Ban bố tình trạng khẩn cấp với hàng loạt sự cố sạt lở ở Hà Nội

Tình trạng khẩn cấp được ban bố khi nhiều sự cố sạt lở xảy ra ở ngoại thành Hà Nội. Những sự cố này có thể gây nguy hiểm cho người dân nếu không được xử lý kịp thời.
 

UBND Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà trên địa bàn xã Thái Hòa, huyện Ba Vì.
Theo đó, chiều dài sạt ở bờ sông khoảng 655 m. Đây là khu vực có 15 hộ dân với 52 nhân khẩu đang sinh sống lâu đời. Tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng trong phạm vi khu đất của 3 hộ gia đình.
Các vị trí sạt lở đang diễn biến xấu và có xu hướng phát triển mở rộng. Một số vị trí sạt lở cách nhà dân 3-5 m, gây nguy hiểm cho các hộ dân trong khu vực.
Cùng ngày, lãnh đạo Hà Nội cũng ký thêm 2 quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp cho sự cố sạt lở bờ sông Bùi, sông Đáy trên địa bàn xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ và bờ sông Đáy ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai.
Tại huyện Chương Mỹ, sự cố sạt lở đã làm nhiều bụi tre, cây cối, vật kiến trúc của 18 hộ dân bị sạt xuống sông, làm nứt và đổ nghiêng khoảng 125 m kè đá bờ ở khuôn viên đình Lưu Xá, xã Hòa Chính. 
Còn vị trí xảy ra sự cố ở huyện Quốc Oai nằm tại K12+450 đến K12+480 mái thượng lưu đê hữu Đáy. Với diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp, sự cố này đang uy hiếp đến an toàn tuyến đê hữu Đáy.
Cơ quan chuyên môn nhận định nếu không được xử lý kịp thời, việc sạt lở tại các bờ sông sẽ tiếp tục diễn ra và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê điều, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân sinh sống gần đó.
Ban bo tinh trang khan cap voi hang loat su co sat lo o Ha Noi
Nhiều sự cố sạt lở diễn ra tại Hà Nội và các địa phương khác trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Anh Minh. 
Trước tình hình này, UBND Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường bảo vệ, đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Thành phố chỉ đạo UBND các huyện Ba Vì, Quốc Oai và Chương Mỹ ngăn không cho người dân vào khu vực sạt lở, kịp thời tuyên truyền, thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng phạm vi và nguy cơ sạt lở tiếp diễn hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố để người dân biết, chủ động phòng tránh. Tàu, thuyền được khuyến cáo hạn chế qua lại khu vực sạt lở.
Sở NN&PTNT được giao tổ chức thực hiện ngay việc khoanh vùng vị trí sạt lở và phạm vi sạt lở tiếp diễn, hoặc có nguy cơ sạt lở. Cơ quan chuyên môn cần đặt cảnh báo và đặt biển báo sự cố, thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục sự cố.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão cũng cần chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương để theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án xử lý giờ đầu theo phương châm "4 tại chỗ", thực hiện báo cáo theo quy định.

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Các mốc thời gian thí sinh cần nhớ

Thí sinh cần nhớ các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để tránh sai sót.

Thi tot nghiep THPT 2020: Cac moc thoi gian thi sinh can nho
 Ảnh minh họa thí sinh.
Từ 15/6 đến 30/6: Các sở GD-ĐT, điểm thu nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi kì thi tốt nghiệp THPT, đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Mưa lũ “khủng khiếp huyện Phong Thổ khiến 6 người chết, 5 người mất tích

Con số thương vong do sạt lở đất tại 2 xã Mù Sang và Vàng Ma Chải (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) chiều 3/8 đã lên tới 15 người.
 

Thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, tính đến 17h15 ngày 3/8/2018, mưa lũ trên địa bàn huyện Phong Thổ đã khiến 6 người chết, 5 người mất tích và 2 người bị thương; 7 nhà bị sập hoàn toàn trong đó 1 hộ ở xã Mù Sang, 4 hộ ở xã Vàng Ma Chải và 2 nhà ở xã Dào San…
Danh tính 6 người chết gồm bà Lý Thị Trà (64 tuổi) ở bản Sin Chải, xã Mù Sang; Phàn Lở Mẩy (30 tuổi), Lý Lao Tả (17 tuổi), Lý Láu Lở (15 tuổi), Lý Lao Sản (15 tuổi), Lý Lao Tả (17 tuổi) đều thuộc bản Nhóm 1, Xã Vàng Ma Chải. Hai người bị thương là Ma A Sình (15 tuổi) và Ngà Thị Dở (52 tuổi) đều trú tại bản Sin Chải, xã Mù Sang.