Báo chí phương Tây đưa tin Hồng Kông giống với vụ Ukraine

(Kiến Thức) - Các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin biểu tình Hồng Kông tương tự như với chính biến Maidan ở Ukraine.

Đó chính là nhận định liên quan tới mật độ đưa tin bài của báo chí phương Tây đối với cuộc biểu tình ở Hồng Kông do các chuyên gia chính trị nêu ra.
“Báo chí phương Tây đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông dường như giống với cách thức họ phủ sóng về các sự kiện ở thủ đô Kiev của Ukraine. Để minh chứng cho điều này, bạn có thể nói về sự phủ sóng tin tức có phần thiên vị của truyền thông Mỹ - vốn vẫn được nhìn nhận là bộ phận định hình dư luận thế giới”, nhà nghiên cứu hàng đầu thuộc Học viện Khoa học Nga, ông Alexander Salitsky cho hay.
Cảnh biểu tình ở Hồng Kông.
 Cảnh biểu tình ở Hồng Kông.
“Các chủ đề của những bản tin trên thế giới phần lớn được hình thành bởi các cơ quan báo chí Mỹ. Và người Mỹ thường định hướng điều này cho nhiều quốc gia khác”, ông Salitsky nói thêm.
Chuyên gia Học viện Quan hệ Đối ngoại Quốc gia Moscow (MGIMO), ông Alexander Lukin cũng đồng tình với ý kiến trên của ông Salitsky. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhấn mạnh về các nhân tố nội bộ trong xã hội ở Hồng Kông.
“Đây thực sự là một cuộc xung đột nội bộ vốn manh nha từ khá lâu rồi. Đó là một cuộc biểu tình không còn mới mẻ gì cả, bắt nguồn từ lúc Anh lên kế hoạch trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc”, ông Lukin bày tỏ.
Hàng nghìn người đã tụ tập ở các con đường của đặc khu hành chính này để tham gia Chiến dịch Chiếm lĩnh Trung tâm, vốn bắt đầu từ ngày 26/9. Họ phản đối quyết định của Bắc Kinh trong cách thức bầu chọn người lãnh đạo của đặc khu này vào năm 2017. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã khiến ít nhất 56 người bị thương, 89 người khác bị bắt.
Người dân tập trung biểu tình ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev.
Người dân tập trung biểu tình ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev.
Theo ông Lukin, tình hình bất ổn hiện nay là do thực tế một phần người dân trong xã hội Hồng Kông ủng hộ dân chủ hóa hệ thống chính trị, đặc biệt là việc bầu trực tiếp ban lãnh đạo, bao gồm cả Trưởng Đặc khu.
“Chính quyền Trung ương Trung Quốc đã có một số nhượng bộ, nhưng những người ủng hộ dân chủ ở đặc khu này vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn”, ông Lukin nói.

Chùm ảnh Quân Ukraine canh gác quá trình trao trả tù binh

(Kiến Thức) - Ngày 22/9, Quân đội Ukraine và phe ly khai tiếp tục tiến hành trao đổi tù binh gần Lugansk

Thành viên các lực lượng vũ trang Ukraine được phía ly khai trao trả.
 Thành viên các lực lượng vũ trang Ukraine được phía ly khai trao trả.

Cuộc sống bên trong thành phố Syria do IS kiểm soát

(Kiến Thức) - Những hình ảnh này cho thấy cuộc sống người dân thành phố Raqqa ở Syria do nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo kiểm soát sau cuộc không kích của Mỹ.

Thay vì đến trường học, bé gái này phải bán thực phẩm trên vỉa hè để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Thay vì đến trường học, bé gái này phải bán thực phẩm trên vỉa hè để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Biểu tình Hồng Kông: giao thông hỗn loạn, trường học đóng cửa

(Kiến Thức) - Giao thông ngưng trệ, các ngân hàng và trường học ở Hồng Kông sáng 29/9 buộc phải đóng cửa bởi những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Theo đó, vào lúc 7h40 (giờ địa phương), những người biểu tình tham gia chiến dịch bất tuân dân sự mang tên Chiếm lĩnh Trung tâm đã tràn ra con đường Harcourt. Cảnh sát đã sử dụng loa để đàm phán với người biểu tình.
“Các bạn có thể giúp người khác tiếp tục tới chỗ làm. Đó sẽ là một bước tiến lớn giúp nhiều người khác. Họ sẽ tới chỗ làm kịp giờ và sẽ biết ơn các bạn rất nhiều”, một cảnh sát nói.