Bà Tymoshenko so sánh người Ukraine với “thổ dân Papua”

(Kiến Thức) - Lãnh đạo đảng Tổ quốc, cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko so sánh người Ukraine với thổ dân Papua, cho rằng đất nước của bà đang trở nên nghèo nàn và lạc hậu hơn.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 27/12 với kênh truyền hình NewsOne, Ngày 27/12, bà Yulia Tymoshenko nhận xét: "Hiện nay, chúng ta như thổ dân Papua chỉ buôn bán nguyên vật liệu -ngô, hướng dương, cải dầu, lúa mì. Và chúng ta nhận được 18 tỷ USD tội nghiệp tiền xuất khẩu. Nước Italy đã từ bỏ việc bán nguyên liệu và hiện đang bán mì ống, pizza, bánh quy và các sản phẩm khác. Điều đó có nghĩa là trên một hec-ta đất họ đã nhận được thu nhập cao hơn 10 lần".
Ba Tymoshenko so sanh nguoi Ukraine voi “tho dan Papua”
Cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko. Ảnh Sputnik 
Hồi đầu tháng này, bà Tymoshenko đã thông báo rằng Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko đã sẵn sàng rời khỏi chức vụ đứng đầu nhà nước. Theo bà, ông Poroshenko "có xu hướng kiếm chác thêm càng nhiều càng tốt trong thời gian còn lại". Bà Tymoshenko nói thêm: "Ngoài ra, ông ta cần có một sự đảm bảo chắc chắn tại thời điểm rời bỏ quyền lực".
Thủ lĩnh đảng Tổ quốc (Batkivshina) tuyên bố bà ủng hộ việc loại bỏ chức vụ Tổng thống Ukraine.
Trên kênh truyền hình "112 Ukraina" tối 24/12, bà Tymoshenko tuyên bố: “Tôi nghĩ là ngoài Tổng thống đầu tiên (Leonid Kravchuk), số còn lại gần như là ‘giá áo, túi cơm’. Qua đó, Ukraine cần rút ra kết luận".
Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko một lần nữa kêu gọi người dân Ukraine tham gia Maidan lần thứ ba. Tuy nhiên, bà Tymoshenko lại nói vòng vo khi được hỏi liệu bà ta có muốn trở thành Tổng thống Ukraine hay không. Yulia Tymoshenko chỉ nói mập mờ rằng bà ta sẽ sử dụng mọi công cụ để thay đổi đất nước.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội gần đây, nếu như trong thời gian tới ở Ukraine tiến hành bầu cử Tổng thống, thì có nhiều cơ may là bà Yulia Tymoshenko sẽ giành phần thắng.

Chùm ảnh dân chúng Sweida mừng chiến thắng Aleppo

(Kiến Thức) - Đông đảo dân chúng Sweida đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của quân đội Syria trước nhóm khủng bố ở thành phố Aleppo.

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo
Có thể nói, chiến thắng ở thành phố Aleppo đã mang niềm vui và phấn khởi đến cho toàn thể người dân Syria. 

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-2
Tại thành phố Sweida, đông đảo người dân đổ ra đường phố tuần hành ăn mừng chiến thắng của lực lượng chính phủ Damascus trước nhóm khủng bố ở thành phố Aleppo

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-3
Một con phố ở Sweida đông nghẹt người. 

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-4
Rất đông người đổ ra đường phố vẫy cờ, hò reo trong niềm vui chiến thắng. 

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-5
 Người dân mang theo bức hình của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuần hành trên đường phố Sweida.

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-6
 Quốc kỳ Syria tung bay trong ngày vui chiến thắng.

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-7
Một lá cờ lớn của Syria được người dân rước trên đường phố Sweida.

Chum anh dan chung Sweida mung chien thang Aleppo-Hinh-8
Trước đó, đông đảo người dân đã đổ ra đường phố Aleppo ăn mừng chiến thắng. (Nguồn ảnh: Fars News Agency) 

Báo Đức tố Phương Tây đứng sau vụ chính biến Maidan

Vụ xả súng vào người biểu tình ở Maidan không phải do lực lượng Chính phủ Ukraine thời đó thực hiện mà do phe đối lập được phương Tây hậu thuẫn tiến hành.

Báo "Tin kinh tế Đức" (Deutsche Wirtschafts Nachrichten) ngày 2/1 dẫn kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Ottawa (Canada) cho biết thông tin trên. Dựa trên hàng nghìn bằng chứng, từ các video, ảnh, hình ảnh từ truyền hình trực tiếp, tin tức truyền thông và mạng xã hội..., Đại học Tổng hợp Ottawa đã đưa ra một kết luận trái ngược với các thông tin được các chính phủ và truyền thông phương Tây cũng như nhiều học giả thừa nhận lâu nay.
Bao Duc to Phuong Tay dung sau vu chinh bien Maidan
Vụ xả súng vào người biểu tình ở Maidan không phải do lực lượng Chính phủ Ukraine thời đó thực hiện mà do phe đối lập được phương Tây hậu thuẫn tiến hành.  
Theo Đại học Tổng hợp Ottawa, vụ thảm sát vốn dẫn tới việc hạ bệ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych và làm tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đối với Nga quay trở lại không phải do ông Yanukovych chỉ đạo thực hiện mà vụ xả súng ở Maidan nhằm vào khoảng 50 người biểu tình ngày 20/2/2014 này thuộc trách nhiệm của lực lượng đối lập được phương Tây ủng hộ. Vụ thảm sát chính là bước ngoặt mang tính quyết định trong chính sách Ukraine và cuộc xung đột giữa Nga với phương Tây.