"Bán" lầu Bảo Đại ở Nha Trang giá bèo

Khu danh thắng lầu Bảo Đại có vị trí đắc địa bậc nhất Nha Trang nhưng giao cho doanh nghiệp thuê với giá bằng 50% giá đất sàn của tỉnh.

Gần đây, người dân chứng kiến khu vực núi Cảnh Long trên đường Trần Phú bên vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị đào phá để xây dựng các công trình nhìn ra biển. Đây là nơi tọa lạc cụm năm tòa biệt điện (biệt thự) mang phong cách kiến trúc Pháp mà vua Bảo Đại từng ở và người dân quen gọi là lầu Bảo Đại.
Hiện toàn bộ khu vực danh thắng này đã bị cấm vào để phục vụ thi công.
Định giá “bèo” cho đất danh thắng
Việc thi công trên là một phần của dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại do Công ty CP Đầu tư Khánh Hà (gọi tắt là Công ty Khánh Hà) làm chủ đầu tư. Đây là liên doanh giữa Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) và Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (Hà Nội).
Theo giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp đầu năm 2013, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại sẽ cải tạo năm biệt thự hiện hữu; xây mới khách sạn năm tầng, 45 căn biệt thự nghỉ dưỡng cùng các tiện ích khác.
Tháng 12-2014, tỉnh Khánh Hòa có quyết định giao gần 9 ha đất và 4,7 ha mặt nước biển cho Công ty Khánh Hà để thực hiện dự án trên theo hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần và Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn 50 năm.
Khatoco góp vốn bằng quyền sử dụng đất (bao gồm cả năm ngôi biệt thự cổ) với giá trị được xác định chiếm 29% trong tổng mức đầu tư 475 tỉ đồng của dự án.
Tính bình quân mỗi mét vuông đất của danh thắng trên có giá tương đương 850.000 đồng. Trong khi tại thời điểm năm 2014, bảng giá đất của tỉnh xác định trục đường Trần Phú có giá từ 1,62 đến 16,2 triệu đồng/m2.
"Ban" lau Bao Dai o Nha Trang gia beo
Một ngôi biệt thự cổ thành văn phòng làm việc của Công ty Khánh Hà. 
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nói: “Khu vực lầu Bảo Đại là danh thắng có vị trí đẹp bậc nhất ở Nha Trang nên người Pháp mới chọn làm nơi xây dựng Viện Hải dương học và sau này vua Bảo Đại đến nghỉ dưỡng. Thế nhưng tỉnh lại định giá đất chỉ bằng một nửa giá thấp nhất của trục đường Trần Phú để giao cho doanh nghiệp (DN) mà lẽ ra phải tổ chức đấu giá theo quy định”.
Lý do không đấu thầu, ông Nguyễn Bé, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, giải thích: “Do liên doanh nên không tổ chức đấu thầu”. Trước câu hỏi của PV “vì sao định giá đất của dự án trên thấp như vậy?”, ông Bé hẹn kiểm tra lại và sẽ trả lời sau.
Ông Trần Hoài Nam, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, cũng thừa nhận dự án trên không được tổ chức đấu thầu. “Trong pháp nhân mới có quy định trách nhiệm của từng DN tham gia về vốn. Toàn bộ việc này do UBND tỉnh quyết định” - ông Nam nói.
Hắt hủi danh thắng
Hiện dưới chân lầu Nghinh Phong và năm biệt thự cổ đang ngổn ngang vật liệu, công trình thi công. Một trong số các biệt thự đang được sử dụng làm văn phòng của Công ty Khánh Hà. Bên trong các biệt thự Nghinh Phong, Vọng Nguyệt - nơi vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương từng nghỉ dưỡng - phần lớn các đồ vật đều bị hư hỏng, nằm lăn lóc; rác, bụi, đất bám dày khắp nơi. Toàn bộ tranh ảnh cùng nhiều đồ vật trong các biệt thự cổ này đã bị mất.
Theo ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Khánh Hòa, từ sau ngày giải phóng năm 1975, năm ngôi biệt thự cổ trên núi Cảnh Long trải qua hết cơ quan này đến DN khác quản lý, sử dụng. “Các cơ quan, DN này làm nơi ăn nghỉ, khai thác kinh doanh du lịch. Sau đó tỉnh giao cho Công ty Khatoco quản lý, sử dụng. Họ sửa chữa, đục phá tường, nền, thay đổi rất nhiều thứ bên trong, xây dựng thêm nhà hàng, nhà vệ sinh, làm các biệt thự không còn yếu tố gốc nên không thể lập hồ sơ di tích”.
Cũng theo ông Hà, năm 1995, cụm biệt thự cổ trên được đưa vào danh mục danh thắng tỉnh Khánh Hòa với tên gọi “danh thắng biệt thự Cầu Đá”. Đến nay cụm biệt thự này vẫn chưa được xếp hạng di tích và cũng chưa hề được lập hồ sơ di tích. “Chúng tôi đang rà soát lại, nếu đủ điều kiện thì mới lập hồ sơ để xếp hạng di tích. Tuy nhiên, việc lập hồ sơ di tích rất khó khăn vì các biệt thự không còn yếu tố gốc” - ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, quan điểm của Sở VH-TT là phải giữ năm ngôi biệt thự cổ nói trên. “Mọi sự cải tạo, sửa chữa của chủ đầu tư đối với năm ngôi biệt thự đều phải do Sở VH-TT thẩm định. Về nguyên tắc, phải giữ nguyên mặt ngoài của các ngôi biệt thự vì đó là kiến trúc cổ” - ông Hà nói.
Thông tin với PV, một lãnh đạo của Sở VH-TT tỉnh Khánh Hòa cho biết trước đây Sở đã có văn bản không đồng ý giao năm ngôi biệt thự cổ cho DN làm dự án du lịch, đồng thời đề nghị phải giữ làm nơi tham quan cho cộng đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn giao cho DN làm dự án khu nghỉ dưỡng.
Năm ngôi biệt thự trên núi Cảnh Long do người Pháp xây dựng từ năm 1923 với mục đích ban đầu làm nơi ở cho các kỹ sư, nhân viên người nước ngoài của Viện Nghiên cứu biển (nay là Viện Hải dương học Nha Trang). Cụm biệt thự này nằm trong khuôn viên rộng 12 ha, được đặt theo tên các loài hoa nhiệt đới như Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng.
Từ năm 1940 đến 1945, vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường xuyên đến nghỉ dưỡng, giải trí. Đây là cụm công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của những năm đầu thế kỷ 20, phản ánh một giai đoạn lịch sử phát triển của Việt Nam.

