Bà trùm Dung Hà “sôi máu” bởi “bàn tay đen” đứng sau Cu Nên đất Cảng

Bà trùm Dung "Hà" nhiều lúc điên tiết với gã giang hồ Cu Nên bởi tính coi trời bằng vung của hắn.

Tại Hải Phòng, khi nói đến Cu Nên, người biết chuyện thường gắn với Cu Lý. Cu Lý thực chất là người như thế nào là một ẩn số nhưng giới giang hồ nghĩa hiệp thì cho rằng, không có Cu Lý thì làm sao có Cu Nên. Thực hư chuyện này thế nào? Cu Nên đã ảnh hưởng gì từ Cu Lý? Vì sao Cu Nên bị bắt, bị “dựa cột” mà Cu Lý vẫn sống ung dung ngoài đời. Những cuộc “nổi loạn” để “soái ngôi” của Cu Nên, có dính dáng gì đến Cu Lý?
Kẻ đứng sau bí ẩn
Chuyện về gã giang hồ Cu Lý mang tính đồn thổi nhiều hơn, bởi bản thân hắn không va chạm với pháp luật. Người ta nhắc tới Cu Lý, vì nó gắn với tên tuổi của Cu Nên. Thực chất, Cu Lý cũng là giang hồ, nhưng khác hoàn toàn so với Cu Nên, người anh em kết nghĩa của mình. Giới giang hồ biết đến Cu Lý bởi cái tài đánh bạc “dọc ngang, tung hoành”. Dù là em nhưng giới giang hồ vẫn khẳng định rằng, không có thằng em Lý thì không có tên tuổi Cu Nên trong lịch sử tội phạm Việt Nam.
Cu Nên đang là một tên cướp vặt hay còn gọi là đám ong ve ở đường, chẳng có số má trong giới giang hồ, bị đánh. Một đám thanh niên du đãng ở vỉa hè xông vào đánh Nên. Nên hưởng và thấm thế nào là đòn hội đồng thời kỳ mới bước chân vào giới giang hồ.
Nên cũng đẹp trai, cao to, có gương mặt lạnh… thế mà không chống nổi mấy thằng du đãng quèn. Thấy “bất bình”, một mình một dao, Cu Lý xông vào đám du đãng, đánh, chém… lôi được Cu Nên ra khỏi đám du đãng đánh người hội đồng ấy. Họ kết nghĩa anh em từ đó.
Ba trum Dung Ha “soi mau” boi “ban tay den” dung sau Cu Nen dat Cang
Đại ca giang hồ Cu Nên. 
Người ta kể rằng, Cu Lý chứng kiến một trận đánh nhau giữa đám trẻ con còn cắp sách tới trường: Hai bên hùng hổ lao vào nhau, túm tóc, chơi đủ đòn xấu như cắn, cấu.
Sau chừng 5 phút, mệt quá buông nhau ra, kẻ bị ăn nhiều đòn hơn nức nở hét lên: "Mai tao gọi Cu Nên đến giết cả nhà mày!" Kẻ yếu thắt lại khăn quàng đỏ, cầm cặp sách đi mất. Cu Lý phát hiện ra, thời ấy, đối với khá nhiều người lớn và cả trẻ em ở Hải Phòng, Cu Nên là một cái gì đó cực kỳ đáng sợ.
Theo bác xích lô già, biết xem tướng số gần nhà Nên, thì y có đôi mắt vô cùng đáng sợ. Mỗi khi gặp chuyện, cặp mắt Nên vằn đỏ, nhìn thấy chắc chắn ai cũng phải tránh xa.
Tính Nên hung hãn, tàn bạo và khó lường, không chỉ kẻ thù, mà ngay cả đàn em nếu không vừa ý cũng “dính đủ đòn”. Không những chửi, mắng mà Nên còn dùng lê, dao đâm đệ tử vì tội “ươn hèn, không đánh được đối phương lại còn bỏ chạy”. Chém đệ xong, đưa đi điều trị vết thương, Nên kéo quân đi “hỏi tội” đối phương.
Huynh đệ “dựa bóng”
Nhờ rất nhiều mối quan hệ, tôi mới có được nội dung blog của cháu gái người tình của Cu Lý. Blog viết: Cu Lý nhìn thư sinh, khá đẹp trai và lãng tử. Cu Lý là tên giang hồ sát gái số 1 Hải Phòng ngày ấy.
Trái ngược với vẻ bề ngoài thư sinh, Cu Lý có lá gan to hơn người thường, cực lì lợm và khôn ngoan. Người duy nhất mà Cu Nên nể trọng và thân thiết trong giới giang hồ là Cu Lý.
Nên côn đồ, hung hãn, sơ hở là tay dao tay súng, Lý trầm tính, khôn ngoan, rất ít khi đụng tới chân tay. Người ta sợ Nên, còn với Lý, là cả sợ và nể. Cu Lý không mấy khi xử sự kiểu ngắn óc, ít nói nhưng đã nói là làm và đã làm thì hành động rất khôn ngoan và dứt khoát.
Đặc biệt, Lý không bắt nạt kẻ yếu, cũng không vì có số má tên tuổi mà lên mặt này nọ. Nên học được ở Lý rất nhiều về chuyện cờ bạc. Nên lấy cái oai cờ bạc của Lý để loè nhiều giang hồ tiểu tốt khác.
Lý được biết tới nhiều nhất trên lĩnh vực cờ bạc. Lúc còn sống, Lý là một trong những con bạc khét tiếng, cả về độ máu mê và cách chơi. Những chuyện đồn đại về Lý chủ yếu là từ những chiếu bạc khắp miền Bắc.
