, chính phủ Indonesia sẽ bắt đầu xây dựng thủ đô mới từ năm 2021 và bắt đầu chuyển các văn phòng và trụ sở từ năm 2024. Trong ảnh là Quần đảo Derawan thuộc tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: IT.  

Bat mi thu vi noi dat thu do moi cua Indonesia-Hinh-4
 Các quan chức của Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia trước đó cho biết, quá trình di dời dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 466 nghìn tỉ rupiah (tương đương 32,7 tỉ USD), bao gồm việc xây dựng các văn phòng chính phủ mới và nơi ở cho khoảng 1,5 triệu nhân viên. Dự án sẽ bao gồm tiền vốn của chính phủ và từ khu vực tư nhân. Ảnh: IT.

Loạt ảnh chưa từng công bố về góc sâu kín của ông Obama

Nhiếp ảnh gia Callie Shell đã dành 15 năm chụp ảnh gia đình đệ nhất, từ lúc ông Obama còn là thượng nghị sĩ bang Illinois cho đến sau khi ông vào Nhà Trắng.

Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama
Khi nhiếp ảnh gia Callie Shell lần đầu gặp ông Barack Obama vào năm 2004 - khi đó ông là thượng nghị sĩ bang Illinois đang chạy đua vào thượng viện Mỹ - bà lập tức cảm thấy có điều đặc biệt. Bà bị choáng ngợp bởi đám đông cuồng nhiệt vây quanh ông, cách ông nói đùa, khiến bất cứ ai đều cảm thấy thoải mái. Trở về, bà nói với biên tập viên của mình tại tạp chí Time, cũng như với chồng rằng: Người đàn ông ấy một ngày nào đó sẽ tranh cử tổng thống, theo CNN. (Ảnh trên: Ông Obama đứng trên một thùng gỗ nói với đám đông tại Davenport, bang Iowa, vào tháng 1/2008). 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-2
Trong vòng 15 năm tiếp theo, bà đã chụp hàng nghìn tấm ảnh về ông Obama cùng gia đình, đặc biệt là về hành trình đưa ông tới Nhà Trắng. Mới đây, bà đã ra mắt cuốn sách mới Hope, Never Fear: A Personal Portrait of the Obamas (Hy vọng, không bao giờ sợ hãi: Chân dung cá nhân nhà Obama), tập hợp hơn 100 tấm ảnh về vợ chồng cựu tổng thống, bao gồm nhiều tấm "hậu trường" và chưa bao giờ được công bố. (Ảnh trên: Ông Obama và vợ, bà Michelle Obama, tranh thủ nghỉ ngơi trên "xe chiến dịch" trong mùa tranh cử vào tháng 1/2008. Trước đó, họ chia ra đi vận động bầu cử cả tuần ở những địa điểm khác nhau). 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-3
Bà Shell đã được trao "quyền tiếp cận" mà hiếm nhiếp ảnh gia nào có được. Bà được đến nhà vợ chồng Obama ở Chicago, chứng kiến cảnh ông rửa bát sau khi ăn sáng cùng hai con gái, Malia và Sasha (ảnh). Bà cũng có mặt cùng họ trên xe chiến dịch. Bà ở hậu trường trong buổi lễ nhậm chức của ông Obama và tiếp tục chụp ảnh họ tại Nhà Trắng. 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-4
Trong tấm ảnh được chụp tại Missoula, bang Montana, ngày 5/4/2008, ông Obama tranh thủ hít xà đơn trước khi ra phát biểu. Bà Shell cho biết ông hít ba cái một cách dễ dàng, trong khi hai nhân viên của đội ngũ tranh cử hít chỉ một hay hai cái. "Giữa các cuộc mít tinh lớn, khi chúng ta chờ đợi để được giới thiệu hoặc chờ đợi để bước ra, ông Obama luôn tràn đầy năng lượng", bà nói. 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-5
Những đứa trẻ này đi cùng bà của chúng đến cuộc mít tinh tại Columbia, bang South Carolina, ngày 21/1/2008 để gặp ông Obama. "Bà ấy nói 'Ôi lạy Chúa, cô không biết điều này có ý nghĩa thế nào với bọn trẻ đâu, nhìn thấy một người da màu tranh cử tổng thống và có thể giành chiến thắng'", nhiếp ảnh gia nhớ lại. 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-6
