Bán hàng online: 8 triệu người trở thành giám đốc, tỷ phú

Với sự bùng nổ của thị trường mua sắm trực tuyến, hơn 8 triệu người có thể trở thành doanh nhân thương mại điện tử.

Theo báo cáo mới nhất của Google và Temasek về nền kinh tế Internet Đông Nam Á, thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2015-2025 so với ba lĩnh vực du lịch trực tuyến, gọi xe, truyền thông trực tuyến.
Năm 2018, quy mô của thị trường TMĐT là 23 tỷ USD, vẫn xếp sau du lịch trực tuyến. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng “chóng mặt”, TMĐT sẽ bỏ xa du lịch trực tuyến và dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh tế Internet ở Đông Nam Á, đạt quy mô 102 tỷ USD vào năm 2025.
Indonesia đang là quốc gia dẫn đầu thị trường TMĐT Đông Nam Á, với quy mô hơn 12 tỷ USD trong năm 2018. Xếp sau Indonesia và Thái Lan. Thị trường TMĐT Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực, với quy mô 2,8 tỷ USD. Đến 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể vượt Thái Lan và xếp thứ hai trong khu vực, với quy mô 15 tỷ USD.
Ban hang online: 8 trieu nguoi tro thanh giam doc, ty phu
 Mua sắm trực tuyến phát triển mạnh ở Đông Nam Á.
Đánh giá về tiềm năng của thương mại điện tử, tại diễn đàn thương hiệu tương lai LazMall, ông Pierre Poignant, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada, nhận định, một thống kê cho thấy các triệu phú châu Á dành hơn 3 giờ trên smartphone mỗi ngày. Đây là tiềm năng rất to lớn cho ngành thương mại điện tử.
Năm ngoái, trang thương mại điện tử này đã lập kỷ lục mới, với đội giao hàng trên khắp Đông Nam Á cung cấp hơn 1 triệu bưu kiện trong một ngày. Hãng mạnh tay thuê ba máy bay để đưa hơn 200 tấn bưu kiện từ người bán xuyên biên giới cho người mua ở Indonesia, Philippines và Thái Lan trong thời gian nghỉ lễ.
Theo đại diện Lazada, trên toàn khu vực, 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ rất muốn đầu tư vào công nghệ để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong nền kinh tế kỹ thuật số.
“Không có một nhà bán hàng nào là quá nhỏ bé để vươn lên, cũng như không có thương hiệu nào là quá lớn để trở thành “Siêu doanh nghiệp điện tử”. Đó là lý do tại sao chúng tôi công bố những giải pháp nhằm giúp các thương hiệu và người bán gia tăng tốc độ số hóa và tiếp cận khách hàng tốt hơn”, ông Pierre Poignant chia sẻ.
Theo Bangkok Post, họ đặt mục tiêu tạo ra 20 triệu việc làm thương mại điện tử và phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030 bằng cách khuyến khích 8 triệu người trở thành doanh nhân thương mại điện tử.
Cuộc đua quyết liệt
Liên quan tới thị trường Việt Nam, chủ tịch Tập đoàn Lazada, Jing Yin, đánh giá: “Chúng tôi nhìn thấy một sự phát triển cực kỳ lớn của thị trường Việt Nam, đặc biệt mảng điện gia dụng. Việt Nam là thị trường tiềm năng và có cơ hội, nhiều người trẻ quan tâm.”
Nhìn chung, trong năm 2018, thị trường TMĐT Việt Nam đã có một năm phát triển sôi động. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỷ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, thế hệ mua sắm chủ lực đang dịch chuyển dần sang Millenials và trong tương lai không xa sẽ là Thế hệ Z (Gen Z). Hai thế hệ này có điểm chung là dành rất nhiều thời gian trên mạng và sử dụng các thiết bị di động. Vì lý do này, những ứng dụng mua sắm trên di động đang ra đời ngày càng nhiều nhằm nắm bắt và chuyển đổi “người dùng điện thoại di động” thành “người mua sắm”.
Mặc dù vậy, TMĐT ở Việt Nam đúng là rất tiềm năng, nhưng để trụ được, các nhà đầu tư phải có tiềm lực mạnh, chấp nhận lỗ trong thời gian đầu và phải kiên trì nỗ lực nếu muốn thu được “quả ngọt”.
Ông Jeremy Chew, chuyên viên về thị trường TMĐT Đông Nam Á của iPrice, cho biết rằng kiến thức về thị trường nội địa là rất quan trọng trong cuộc đua giành thị phần TMĐT. Các công ty TMĐT luôn phải hiểu rõ nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng ở từng quốc gia và đó chính là một lợi thế.
Bên cạnh đó, thanh toán vẫn luôn là một bài toán gây đau đầu cho các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam. Theo báo cáo của Google và Temasek, hiện chỉ có 25% số người tiêu dùng Việt Nam chọn thanh toán online khi mua hàng trực tuyến, còn lại 75% vẫn sử dụng hình thức COD (trả bằng tiền mặt khi nhận hàng). Hình thức thanh toán bằng tiền mặt tuy mang lại cảm giác bảo đảm cho người mua nhưng lại tồn tại nhiều nguy cơ cho các doanh nghiệp TMĐT.
Sau những cuộc đua giảm giá trong các năm trước, đánh dấu một sự chuyển hướng của các công ty TMĐT trong cách tiếp cận khách hàng tại Việt Nam: thiên về giải trí và gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Lazada vừa công bố một chuỗi dịch vụ và sản phẩm mới để hỗ trợ các nhà bán hàng và thương hiệu tại Đông Nam Á nhằm giải quyết 3 "nỗi đau đầu" của doanh nghiệp: xây dựng thương hiệu, tiếp thị và bán hàng.
“Mục tiêu là làm cho họ cảm thấy vui vẻ khi mua sắm. Khách hàng, không chỉ cần mua được hàng hóa tốt mà còn cần những trải nghiệm vui vẻ. Đó là mục tiêu chúng tôi hướng tới”, đại diện doanh nghiệp khẳng định.
Có thể nói, TMĐT là một cuộc đua tốn kém, khốc liệt của các doanh nghiệp. Gần khép lại năm 2018, trang thương mại điện tử VuiVui.com của Thế Giới Di Động đóng cửa, một lần nữa khẳng định sự cạnh tranh tàn khốc của thị trường này.

