Bãi thử hạt nhân của Triều Tiên vẫn hoạt động

Trang mạng 38 độ Bắc của Viện nghiên cứu Mỹ-Triều thuộc Đại học John Hopkins (Mỹ) chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên ngày 23/4 cho biết, bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên vẫn "hoạt động đầy đủ".

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ngày 21/4 hãng thông tấn Trung ương Triều Tien (KCNA) dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng nước này đã ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đồng thời đóng bãi thử hạt nhân của Triều Tiên là Punggye-ri.
 
Bên cạnh đó cũng có thông tin nói rằng Triều Tiên quyết định đóng bãi thử Punggye-ri là do địa điểm này không thể sử dụng được.
Tuy nhiên, trước những thông tin trên, trang mạng 38 độ Bắc cho biết bãi thử Punggye-ri ở phía Đông Bắc Triều Tiên có thể được kích hoạt lại bất cứ khi nào cần. Trang này nêu rõ, bãi thử Punggye-ri, nơi từng diễn ra 6 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, vẫn hoạt động đầy đủ.
Triều Tiên dường như đã bỏ Cổng Bắc sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hồi tháng 9/2017 song “đường hầm mới quan trọng” đã được phát hiện ở Cổng Tây hồi đầu tháng 3 vừa qua. Việc đào đường hầm mới này đã giảm vào giữa tháng 3 song không hoàn toàn ngừng vào đầu tháng 4. Điều này cho thấy hoặc đường hầm này đã được hoàn thiện và sẵn sàng cho thử nghiệm mới trong tương lai hoặc việc giảm tốc độ đào hầm này đơn giản là phản ánh những thay đổi chính trị đang diễn ra.
Theo trang web 38 độ Bắc, không có cơ sở để kết luận rằng bãi thử này không còn khả thi cho thử nghiệm hạt nhân trong tương lai và vẫn còn 2 cổng có thể được sử dụng cho các vụ thử trong tương lai nếu Triều Tiên ra lệnh làm điều này.

Soi "cái nôi hạt nhân" của Triều Tiên trước khi đổ sập

(Kiến Thức) - Được xem là "cái nôi" của vũ khí hạt nhân Triều Tiên, bãi thử hạt nhân Punggye-ri  đang có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap
Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên nằm sâu trong núi Mantap. Đây là địa điểm Triều Tiên thực hiện các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của nước này kể từ năm 2006 cho tới nay, và gần đây nhất là vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3/9. Ảnh: The Sun.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-2
Theo trang mạng 38 North, những bức ảnh vệ tinh cho thấy các vụ thử hạt nhân tại Punggye-ri đã tác động trực tiếp tới tầng địa chất tại núi Mantap gây ra nhiều vụ sạt lở đất xung quanh khu vực này. Ảnh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 12/4/2017. Ảnh: The Sun. 

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-3
 Ảnh vệ tinh chụp khu vực xung quanh bãi thử Punggye-ri ngày 1/10/2016. Ảnh: The Sun.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-4
Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản đưa tin, một đường hầm trong bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã bị sập hôm 10/10, khiến 200 người có thể đã thiệt mạng. Ảnh: The Sun.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-5
Cụ thể, khoảng 100 người mắc kẹt trong khi căn hầm đang xây dựng bị sập tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri và thêm 100 người có thể đã thiệt mạng trong vụ sập hầm thứ hai khi họ đang cố cứu những người mắc kẹt. Ảnh: The Sun.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-6
Theo Đài truyền hình Nhật Bản, vụ sập hầm xảy ra vào ngày 10/10 dường như là kết quả của vụ thử hạt nhân hôm 3/9. Ảnh: The Sun.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-7
Ảnh chụp bãi thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 8/9/2017, vài ngày sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch, vũ khí hạt nhân mạnh nhất từ trước tới nay của Bình Nhưỡng. Ảnh: The Sun. 

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-8
Trước đó, các chuyên gia từng cảnh báo nền đất tại bãi thử hạt nhân của Triều Tiên ở núi Mantap có thể kém bền vững sau 6 vụ thử hạt nhân và một vụ sụp đổ có thể xảy ra bất cử lúc nào. Ảnh chụp vùng núi Mantap trước vụ thử hạt nhân ngày 3/9 của Bình Nhưỡng. Ảnh: The Sun.

Soi "cai noi hat nhan" cua Trieu Tien truoc khi do sap-Hinh-9
Bình Nhưỡng công bố bức ảnh chụp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng cạnh một loại "bom Hydro mới". Có thể thấy, trong những tháng gần đây, Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế. Ảnh: The Sun.

'Sẵn sàng hoan nghênh đối thoại Mỹ-Triều Tiên ở Việt Nam'

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng Việt Nam hoan nghênh mọi động thái hòa giải Mỹ - Triều cũng như việc lãnh đạo 2 nước có thể gặp nhau ở Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của đài SBS Australia về khả năng Việt Nam có thể được chọn là địa điểm cho cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh khả năng này.