Bằng chứng mới về sự sống tồn tại trên mặt trăng của Mộc tinh

Mặc dù là một trong những thiên thể nóng nhất hệ Mặt trời với hàng trăm miệng núi lửa, vệ tinh Io của Mộc tinh có thể tồn tại sự sống.

Bang chung moi ve su song ton tai tren mat trang cua Moc tinh

Mặt trăng Io của Mộc tinh có kích thước tương tự Mặt trăng Trái Đất. Ảnh: NASA.

Hành tinh vệ tinh hay mặt trăng núi lửa Io quay quanh Mộc tinh. Từ lâu giới khoa học đã bác bỏ khả năng tồn tại người ngoài hành tinh trên Io do nhiệt lượng khổng lồ và bề mặt bị bao phủ bởi dung nham, không thích hợp cho sự sống.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học mới đây đã làm các nhà nghiên cứu thay đổi quan điểm. Họ cho rằng sự sống vẫn tồn tại ở bên dưới Io. Các loài sinh vật có lẽ đang sinh trưởng bên trong các hang động dung nham, đẩy đá magma lên bề mặt vệ tinh này.

Theo BGR, khẳng định cho rằng Io có sự sống là một quan điểm thú vị. Mới đây, tàu vũ trụ Juno của NASA, chuyên thám hiểm Mộc tinh và những vệ tinh xoay quanh nó, đã gửi về ảnh chụp của Io. Những hình ảnh này cho các nhà khoa học những hiểu biết mới về bề mặt của vệ tinh này.

Hầu hết chúng ta đều biết Io là một vệ tinh già cỗi, được phát hiện trong lúc tàu vũ trụ Galileo thám hiểm hệ Mặt trăng của Mộc tinh vào 20 năm trước. Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io là một trong những thiên thể nóng nhất và là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh nhất trong hệ Mặt Trời.

Bang chung moi ve su song ton tai tren mat trang cua Moc tinh-Hinh-2

Các miệng phun dung nham xuất hiện khắp nơi trên bề mặt vệ tinh Io. Ảnh: NASA.

Vệ tinh này có kích thước tương đồng với Mặt Trăng của Trái đất nhưng với đầy núi lửa, dung nham, hồ dung nham sôi sục, vách núi sắc nhọn phun khói mù mịt… Điểm khác biệt lớn khác của Io là có thể tồn tại người ngoài hành tinh. Đây là điểm thú vị khiến các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về vệ tinh của Mộc tinh.

Các nhà khoa học cho rằng các loài vi sinh có thể sinh trưởng bên trong các hang động dung nham, chuyên đẩy dung nham từ lõi hành tinh lên bề mặt của Io. Trái Đất cũng có những hệ sinh thái tương tự, phát triển bên trong các hang dung nham. Do đó, các nhà khoa học cho rằng rất có thể sự sống bên ngoài hành tinh đang xuất hiện trong các hang dung nham này.

Theo Big Think, một thí nghiệm mô phỏng đã cho thấy nhiệt lượng trên vệ tinh này giúp giữ lớp dung nham bên dưới bề mặt hành tinh. Tuy nhiên, một vài vụ phun trào núi lửa trên Mặt trăng này có quy mô quá lớn nên đã đẩy dung nham ra xa đến hàng trăm km, ra ngoài vũ trụ. Những hang động mà các dung nham này đi qua chính là nơi mà sự sống ở Io tồn tại.

Song, thiếu nước là một vấn đề lớn trên Mặt trăng Hỏa tinh. Bù lại, phần lớn bề mặt Io được bao phủ bởi băng giá lưu huỳnh và lưu huỳnh dioxide. Do đó, các nhà khoa học cho rằng lưu huỳnh sẽ là nguyên tố thay thế nước, nuôi dưỡng nguồn sống của hệ sinh thái vi sinh vật nơi đây.

Theo BGR, Io có thể không phải là nơi lý tưởng cho sự tồn tại của người ngoài hành tinh như chúng ta vẫn nghĩ nhưng không thể phủ nhận rằng ở đây vẫn có sự sống bên ngoài Trái Đất. Phát hiện này sẽ giúp ích trong quá trình tìm kiếm người ngoài hành tinh trong vũ trụ của các nhà khoa học.

"Bịt kín" miệng núi lửa bằng nút bê tông, chuyện gì sẽ xảy ra?

Bê tông có nhiệt độ nóng chảy cao gần như gấp đôi magma. Vậy có thể dùng bê tông để bịt kín miệng núi lửa không?

Được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, bê tông là vật liệu siêu bền và có tuổi thọ rất cao, đấu trường La Mã kỳ quan nổi tiếng ở Italy vẫn đứng vững sau gần 2000 năm cũng được xây dựng bằng bê tông.
Được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, bê tông là vật liệu siêu bền và có tuổi thọ rất cao, đấu trường La Mã kỳ quan nổi tiếng ở Italy vẫn đứng vững sau gần 2000 năm cũng được xây dựng bằng bê tông. 

Núi lửa lớn nhất thế giới phun trào sau 40 năm ngủ yên

Mauna Loa, núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới ở Hawaii, Mỹ đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên sau gần 40 năm, khiến tro và các mảnh vụn núi lửa rơi xuống các khu vực gần đó.

Hãng tin CNN và tờ Bưu điện Washington dẫn tin từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết, núi lửa bắt đầu phun trào vào khoảng 11h30 đêm Chủ nhật (27/11). Từ Kona, một điểm đến du lịch được ưa chuộng ở bờ biển phía tây hòn đảo, có thể nhìn rõ núi lửa đang phun trào.

Theo chính quyền địa phương, dòng dung nham chảy từ Mauna Loa, nằm ở trung tâm của Đảo Lớn ở Hawaii, không đe dọa tới các khu vực đông dân cư. Hiện chưa có lệnh sơ tán nào được ban bố song hai trung tâm trú ẩn đã được mở cửa để đề phòng, giới chức Hawaii cho biết. Nhà chức trách cảnh báo, gió có thể mang theo khí núi lửa và và tro mịn.

Nui lua lon nhat the gioi phun trao sau 40 nam ngu yen

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, dù vụ phun trào ban đầu chỉ giới hạn ở đỉnh núi nhưng trong bản tin mới cập nhật, cơ quan này thông báo, dung nham đã bắt đầu chảy ra khỏi phía đông bắc của núi lửa.

Một phát ngôn viên của USGS nói, khó dự đoán núi lửa sẽ phun trào trong bao lâu và liệu nó có khiến dung nham chảy xuống khu vực đông dân không là điều không thể dự đoán.

Mauna Loa là một trong năm núi lửa tạo nên Đảo Lớn của Hawaii, là hòn đảo ở cực nam của quần đảo Hawaii. Mauna Loa, cao 4.169m so với mực nước biển, phun trào gần đây nhất là năm 1984.