Báo Anh ấn tượng thời khắc lịch sử 30/4/1975

(Kiến Thức) - Tờ BBC của Anh đã đăng tải bài viết về thời khắc lịch sử Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào ngày 30/4/1975.

Ngày 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thời khắc được cả đất nước mong chờ. 
Cựu Tổng thống Dương Văn Minh - người chỉ tại vị trong ba ngày cuối cùng trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ - đã đọc tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh sáng ngày 30/4/1975. Theo đó, Tổng thống Dương Văn Minh đã kêu gọi các binh lính Sài Gòn hạ vũ khí và ở nguyên vị trí để gặp Chính phủ Cách Mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, nhằm tránh đổ máu trên Đài phát thanh Sài Gòn.
Khi đó, Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực chính quyền Sài Gòn hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”.
Bao Anh an tuong thoi khac lich su 30/4/1975
 Thời khắc lịch sử xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu: Thể thao & Văn hóa. 
Sau 4 giờ Mỹ thực hiện kế hoạch sơ tán công dân, nhân viên chính phủ Mỹ di tản khỏi miền Nam Việt Nam, Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng. Khi đó, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho tàu thuyền của nước này luôn neo đậu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam để sơ tán toàn bộ công dân, nhân viên, binh sĩ Mỹ cũng như người tị nạn Việt Nam rời khỏi nơi đây khi chiến tranh kết thúc.
Sau thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng, xe tăng của Quân đội Giải phóng húc đổ cổng sắt, tiến vào Dinh Độc lập. Đến 11h30 ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc. Chính quyền Sài Gòn sụp đổ hoàn toàn. Quân đội giải phóng và người dân ăn mừng chiến thắng khắp các nẻo đường.
Nhiều chiến sĩ Giải phóng miền Nam Việt Nam và một số người dân có mặt tại Dinh Độc Lập đã hân hoan vui mừng thời khắc lịch sử. Tình trạng cướp bóc, tàn phá Sài Gòn trong 24 giờ cuối cùng trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ đã kết thúc. Tình hình an ninh, trật tự tại miền Nam được khôi phục. Chỉ có đại sứ quán Mỹ vẫn đóng cửa và yên lặng.
Sau đó, thành phố Sài Gòn đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ thời khắc lịch sử 30/4/1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Anh, Pháp và một số nước phương Tây lần lượt công nhận chế độ mới ở Việt Nam.

Phút cuối của “tổng thống 72 giờ” Dương Văn Minh

(Kiến Thức) - Ông Dương Văn Minh được lập làm Tổng thống của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam vào ngày 28/4/1975 và chỉ tại vị chưa đầy 72 giờ.

Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.
Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.

Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn.
 Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn.

Hé lộ về nơi chôn cất anh em ông Ngô Đình Diệm

(Kiến Thức) - Trước 1975, nơi chôn cất anh em ông Ngô Đình Diệm không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh. 

He lo ve noi chon cat anh em ong Ngo Dinh Diem
Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 20km, nghĩa trang Lái Thiêu (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) là một nghĩa trang lâu đời, có lịch sử gắn với mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn từ một thế kỷ qua.