Bí mật kinh hoàng về món cua đồng xay sẵn

Cua đồng xay là món ăn được nhiều người ưa thích, dù vậy một vài nơi lại bán cua đồng xay sẵn không hợp vệ sinh.

Tiềm ẩn nguy cơ không an toàn vệ sinh

Điểm ăn chơi “ngon, bổ, rẻ” gần Hà Nội dịp nghỉ lễ 2/9

(Kiến Thức) - Nếu đã quá nhàm chán với sự ồn ào của thành phố, bạn có thể tìm đến những điểm du lịch ngoại thành để đổi gió dịp nghỉ lễ 2/9.

Diem an choi "ngon, bo, re" gan Ha Noi dip nghi le 2/9
 Vườn quốc gia Ba Vì có thể coi là một điểm du lịch lý tưởng dịp nghỉ lễ 2/9 cho những ai muốn khám phá. Không chịu nhiều ảnh hưởng của bàn tay con người, núi Ba Vì cần đi qua những cung đường đèo núi dốc và quanh co. Ảnh: VamVo.

Toàn cảnh dự án khách sạn 6 sao giáp Hồ Gươm gây tranh cãi

(Kiến Thức) - Dự án khách sạn 6 sao giáp Hồ Gươm từng gây tranh cãi đã động thổ từ hồi tháng 1/2017. Hiện khu đất đã được rào tường cao ở mặt tiền đường Lê Thái Tổ...

Thời gian qua, thông tin Hà Nội sẽ phá 2 biệt thự cũ cạnh Hồ Gươm để xây khách sạn siêu sang đang khiến dư đặc biệt quan tâm, bởi vị trí xây dựng khu khách sạn nằm ngay Di tích Quốc gia đặc biệt Hồ Gươm – một biểu tượng của dân tộc Việt Nam với sự hội tụ các giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, lại ở vị trí đẹp nhất của Hà Nội, có giá trị tới cả tỷ đồng một mét vuông.

