Bác sĩ nhi khoa Ấn Độ khuyến khích... ăn phân bò!

Một bác sĩ tại Ấn Độ gây nhiều tranh cãi khi chia sẻ khoảnh khắc ăn phân bò để chứng minh những lợi ích mà chúng mang lại.

Đã từ rất lâu, ngành y học cổ truyền tại Ấn Độ đã nhận định phân bò có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư hay Covid-19. Tưởng chừng chỉ có những người hoạt động trong ngành y học cổ truyền ở Ấn Độ mới tin điều này nhưng mới đây, một bác sĩ ngoại khoa khiến công chứng ngỡ ngàng khi đăng tải đoạn clip khẳng định lợi ích "thần kỳ" của chúng. 
Theo đó, Manoj Mittal, một bác sĩ chuyên khoa nhi đến từ thành phố Karnal, bang Haryana ca ngợi ăn phân bò có nhiều lợi ích với có thể con người, đặc biệt là trí não và tâm hồn. "Mỗi phần Panchagavya (hỗn hợp chứa phân bò, nước tiểu và sữa) đều rất có giá trị đối với nhân loại. Nếu chúng ta ăn phân bò, cơ thể sẽ được "gột sạch", đồng thời giúp thanh tẩy trí não và tâm hồn", bác sĩ chia sẻ.
Bac si nhi khoa An Do khuyen khich... an phan bo!
 Chân dung vị bác sĩ ăn phân bò để "thanh tẩy trí não và tâm hồn". Ảnh: Oddity Central
Ông cũng cho biết thêm, mẹ ông thường ăn phân bò vào bữa sáng nên khi sinh nở rất dễ dàng. Cũng trong đoạn video đăng tải lên mạng xã hội, vị bác sĩ này còn gây trầm trồ khi vô tư nhặt một cục phân bò rồi ăn từng miếng một cách ngon lành. 
Hành động này lập tức nổ ra cuộc tranh cãi lớn. Trong khi một số người ca ngợi cách bác sĩ này áp dụng y học cổ truyền nước nhà vào việc chữa bệnh thì cũng có rất nhiều ý kiến khác cho rằng ông đang làm điều phản khoa học, truyền bá "sự điên rồ". "Hội đồng Y khoa Ấn Độ nên hủy bỏ giấy phép hành nghề của người này, không để ông ta kê thứ mất vệ sinh này cho những đứa trẻ vô tội", một người bình luận. 
Trong văn hóa Ấn Độ, phân bò nắm giữ một vai trò khá quan trọng. Mỗi năm, quốc gia này đều tổ chức lễ hội ném phân bò như một trong những lễ hội Hindu giáo quan trọng nhất. Ngoài ra chúng còn là thành phần trong một số loại thuốc, kem đánh răng hay dầu gội.

Lễ hội ném phân bò độc đáo ở Ấn Độ. Video: Tuổi trẻ


Bí ẩn suốt nhiều thế kỷ về nguồn gốc dòng suối thiêng ở Pháp

Suốt nhiều thế kỷ, nguồn gốc của dòng suối Fosse Dionne ở thị trấn Tonnerre cổ kính phía đông bắc nước Pháp vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Fosse Dionne là một vùng nước nổi bằng đá hình tròn được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Cứ mỗi giây, Fosse Dionne lại phun ra lượng nước khổng lồ, với lên tới 311 lít. Vào ngày mưa, lưu lượng có thể tăng lên 3.000 lít.
Trong quá khứ, nước tại đây được người La Mã sử dụng để uống, trong khi đó người Celt lại coi Fosse Dionne là nơi linh thiêng. Đến những năm 1700 của thế kỷ 18, người Pháp sử dụng nó như một nhà tắm công cộng. Tuy nhiên, trải qua chừng ấy thế kỷ, vẫn chưa ai xác định được nguồn gốc của dòng chảy. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp phải bỏ mạng khi cố gắng giải mã điều bí ẩn này. 

Việc nhẹ lương cao: Ngủ tại nhà ma ám có ngay tiền triệu

Các công ty bất động sản hoặc những người mới mua nhà sẽ chi một khoản tiền để thuê một cá nhân đến "thử" nơi bị đồn có ma ám.

Tại Châu Á, việc kinh doanh những ngôi nhà bị đồn có "ma ám" là điều gần như không thể. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, một ngành nghề mới có tên "thử nhà ma ám" xuất hiện tại Trung Quốc và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Theo đó, những người làm công việc này sẽ ngủ qua đêm tại những nơi bị "ma ám" để chứng tỏ thông tin trên chỉ là lời đồn vô căn cứ. Cứ mỗi một phút ở nhà ma ám, người nhận công việc sẽ được trả 1 tệ, tương đương kiếm được 1.440 tệ (gần 5 triệu đồng) trong 24h.

Cô giáo gây phẫn nộ khi muốn “dịch kéo dài, học sinh nhiễm bệnh“

Một giáo viên đã phải trả giá đắt khi đăng tải dòng tâm sự, hi vọng dịch bệnh có thể kéo dài càng lâu càng tốt và khiến học sinh nhiễm bệnh.

Sáng 17/11, một tài khoản tự nhận là giáo viên tiểu học ở Đại Liên đăng tải bài viết trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc, về việc hi vọng dịch bệnh COVID-19  tại đây có thể tiếp tục kéo dài càng lâu càng tốt. 
Cô cho hay, khoảng thời gian dạy học trực tiếp trên lớp, mỗi ngày đều bị các bậc phụ huynh "giày vò" đủ kiểu, không có thời gian nghỉ ngơi. Hiện tại, khi dịch bệnh hoành hành, trẻ em chỉ có thể học online, chứng kiến cảnh tượng cha mẹ học sinh than phiền việc phụ đạo cho con cái, bản thân cô cảm thấy rất vui vẻ. Do đó, cô mong dịch bệnh tại Đại Liên có thể kéo dài thêm.