Bài làm văn của con

Sau lần “say nắng” ấy, anh cố gắng làm tất cả để chuộc lỗi và bù đắp cho chị nhưng lòng chị đã không còn bình yên.

Chị tìm cách dằn hắt, chì chiết anh từ những điều nhỏ nhặt nhất. Anh để đôi giày không ngay ngắn, chị cáu kỉnh khó chịu. Trời mưa, anh đi làm về, cởi chiếc áo mưa treo lên móc chẳng may làm ướt cái mũ của con, chị gắt gỏng nặng lời. Anh quên chìa khóa, về gọi ba bốn lần chị mới chịu ra mở cổng. Nhà ngoại có giỗ đúng hôm cơ quan nhiều việc, chị biết rõ nhưng anh sang muộn một chút, chị cũng làm mình làm mẩy…
Cách cư xử của vợ khiến anh rất buồn nhưng vẫn cố gắng chịu đựng vì biết sự thay đổi ấy là tại anh. Anh đã phụ tình cảm của vợ, đã cứa vào tim chị một vết thương không dễ lành. Anh hy vọng thời gian và sự kiên trì của mình sẽ là liều thuốc xoa dịu dần nỗi đau của vợ. Sau khi đánh mất niềm tin ở vợ, điều anh sợ nhất là sự đổ vỡ, con anh sẽ không còn một gia đình nguyên vẹn.
Nhưng thấy chồng nhún nhường, chị càng lấn tới để thỏa mãn những uất giận trong lòng. Chị cư xử với anh lạnh lùng, thậm chí có lúc tàn nhẫn. Anh lặng lẽ chấp nhận, không một điều tiếng. Sau một chuyến công tác dài ngày trở về, chị thấy chồng gầy rộc. Đêm, anh không ngủ, một mình lặng lẽ ngoài ban công. Rồi chị thấy chồng vào phòng học của con, ngồi xuống bàn, trên tay là cây bút. Lâu lắm mới nghe tiếng chân anh quay ra.
 
“Anh ấy viết đơn ly hôn sao?”, cả đêm chị trằn trọc không ngủ. Gần sáng, chị mới ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy thấy tin nhắn của anh gửi từ bao giờ: “Bà nội ốm, anh về quê chăm bà mấy hôm, em ở nhà để ý đến con, dạo này tâm trạng của con không được tốt”. Chị luống cuống sang phòng con, phần vì lo lắng, phần vì muốn biết xem đêm qua anh đã viết gì. Tìm thấy tờ giấy A4 gập ngay ngắn kẹp trong vở của con, chị vội vàng giở ra: “Con đừng bao giờ nghĩ về mẹ như vậy, mẹ của con luôn là người phụ nữ tuyệt vời nhất. Mẹ đối xử với bố như vậy vì bố đã làm một việc có lỗi nên mẹ giận, khi mẹ hết giận, mẹ lại thương bố như xưa thôi”. Mắt chị nhòe đi khi bên cạnh là bài văn đang làm dở của con:
“Từ trước đến nay, em vẫn nghĩ mẹ là người tuyệt vời nhất thế gian. Mẹ hết mực yêu thương bố và em. Mỗi ngày, bố con em về nhà đều nhận được ánh mắt trìu mến, nụ cười rạng rỡ của mẹ, sự chăm sóc ân cần, chu đáo. Bữa cơm tối cả nhà quây quần bên nhau trong ngập tràn yêu thương. Vậy mà gần đây, em thấy mẹ không như thế nữa. Mẹ hay cáu gắt và nặng lời với bố. Buổi sáng, mẹ đưa em đi ăn phở, còn bố tự úp mì. Ngày Chủ nhật, bố bỏ cả xem bóng đá trên ti vi, lo sửa cái tủ đựng giày cho mẹ. Tay bố lem luốc, mồ hôi ướt đầm vai áo. Mẹ đi về nhìn thấy mà dửng dưng như không. Nhiều lúc em muốn hỏi vì sao mẹ lại không hay chuyện trò, trêu đùa bố như trước nhưng sợ mẹ mắng “trẻ con không được xen vào chuyện người lớn”. Em không muốn nghĩ xấu về mẹ nhưng em thấy rất buồn và thương bố. Bạn em nói, khi bố mẹ không còn chuyện trò vui vẻ với nhau nghĩa là sắp có chuyện lớn. Trước đây, bố mẹ bạn ấy cũng như vậy, sau đó ít lâu thì đưa nhau ra tòa ly hôn. Nghĩ đến những lời đó, em rất lo sợ, đêm ngủ em cứ giật mình…”.
Chị úp cuốn tập của con vào ngực, nước mắt giàn giụa, thương con, thương chồng và tự trách mình. Anh đã biết lỗi, đã làm tất cả để sửa sai, để bù đắp, sao chị lại cố chấp để tự làm khổ mình và làm đau những người chị yêu thương.
Phải dừng lại thôi. Có như thế mới đem bình yên trở về cho tâm hồn mình, cho tổ ấm mà mình đã dày công vun đắp và để cho cái kết trong bài văn của con không còn thổn thức.

Mất người yêu vào tay em gái kết nghĩa

Tôi giật mình, bất giác nhớ lại nhiều chuyện. Không lẽ người tôi nghi ngờ lại chính là cô em “cắt máu ăn thề kết nghĩa chị em” của tôi? 

Kiên nói với tôi là anh rất bận nên không thể cùng tôi dự đám cưới đứa em họ. “Em lớn rồi chớ có phải con nít đâu mà lúc nào bắt anh kè kè một bên hoài vậy?”- anh nói mà không cười như mọi lần. Anh cũng không hẹn sẽ đón tôi như những lần khác.

Trước đây, nếu anh bận phải để tôi đi một mình thì bao giờ anh cũng tới đón sau khi xong việc. Nhưng lần này thì không. Anh cũng không nói bận chuyện gì...

Bài học tình người của con gái

Hôm qua, thấy con khóc, không ăn cơm, ba rất giận. Ba nghĩ con cái bây giờ thiệt hết biết.

Ba mẹ nói động chút xíu đã làm mình, làm mẩy, như vậy thì làm sao mà dạy dỗ?

Cổ nhân đã dạy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Con chơi với đám đó, không hư mới lạ! Thế nhưng, con lại bảo: “Sao ba không nghĩ con là đèn, muốn gần gũi để cảm hóa các bạn ấy? Các bạn đã bất hạnh, không có gia đình, mẹ cha; không ai thèm chơi. Con muốn an ủi, động viên các bạn vượt lên nghịch cảnh. Có phải con bắt chước học thói lêu lổng của các bạn ấy đâu mà ba lại mắng con giữa mặt bạn bè như vậy?”- con vừa nói vừa khóc tức tưởi.

Cay đắng bạn gái mang “họ Sở“

Tôi lảo đảo bước đi với con tim tan nát, để lại bó hoa, để lại một mối tình cay đắng! 

Nghe đến thật buồn cười nhưng cũng thật đau đớn, nhất là đối với tôi lúc này, bởi vì sau bốn năm yêu nhau với bao mộng ước, giấc mơ, bây giờ chỉ như chiếc bánh vẽ.