Theo đó, khu đất dự kiến xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam (thuộc Tập đoàn BRG) đang quản lý được Sở TN&MT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BD 985958 vào ngày 8/3/2011.

Khu đất xây dựng dự án khách sạn 6 sao giáp Hồ Gươm này là đất có thời hạn 50 năm (đến năm 2043), có mặt tiền dài nhất của tuyến phố Lê Thái Tổ, bởi hiện tuyến phố này được đánh theo số chẵn từ số 2 đến số 48 thì khu đất này đã bao gồm từ số 22,24,26,28,30,32.

Toan canh du an khach san 6 sao giap Ho Guom gay tranh cai
Dự án khách sạn 6 sao giáp Hồ Gươm từng gây tranh cãi đã động thổ từ hồi tháng 1/2017. Ảnh: Kinh tế & Tiêu dùng. 

Cũng theo thông tin tìm hiểu, dự án tổ hợp công trình khách sạn và dịch vụ tại 22-32 Lê Thái Tổ được chủ đầu tư đệ trình mang tên Oriental Luxury với quy mô các công trình phía trong cao 6 tầng và tầng áp mái (tương đương 24m); công trình phía ngoài cao khoảng 16m và có 5 tầng hầm.

Ngày 17/1/2017, dự án khách sạn 6 sao nằm trên khu đất vàng nhìn thẳng ra Hồ Gươm (trước đây là siêu thị Intimex trên phố Lê Thái Tổ, Hà Nội) đã được khởi công xây dựng. Theo BRG, dự án khách sạn 6 sao với quy mô khoảng 100 phòng hạng sang này khi đi vào hoạt động và là cơ sở lưu trú đầu tiên mang thương hiệu Four Seasons tại Thủ đô.

Tuy nhiên, việc xây dựng công trình tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp ở số 22-32 Lê Thái Tổ ngay sát di sản quốc gia đặc biệt Hồ Gươm trước đó đã gây ra nhiều tranh cãi.

Cụ thể, ngày 8/3/2016, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam, KTS Nguyễn Tấn Vạn đã có văn bản gửi ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội góp ý về kiến trúc của dự án.

Theo Hội KTS Việt Nam chuẩn bị triển khai xây dựng tổ hợp công trình khách sạn và dịch vụ tại số 22-32 Lê Thái Tổ, Công ty CP Intimex Việt Nam đang căng panô mặt đứng công trình mới theo kiểu kiến trúc Pháp để thông báo với cộng đồng xã hội.

Nhận thấy hình thức kiến trúc của công trình mới không phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực Hồ Gươm, một di sản cấp quốc gia đặc biệt, Hội đồng Kiến trúc của Hội KTS Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến của các thành viên và chuyên gia. Sau khi nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến góp ý về kiến trúc công trình tại số 22-32 phố Lê Thái Tổ, Hội có những ý kiến. Hội đồng Kiến trúc của Hội KTS Việt Nam cho rằng, công trình có chức năng dịch vụ, thương mại và khách sạn là phù hợp.

Phát biểu trong phiên họp ngày 2/8/2016, đại biểu Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, khu vực hồ Gươm là di tích lịch sử quốc gia, rất nhạy cảm. Vì vậy, đề nghị UBND thành phố và các sở ngành chức năng làm rõ căn cứ nào để xây dựng công trình khách sạn tại siêu thị Intimex.

“Chúng ta đừng để bỏ rất nhiều tiền để phá những cái đã xây dựng, rồi lại mất rất nhiều tiền để xây dựng lại những thứ đã phá”, đại biểu Nguyễn Hoài Nam nói.

Phản hồi chất vấn này, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho biết, thành phố đã lập quy hoạch phân khu hồ Gươm theo hướng bảo tồn. Trong quá trình triển khai, Hà Nội đã lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia uy tín. Đồng thời xin ý kiến các bộ ngành liên quan. Hiện quy hoạch đã hoàn thành và báo cáo UBND thành phố.

“Đối với dự án xây dựng khách sạn của Intimex trên phố Lê Thái Tổ, hiện dự án này chưa được thành phố phê duyệt, đang trong quá trình xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Bởi đây là khu vực đặc biệt nhạy cảm, cấp quốc gia nên đang trong giai đoạn xin ý kiến”, ông Vinh khẳng định.

