Bà vợ “ngân hàng một chiều”?

Em không phải bà vợ “ngân hàng một chiều”, chỉ có cất tiền vô không lấy ra, em chỉ đặc biệt tiếc tiền khi anh lo toan cho bố mẹ.

Ngày bố xuất viện, em đang đi công tác hai ngày. Cửa nhà vắng lạnh, nhưng trên bàn vẫn có hoa tươi em cắm, trong tủ lạnh còn vài món ăn nhẹ em ưa thích.
Dù hôm trước, trong bữa cơm vội vàng lúc anh tạt về nhà lấy thêm chút vật dụng, em nhấm nhẳng bảo: “Tháng này chắc cả nhà ăn nước tương. Số tôi đúng là quá khổ!”.
Đó cũng là thái độ em dành cho việc anh phải chăm sóc bố đang nằm viện. Điều quan trọng nhất, tiền lương đợt này anh chẳng thể phụ em vài triệu như thường lệ, vì phải đóng viện phí, trang trải những khoản thuốc thang lặt vặt. May mà có lương đúng ngày, anh còn xoay xở được. Chứ nếu đợi em “đi mượn”, thì chẳng biết thế nào.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Mỗi lần cần xài chút tiền cho phía bên anh, sao mà khó khăn đến vậy. Câu trả lời quen thuộc luôn là: Đưa có bao nhiêu mà cứ hỏi hoài, lấy đâu ra? Anh e dè, rào trước đón sau, ướm đặt đủ thứ. Em không phải bà vợ “ngân hàng một chiều”, chỉ có cất vô không lấy ra trong những vấn đề chi dùng khác, em chỉ đặc biệt tiếc tiền khi anh phải lo toan cho bố mẹ. Trong suy nghĩ của em, bố hay “chuyện bé xé ra to”, “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”, nên em dửng dưng không quan tâm, thăm hỏi gì.
Em luôn miệng cho rằng anh chẳng biết xài tiền, có đồng nào tiêu ngay đồng ấy. Hỡi ơi, anh chỉ là một nhân viên quèn, lương ba cọc ba đồng, muốn dành dụm cũng không có cơ hội. Nhà anh lại nặng gánh, anh đâu thể thờ ơ nhìn bố mẹ đau ốm mà không tiền thang thuốc. Chỉ vậy thôi, mà em thường xuyên xa gần rằng, trên đời này hình như chỉ mỗi anh là có cha mẹ, người khác chắc là không có. Sao ba mẹ em ít khi nào than mệt, than ốm, mà bố mẹ anh cứ liên tục thế này? Có nhiều người thật không biết nghĩ cho con cái chút nào…
Chị dâu vào thăm bố, mang theo chút cháo. Em bóng gió những lời khó nghe như “lấy lòng”, “bày đặt”, “có hiếu quá sao không rước về nuôi đi”. Anh nghe mà đắng lòng, chỉ sợ tới tai ông bà nội tụi nhỏ. Bất kỳ một người đàn ông bình thường nào cũng khổ sở bất lực vì không thể hết lòng phụng dưỡng cho bố mẹ. Anh càng buồn hơn, khi em coi như đó là việc riêng của anh, chẳng liên quan gì tới mẹ con em. Lý lẽ của em rằng, hồi ba em bệnh, thì em cũng chỉ đến thăm một lần, đâu thể bỏ mặc mọi thứ để mà trông nom, chăm sóc. Anh không muốn phân tích rạch ròi, chỉ muốn có lúc nào đó chia sẻ cùng em cảm giác, em đang đối xử với anh dường như không phải người thân, mà lạnh lùng sòng phẳng đến không ngờ.
Vậy mình đang là gì của nhau đây? Anh biết em vẫn còn để bụng chuyện xa xưa, khi mình chuẩn bị kết hôn, anh đã “quên” không thành thật với em việc bố mẹ anh sức khỏe kém, bố anh tính khí có phần khó chịu, thất thường. Em về làm dâu với cảm giác “bị lừa”, từ mà em cay đắng thốt lên sau vài lần mình cãi cọ, chung quy cũng liên quan tới bố mẹ anh. Nhiều năm qua, anh đã cố gắng làm việc, thậm chí nín nhịn khi em có phần quá đáng, coi như một cách bù đắp những thiệt thòi mà em cho rằng, vì lấy anh nên em phải gánh chịu. Nhưng lần này… Anh buồn thật nhiều, cảm giác người vợ mình đang chung sống sao mà xa lạ, lạnh lùng đến vậy.

Mất người yêu vào tay em gái kết nghĩa

Tôi giật mình, bất giác nhớ lại nhiều chuyện. Không lẽ người tôi nghi ngờ lại chính là cô em “cắt máu ăn thề kết nghĩa chị em” của tôi? 

Kiên nói với tôi là anh rất bận nên không thể cùng tôi dự đám cưới đứa em họ. “Em lớn rồi chớ có phải con nít đâu mà lúc nào bắt anh kè kè một bên hoài vậy?”- anh nói mà không cười như mọi lần. Anh cũng không hẹn sẽ đón tôi như những lần khác.

Trước đây, nếu anh bận phải để tôi đi một mình thì bao giờ anh cũng tới đón sau khi xong việc. Nhưng lần này thì không. Anh cũng không nói bận chuyện gì...

Bài học tình người của con gái

Hôm qua, thấy con khóc, không ăn cơm, ba rất giận. Ba nghĩ con cái bây giờ thiệt hết biết.

Ba mẹ nói động chút xíu đã làm mình, làm mẩy, như vậy thì làm sao mà dạy dỗ?

Cổ nhân đã dạy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Con chơi với đám đó, không hư mới lạ! Thế nhưng, con lại bảo: “Sao ba không nghĩ con là đèn, muốn gần gũi để cảm hóa các bạn ấy? Các bạn đã bất hạnh, không có gia đình, mẹ cha; không ai thèm chơi. Con muốn an ủi, động viên các bạn vượt lên nghịch cảnh. Có phải con bắt chước học thói lêu lổng của các bạn ấy đâu mà ba lại mắng con giữa mặt bạn bè như vậy?”- con vừa nói vừa khóc tức tưởi.