Nghề người mẫu​ bán hàng online: Xu hướng mới cho giới trẻ

Công việc khá vất vả, nhiều áp lực nhưng bù lại có thể “kiếm” được khá nhiều tiền từ nghề làm người mẫu quảng cáo bán hàng online. Đó cũng là lý do thu hút nhiều bạn trẻ thử sức với công việc này.

Sự ra đời và phát triển mạnh của các kênh dịch vụ bán hàng qua mạng (online) thì nghề người mẫu bán hàng online cũng trở nên sôi động hơn. Do đó nhiều bạn trẻ sẵn sàng thử sức làm người mẫu cho các shop quần áo thời trang, mỹ phẩm… để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và đang trở thành công việc hot được tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội.
Nghe nguoi mau​ ban hang online: Xu huong moi cho gioi tre
 Áp lực doanh số bán hàng là điều không đơn giản đối với những bạn làm mẫu online.
Chịu khó “cày”, thu nhập cũng rủng rỉnh
Người mẫu bán hàng online Thúy Diễm (21 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ, cô đã làm công việc này được hơn 2 năm kể từ khi đang còn là sinh viên. Nhiệm vụ chính là làm mẫu quảng cáo cho các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ trang sức… dưới hình thức livestream cho khách xem hoặc chụp ảnh đưa lên mạng. Trung bình một buổi làm việc từ 1,5 đến 2 tiếng. Theo Diễm, làm người mẫu chứ thực ra không phải trình diễn catwalk hay tạo dáng, phong cách đi đứng… như người mẫu chuyên nghiệp mà mọi người thường thấy. Làm mẫu online chỉ đơn giản là giới thiệu các mẫu hàng mới theo yêu cầu của chủ shop bằng cách mặc thử, tư vấn cho khách hàng, giải đáp thắc mắc, tư vấn về màu sắc, số đo để khách có thể chọn được sản phẩm ưng ý.
Hiện trung bình một tuần Diễm làm việc sáu ngày cho ba cửa hàng thời trang, thường livestream một ngày khoảng 3 đến 4 show. Công việc khá bận rộn, nhưng bù lại mức thu nhập khá nếu như chịu khó “cày”.
Chị Lê Thị Trang, chủ shop thời trang online cho biết, để tuyển được người mẫu bán hàng online dễ thì dễ nhưng cũng rất khó. Dễ bởi yêu cầu người mẫu không quá khắt khe, chỉ cần có ngoại hình thiện cảm, dáng cân đối, cao từ 1,6m đến 1,65m, nặng 45- 53kg mặc size S hoặc M là chuẩn. Ngoài ra, người làm mẫu online phải hòa đồng, vui vẻ, tự tin, nói chuyện có duyên, hoạt bát, giọng nói dễ nghe, đi làm đúng giờ và phải biết tự trang điểm khi livestream.
Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là tuyển được một người mẫu online đạt chuẩn là quá dễ. Bởi theo chị Trang ngoài những yêu cầu căn bản nói trên, người mẫu online thực ra cũng là một nhân viên bán hàng. Điều cốt yếu là họ phải có “duyên” bán hàng, để mỗi lượt livestream phải thu hút được nhiều người view “xem” và chia sẻ. Quan trọng hơn là khách hàng xem xong phải chốt đơn hàng như vậy mới gọi là thành công. Nên không phải cứ bạn nào có ngoại hình, giọng nói hay cũng đáp ứng được công việc làm mẫu online.
Nghe nguoi mau​ ban hang online: Xu huong moi cho gioi tre-Hinh-2
Thông tin đăng tuyển người mẫu online trên mạng xã hội. 
Rủi ro, áp lực “nghề nghiệp”

Bộ Công thương lên tiếng về thông tin “khan hiếm xăng dầu”

(Kiến Thức) - Trước thông tin một số doanh nghiệp phân phối xăng dầu phản ánh khan hiếm nguồn cung, Bộ Công thương đã lên tiếng phản bác.

Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu thế giới có những biến động về cung cầu và giá ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu trong nước. Nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương đã yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, cung ứng đủ, liên tục nguồn hàng xăng dầu cho các đơn vị tiêu thụ trong hệ thống. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến nguồn hàng, trường hợp gặp khó khăn, vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo về Bộ Công thương để có phương án xử lý kịp thời.
Theo báo cáo của các Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và một số Sở Công thương, hiện nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước vẫn đang được các doanh nghiệp đầu mối cung cấp đầy đủ, đồng thời các doanh nghiệp cam kết sẽ bảo đảm nguồn cung liên tục, không bị gián đoạn cho hệ thống bán lẻ xăng dầu của mình.

Nước mắt ở ngôi chợ 'phụ nữ bồng heo' độc nhất vô nhị Việt Nam

Ở ngôi chợ phụ nữ bế heo như bế con của Việt Nam giờ đây chìm trong nước mắt bởi “cơn bão” mang tên dịch tả lợn Châu Phi.

Gần một tháng nay, chợ Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) vắng hẳn bầu không khí chộn rộn, tấp nập người mua - kẻ bán.