Bên cạnh đó, trao đổi với báo chí, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nếu quan điểm, khi xây dựng công trình này cần phải lưu ý và giải quyết hai vấn đề:

“Mặt đứng phía ngoài của công trình tạo nên một thể thống nhất, đơn điệu, nên bức tường dù bằng chất liệu gì cũng không tốt. Vì vậy cần phải chia nhỏ ra để mặt đứng công trình hài hòa với kiến trúc xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm (xung quanh khu vực dự định xây khách sạn đều là một số công trình kiến trúc nhỏ).

Trong tương lai lâu dài, các tuyến phố xung quanh hồ Gươm trở thành tuyến phố đi bộ, nên cần phải quan tâm đến vấn đề giao thông. Nếu khi hồ Gươm trở thành phố đi bộ thì xe ra vào khách sạn như thế nào?

Bởi có khách sạn thì phải có nơi đỗ xe, mật độ giao thông quanh khu vực đó cũng nhiều hơn. Vì vậy cần phải tính toán làm sao để khu vực khách sạn đó không trở thành nút thắt về giao thông.

Đó là bài toán về lâu dài cần phải tính toán và giải quyết thấu đáo. Việc xây dựng công trình kiến trúc ở khu vực xung quanh hồ Gươm không chỉ tính toán cho hiện tại mà còn phải cho tương lai nữa”.

Trong khi đó, tại một diễn biến khác, ngày 20/10/2016, HĐND TP đã có văn bản gửi UBND TP về việc đưa công trình tại nhà số 30, 32 phố Lê Thái Tổ ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (QH-KT) đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ.

Về việc này, UBND TP chấp thuận về nguyên tắc với nội dung của báo cáo, đề xuất nêu trên, giao Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh phương án quy hoạch, kiến trúc, lấy ý kiến các tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia quy hoạch kiến trúc, thông tin rộng rãi để nhân dân và các nhà khoa học được biết, góp ý; thực hiện đúng các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, HĐND TP và các quy định hiện hành.

UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, xác định đầy đủ, chính xác các nhà biệt thự thuộc và không thuộc đối tượng quản lý theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, báo cáo UBND TP để báo cáo HĐND TP điều chỉnh nghị quyết tại kỳ họp cuối năm 2016.

Ngày 30/6/2017, tại cuộc họp báo trước Kỳ họp thứ tư, HĐND thành phố Hà Nội khoá XV, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội, cho hay, khu vực xây dự án khách sạn cạnh Hồ Gươm không phải là nhà biệt thự mà thuộc diện Công trình kiến trúc khác cần được bảo tồn. Việc xây dựng khách sạn này liên quan đến thiết kế cảnh quan kiến trúc khu vực hồ Gươm, là một loại kiến trúc đặc biệt nên xây như thế nào, kiến trúc ra sao phải được Thủ tướng phê duyệt.

Tập đoàn BRG (BRG Group) do bà Nguyễn Thị Nga làm Chủ tịch HĐQT (cũng là Chủ tịch SeABank) bắt đầu mua cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2009 và sở hữu 11,59% cổ phần tại đây, bà Nga cũng trở thành Chủ tịch HĐQT Intimex Việt Nam.

Đến cuối năm 2015, xuất hiện thông tin Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán 34,3% tại Intimex Việt Nam cho Công ty Thung lũng Vua – một thành viên của tập đoàn BRG. Thương vụ này hoàn tất đã nâng sở hữu của tập đoàn BRG tại Intimex lên 45,89%. Như vậy, hiện BRG Group trở thành cổ đông lớn nhất Intimex Việt Nam.

BRG Group đầu tư và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và sân golf, trong khi Intimex Việt Nam lại hoạt động chính ở các lĩnh vực siêu thị bán lẻ, thực phẩm, đồ uống, vui chơi giải trí… Nhiều người dự đoán, việc tập đoàn BRG thâu tóm Intimex là bởi công ty này đang sở hữu, quản lý quỹ đất lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Ngoài khu đất tại số 22 - 32 Lê Thái Tổ tại Hà Nội nói trên, Intimex còn có hệ thống 14 siêu thị đều ở các vị trí trung tâm của các thành phố lớn trên cả nước.