Bài toán “cô hay trò sai” và đôi điều tâm sự

Những ngày qua, cộng đồng mạng chia sẻ bài toán tính nhanh cấp tiểu học kèm chú thích “cô hay trò sai”.

Nếu bức ảnh phản ánh đúng sự thật, giáo viên chấm bài đã sai. Nhiều ý kiến cho rằng chưa chắc bài toán này do cô giáo chấm trên lớp, các em có thể học thêm ở trung tâm, gia sư hay cha mẹ chữa bài cho con...
Đọc các bình luận trên mạng, người lịch sự nhẹ nhàng nhắc nhở “cô nên xem lại”, nặng nề hơn hơn thì bảo “cô cần học lại cấp 1”.
Người ta bình luận những lời vô thưởng vô phạt chỉ để cho vui, không quan tâm có ai tổn thương không. Họ dựa vào một lỗi “được cho là của giáo viên” để chỉ trích, phủ nhận sự cố gắng, nỗ lực của nhiều thầy, cô giáo.
Khi định kiến hình thành, người ta không còn cái nhìn khách quan của người ngoài cuộc để đánh giá. Họ vin vào những sai sót, dù lớn hay nhỏ, để chỉ trích. Giáo viên trở thành nạn nhân đơn giản vì đã có quá nhiều vụ nhà giáo hổng kiến thức, yếu chuyên môn bị đưa lên mạng xã hội.
Bài toán tính nhanh thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến chỉ trích giáo viên dù chưa biết rõ ai chấm bài. Ảnh chụp màn hình.
Bài toán tính nhanh thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến chỉ trích giáo viên dù chưa biết rõ ai chấm bài. Ảnh chụp màn hình. 
Mỗi lần như vậy, những lời bình luận tiêu cực như “bệnh trầm kha của ngành giáo dục” hay “không đậu trường nào mới học sư phạm”, “các trường sư phạm thi nhau vơ bèo vạt tép để kéo người vào học” lại xuất hiện.
Một giáo viên khẳng định nhiều người tự ra bài toán, giải theo kiểu vớ vẩn rồi đăng lên mạng chỉ để... câu like. Bao nhiêu tiếng xấu, giáo viên lãnh đủ.
Có lẽ, nhiều người nghĩ rằng cứ nói vậy, ai sai người đó chột dạ, những thầy cô giáo giỏi chỉ cần nghĩ “chắc họ chừa mình ra”. Thế nhưng, người trong cuộc không nghĩ thế.
Tôi không phủ nhận ngành sư phạm hiện nay còn những giáo viên hổng kiến thức, yếu nghiệp vụ và “con sâu làm rầu nồi canh”. Nếu bức ảnh “cô hay trò sai” phản ánh đúng sự thật, cô giáo chấm bài thực sự sai thì có đáng bị chỉ trích như vậy không?
Nếu làm sai, bạn thích nghe lời góp ý thẳng thắn, mang tính xây dựng hay lời chỉ trích, miệt thị? Khi bình luận ác ý, hằn học như vậy vì lỗi sai của người khác, bạn sẽ nhẹ nhõm, thoải mái, tiến bộ hơn sao?
Trong số những người đang chỉ trích giáo viên, ai dám khẳng định thành công họ đạt được hôm nay hoàn toàn là kết quả từ quá trình tự cố gắng, phấn đấu mà không có sự giúp đỡ từ nhà giáo? Thầy cô sẽ nghĩ gì khi học trò cũ dùng câu “không đậu trường nào mới vào học sư phạm” để đền đáp công lao dạy dỗ năm xưa?
Tôi từng dạy một cô bé và quan niệm tự thầy cô không thể làm nên trò giỏi nhưng nếu trò hư, phụ huynh và giáo viên nên kiểm điểm bản thân trước khi trách móc các em.
Học trò từng phàn nàn giáo viên dốt, ra đề sai nhưng lại ép học sinh làm bài đúng. Lời nhận xét này thực sự khiến tôi giật mình vì con trẻ thời nay khác chúng tôi ngày trước.
Tôi đánh giá cao những đứa trẻ biết tự suy nghĩ chứ không chỉ lấy giáo viên làm chuẩn. Học trò có thể phản bác lại thầy cô hay từ chối những yêu cầu vô lý của người lớn. Song chúng phải hợp lý và bằng thái độ tôn trọng người dạy mình.
Sau này có con, tôi sẽ không để cháu lên mạng đọc những bình luận ác ý về giáo viên, càng không chỉ trích bất cứ người thầy nào với thái độ thiếu tôn trọng.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Mời quý độc giả xem video về thần đồng 12 tuổi nước Mỹ (nguồn Zing):

Vì sao bà nội 51 tuổi xinh như gái 18 lại “lặn mất tăm“?

"Bản thân tôi mấy ngày nay cũng không thể liên lạc được với cô ấy", nhiếp ảnh gia Tú Bùi nói về bà nội 51 tuổi xinh như gái 18 mới gây bão.

Vi sao ba noi 51 tuoi xinh nhu gai 18 lai lan mat tam?
Những ngày qua, trên khắp các diễn đàn giải trí dành cho giới trẻ đồng loạt chia sẻ những hình ảnh với tựa đề “Bà nội và cháu”. 

Đám cưới đồng tính ở Đồng Nai gây xôn xao

(Kiến Thức) - Đám cưới đồng tính nam ở Đồng Nai được tổ chức hoành tráng, như một cách thể hiện mong muốn được sống bên nhau một cách "danh chính ngôn thuận" của đôi trẻ. 

Dam cuoi dong tinh o Dong Nai gay xon xao
Tình yêu đồng giới không còn là điều quá xa lạ ở Việt Nam, nhưng không phải cặp đôi đồng tính nào cũng có thể đi đến được "cái kết đẹp", thành hôn với nhau theo hướng danh chính ngôn thuận. Mới đây ở Đồng Nai, một cặp đôi đồng tính nam đã khiến cộng đồng LGBT Việt Nam xôn xao bằng việc tổ chức một đám cưới khá hoành tráng với sự chứng kiến và đồng thuận của gia đình đôi bên cùng bạn bè thân thiết. Ảnh trong bài: BridgetSi.

Tìm sự thật vụ cô gái 21 tuổi mang gương mặt già nua

(Kiến Thức) - Thông tin về một cô gái 21 tuổi mang gương mặt già nua do "bị bệnh lão hóa từ nhỏ" đang tạo ra nhiều tranh cãi, hoài nghi trên cộng đồng mạng. 

Tim su that vu co gai 21 tuoi mang guong mat gia nua
 Hôm 15/12, trên một số fanpage nổi tiếng xuất hiện loạt ảnh, lời kêu gọi sự giúp đỡ của một người sử dụng tài khoản Facebook mang tên N.Như. Cô gái này kể rằng bản thân mình sinh năm 1995 nhưng lại mang khuôn mặt như của người 40-50 tuổi. Do không biết mình mắc bệnh gì nên Như đem ảnh của mình lên mạng để xin giúp đỡ, lời khuyên của dân mạng. N.Như đã viết như sau: "Ai có cách gì làm mình trẻ lại một chút không (mình bị bệnh lão hóa từ nhỏ)? Mình thực sự mệt mỏi khi mới ngoài 20 mà ai cũng gọi bằng cô, bằng bác. Em muốn được làm con gái 1 lần".