Bắc Kinh “bó tay” trước việc Bình Nhưỡng thử bom H

(Kiến Thức) - Bắc Kinh chẳng thể làm gì trước việc Bình Nhưỡng thử bom H bởi vì Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un nắm quyền.

Trong bài xã luận “Trung Quốc đứng trước thách thức”, báo Pháp Le Figaro phân tích khả năng phản ứng của Trung Quốc trước việc CHDCND Triều Tiên liên tục thử hạt nhân, đặc biệt là vụ thử bom H vừa qua.
Bac Kinh “bo tay” truoc viec Binh Nhuong thu bom H
Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền. 
Lo tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố, tương đối an tâm trước thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran hồi tháng 7/2015,cộng đồng quốc tế bớt cảnh giác trước nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử. Vụ Triều Tiên thử bom H vào sáng ngày 6/1 khiến thế giới phải quay lại với nỗi lo thảm họa hạt nhân.
Bất kể là bom H (bom khinh khí, bom nhiệt hạch) hay bom A (bom nguyên tử), vụ nổ này đã gây ra cú sốc lớn trong một khu vực vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên.
Các chuyên gia không tin vào lời khoe của Bình Nhưỡng là đã làm chủ được kỹ thuật chế tạo bom nhiệt hạch, vì cơn địa chấn tạo thành từ vụ nổ hôm qua lẽ ra phải mãnh liệt hơn nhiều. Nhưng rõ ràng, Triều Tiên có tiến bộ trong lĩnh vực này, với khả năng sản xuất ra từ 8 đến 12 đầu đạn hạt nhân và các tên lửa đạn đạo với tầm bắn ngày càng xa hơn.
Pakistan, Iran và một số nước khác đã hưởng lợi từ các cơ sở thí nghiệm nguyên tử bí mật của Triều Tiên.
Một thập kỷ trừng phạt không có tác dụng gì ngoài những nỗ lực thương lượng có sự tham gia của các nước láng giềng và Mỹ. Người bảo trợ khổng lồ Trung Quốc, một lần nữa lại bị qua mặt, không giấu được sự bực tức. Nhưng theo Le Figaro, việc lên án Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vẫn là chưa đủ.
Trung Quốc có thể gây áp lực mạnh lên nước láng giềng nhỏ bé nhưng cứng đầu cứng cổ này, nhưng lại lo sợ nếu CHDCND Triều Tiên bị sụp đổ thì sự hiện diện của Mỹ lại ở ngay sát biên giới của mình. Báo Le Figaro cho rằng Washington cần tháo gỡ bằng cách đề nghị một thỏa thuận khu vực. Những hành động của Bình Nhưỡng sẽ cho thấy liệu Bắc Kinh có sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng ngoại giao tương xứng với sức mạnh kinh tế, vì hòa bình thế giới hay không.
Theo chuyên gia Shi Yongming của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, Bắc Kinh chẳng có thể làm gì được bởi vì dù sao đi chăng nữa,  “Bắc Triều Tiên chưa bao giờ nghe lời Trung Quốc, nhất là từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền”.

Mỹ: Tổng thống Assad còn tại vị đến tháng 3/2017

(Kiến Thức) - Dẫn tài liệu phân phát cho các quan chức Mỹ xử lý vấn đề  Syria, hãng tin AP nói Tổng thống Assad và bộ sậu của ông còn cầm quyền đến tháng 3/2017.

Hãng tin AP dẫn lời các quan chức Mỹ hữu quan cho biết đến tháng 3/2017,  "ông Assad sẽ từ chức tổng thống và bộ sậu thân cận của ông sẽ ra đi”.
My: Tong thong Assad con tai vi den thang 3/2017
Tổng thống Mỹ Barack Obama đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức, nhưng bầu ai làm tổng thống lại là quyền của cử tri Syria. 
Theo lộ trình của Mỹ, một cơ chế cai quản chuyển tiếp sẽ được thiết lập trong tháng 4/2016. Quốc hội Syria sẽ bị giải tán trong tháng 5/2016 và trong sáu tháng tiếp theo, hiến pháp mới sẽ được soạn thảo. Syria sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp vào tháng 1/2017. Chính phủ mới sẽ được thành lập sau các cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức tháng 8/2017.

Triều Tiên thử bom H: Thế giới sững sờ, không bất ngờ

(Kiến Thức) - Vụ thử bom H – vụ thử hạt nhân thứ tư của CHDCND Triều Tiên - khiến cho thế giới sững sờ, nhưng thực ra hoàn toàn không bị bất ngờ.

CHDCND Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất thứ tư vào lúc 10h00 (giờ địa phương) ngày 6/1/2016. Phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên tuyên bố rằng vụ thử bom H thu nhỏ được tiến hành theo lệnh của lãnh đạo Kim Jong-un,  chỉ hai ngày trước sinh nhật của ông.
Trieu Tien thu bom H: The gioi sung so, khong bat ngo
Trung tâm Khoa học và Công nghệ của CHDCND Triều Tiên. 
Vụ nổ ban đầu được ghi nhận như một trận động đất với cường độ 5,1 Richter, nhưng ngay sau đó các nhà phân tích và quan chức chính phủ đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng Bình Nhưỡng đã tiến hành một vụ thử hạt nhân.