Cả ông Obama và bà Shell đều thích trẻ con và thường xuyên nói về chuyện họ nhớ con như thế nào khi xa nhà. Khi ông Obama đắc cử, bà Shell được đề nghị làm nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng, nhưng bà từ chối vì không muốn xa con cái thêm nữa. Trước đó, bà từng có 8 năm làm nhiếp ảnh gia chính thức của Al Gore khi ông là phó tổng thống. (Trong ảnh, ông Obama ngồi cùng bé Daniel Van Dusky khi ăn sáng tại Pennsylvania vào ngày 21/4/2008). 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-7
"Một chiến dịch tranh cử sẽ như thế này: Bạn ngủ trên xe. Bạn xa con cái. Bạn ngủ mà không cần thay quần áo", bà Shell nói. Ông Obama đồng ý cho bà chụp ảnh lúc ông đang ngủ với một điều kiện "miễn là miệng tôi không há ra". (Ảnh trên được chụp tại New Hampshire ngày 6/2/2008). 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-8
Bà Shell nói bà ấn tượng với sự chân thành mà ông Obama dành cho các cử tri. "Ông ấy luôn nói 'Vậy quý vị đã nghe được gì về tôi?'", bà nói. "Ông ấy biết rằng ông phải nói xin chào tới mỗi một người... Tôi không nói là bạn phải hứa hẹn với cả thế giới, nhưng họ muốn biết bạn có thể liên quan đến nhu cầu của họ. Và ông ấy làm rất tốt chuyện đó. Ông nắm tay mọi người và lắng nghe". (Trong ảnh, ông Obama dừng lại nói chuyện với một phụ nữ ở cây xăng ở Iowa trong khi đi vận động tranh cử tổng thống). 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-9
Bà Shell có mặt ở hậu trường trong lễ nhậm chức của ông Obama vào ngày 20/1/2009. Trước đó, khi cùng có mặt trong một căn phòng và nhìn thấy tay ông Obama đang đặt trên cuốn Kinh thánh, bà đã hỏi ông có hồi hộp không. "Không, tôi đã thuộc bài phát biểu từ lâu rồi. Việc này giống như làm đám cưới vậy. Tôi chỉ phải đi đến cuối cùng", ông trả lời. 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-10
Ông Obama khoác áo của mình cho vợ trong thang máy sau, trên đường đi đến một bữa tiệc hậu nhậm chức khác trong đêm 20/1/2009. "Ông ấy khoe rằng ông ấy đã không giẫm lên váy bà ấy", bà Shell nói. "Bà ấy thì kiểu 'Ồ, đó là vì em đã cầm kéo nó lên!'". 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-11
Ông Obama lắng nghe nhóm nghị sĩ da màu trong cuộc gặp tại Phòng Quốc yến Nhà Trắng vào ngày 26/2/2009. Dáng vẻ của ông tương tự cố tổng thống Abraham Lincoln, người trong bức tranh treo trên tường phía sau lưng ông.  
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-12
Bức ảnh này được chụp lại sau khi phóng viên đã rời đi. Bà Michelle ngồi nói chuyện với các học sinh của trường trung học Anacostia tại thủ đô Washington, D.C., vào ngày 19/3/2009. Các em đã đặt ra nhiều câu hỏi, bao gồm cả việc bà Michelle có tự trang điểm hay không. Đệ nhất phu nhân Mỹ sau đó quay lại trở lại ngôi trường này trong lễ tốt nghiệp năm 2010. 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-13
Ông Obama đọc báo sáng trên đường tới Nhà Trắng ngày 19/1/2010. Trong một khoảnh khắc, ông ngước lên và hỏi bà Shell: "Thế giới ngoài kia thế nào? Người ta nói với chị những gì về tôi?". Lúc này, tổng thống thứ 44 của Mỹ đã tại nhiệm được một năm. Nữ nhiếp ảnh gia nói bức ảnh này đã cho thấy ông đã đi xa thế nào từ những ngày đầu họ biết nhau. 
Loat anh chua tung cong bo ve goc sau kin cua ong Obama-Hinh-14
Trong những ngày đầu nhiệm kỳ, ông Obama thường nói với bà Shell: "Tôi cảm thấy như đang sống trong một bảo tàng". Bà đáp làm tổng thống là "công việc cô đơn nhất dù bạn không bao giờ ở một mình". Mọi người luôn hỏi bà liệu ông Obama có thay đổi sau những năm ở Nhà Trắng. "Tôi thực sự tin rằng Nhà Trắng tiết lộ bạn là ai", bà nói. "Tôi không nghĩ nó thay đổi bạn". (Trong ảnh, ông Obama đứng nhìn ra cửa sổ ở Phòng Lam của Nhà Trắng trong khi chờ đợi một sự kiện vào ngày 23/1/2009).