Ở “chiếu trên” của giang hồ Hải Phòng, nhưng trên chiếu bạc thì Lý coi mọi người bằng nhau hết, không phân biệt. Chơi thua thắng gì cũng chung sòng phẳng, không cay cú, không chơi tiểu xảo, dù cái này Lý có thừa.
Một điều đặc biệt khác làm dân cờ bạc luôn thích được Cu Lý ghé sòng - đó chính là sự an toàn tuyệt đối. Bởi không kẻ nào gan to tới mức, dám cướp sòng Lý đang chơi. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ. Thời Lý “thịnh trị” ở các sòng bạc Hải Phòng, chuyện cướp bạc xảy ra như cơm bữa.
Hôm đó, Lý đang say sưa sát phạt ở một sòng nhỏ nhỏ, 3-4 tên bịt mặt, tay dao tay kiếm đạp cửa xông vào. Chưa kịp quát, nhìn thấy Lý, các “con giời” cuống… Tay vẫn cầm bát, lắc, ngước mặt lên, Lý buông câu: “Đi đi, anh tha!”
Lần ấy, Lý đánh bạc ở một sòng khá lớn. Dây đỏ, Lý đánh sập sòng, nhà cái xòe tay xin thua. Đánh chưa đã, Lý quẳng tiền cho nhà cái mượn, " cho mày gỡ với anh". Con bạc cho nhà cái mượn tiền đánh với mình, xưa nay chỉ có mỗi Cu Lý. Nên được “ăn sái” cờ bạc của Lý rất nhiều. Chính Lý dạy cho Nên cách đánh bạc, quản lý sòng bạc, thu tẩy, thu “xâu”…
Tức là cách làm ăn quân tử. Lý hết mực khuyên can Cu Nên dừng những hành động ngông cuồng, đừng dao kiếm, hàng “nóng”, đừng đánh, chém, giết… để khỏi phải trả giá. Nên không nghe, theo Nên chỉ có “huyết chiến” mới độc tôn địa vị trong giang hồ và ngồi đó “thu tô” được. Chán, Lý bỏ đi, chơi “món” cờ bạc yêu thích. Sa đà, thuốc phiện… Trong lúc Nên bị bắt thì Lý đi cai nghiện nhưng bất thành. Lý “chơi” lại ma tuý và sốc thuốc rồi chết. Thế là giang hồ Hải Phòng mất đi một con bạc có cái uy hơn cả ông trùm.
“Nẩy số” giang hồ
Thời đó, Lâm “già” hay Dung “Hà” đều “một cõi” đi về. Họ không đụng đến nhau vì biết về nhau quá rõ. Nhưng Nên thì không. Nên liên tục gây ra những cuộc đụng độ với “bề trên”. Cướp sòng bạc do Dung “Hà” bảo kê. Đánh người của Lâm, phá các mối làm ăn của Lâm. Vì mục đích của Lâm “già”, lấy số giang hồ để làm kinh tế.
Nhiều lần, Lâm và Dung không thèm chấp “thằng nhãi ranh”, không muốn đụng dao, kiếm. Phương châm hoạt động phạm tội của Lâm và Dung giống nhau: Hạn chế đụng chạm, hạn chế sử dụng hàng “nóng” và chân tay… Sử dụng uy là chính.
Thấy Lâm và Dung không thèm chấp, Nên càng bực và gây thanh thế bằng việc “tự chiến”, gây sự từ những lý do nhỏ nhất. Theo Nên, đất cảng cứ có máu, máu là do băng của Nên gây ra là hình thức “rằn mặt” giang hồ bề trên rồi.
Thế là, chẳng bởi lý do gì như nhà Nên mất trộm, không bắt được trộm, Nên đánh người đi đường vì “tội” hô trộm không bắt… cũng được thổi phồng lên như thể một chiến tích để cùng tự ngông với nhau.
Cùng vào tù ra tội, cùng chiến tích đầy mình như nhau, khi bị “chơi” thái quá, Dung “Hà” đã cho đệ đến chuyển thông điệp rõ ràng với Nên: “Đất có thổ công, sông có Hà bá. Ai có phận của người đó. Lộc đến đâu, hưởng đến đó. Cái giá của việc cướp lộc, lấn sân… là rất tàn khốc. Thích thì “chơi” Nên thấy “chờn”, thế là chuyển hướng cướp sòng bạc sang địa bàn khác là Thuỷ Nguyên và chỉ cướp ở những sòng biết không có sự bảo kê của Dung.
Học được tính khôn ngoan của Cu Lý, Nên cũng chơi kiểu “đòn xóc 2 đầu” với “bề trên”. Thế nhưng, Dung và Lâm là giang hồ đẳng cấp nên không mắc mưu. Chẳng có lý do để gây sự, nhân việc, nhà đã canh gác cẩn thận, trong nhà, trong người lúc nào cũng có súng, thế mà có đứa dám “nã” đạn vào nhà, chơi xấu. Nên “đổ tội” cho Lâm “già” đứng đằng sau vụ này. Nên bảo đám đệ tử đến cửa nhà Lâm “nã” đạn trả thù.
Cuộc trả thù không có máu nhưng sau đó, danh tiếng của Nên nổi như cồn trong giới giang hồ. Với hành động trả thù có một không hai đó, Nên “lấy được nhiều số”. Thế nhưng, “lên số” để vào “còng”, là điều cái đầu đất Nên chẳng thể nghĩ được.
Mời quý độc giả xem video Tiểu sử giang hồ Thành Chân:

Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Đặng Quốc Khánh. Đây là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Đặng Quốc Khánh - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đây là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước.

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với các ông: Ông Đặng Quốc Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Dương Tất Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; ông Đặng Ngọc Sơn - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh.
Thu tuong phe chuan Chu tich tinh tre nhat nuoc
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Quốc Khánh 

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Lê Đình Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy để nhận nhiệm vụ mới.

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nhận nhiệm vụ mới.

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Nguyễn Văn Phương - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư./.

19 Uỷ viên Bộ Chính trị ứng cử đại biểu Quốc hội tại 17 tỉnh thành

Danh sách 19 Uỷ viên Bộ Chính trị ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV tại 19 đơn vị bầu cử thuộc các vùng miền trên cả nước.

Theo danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước vừa được Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố chiều 26/4, 19 Uỷ viên Bộ Chính trị ứng cử tại các tỉnh, thành phố sau:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 ở Hà Nội, gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.
19 Uy vien Bo Chinh tri ung cu dai bieu Quoc hoi tai 17 tinh thanh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội 
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 ở TPHCM gồm các quận: 1, 2 và 4.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 3 ở TP Hải Phòng, gồm các quận: Kiến An, Đồ Sơn và các huyện: An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 ở TP Cần Thơ, gồm 2 quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền.

Ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 TP Đà Nẵng, gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê và Cẩm Lệ.

Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 2 ở Trà Vinh, gồm thị xã Duyên Hải và các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải.

Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Sơn La, gồm: thành phố Sơn La và các huyện: Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu.

Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái, gồm: Thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Quảng Ninh, gồm: Thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ.

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Đồng Nai, gồm thành phố Biên Hòa và các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch.

Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Lâm Đồng, gồm các huyện: Lâm Hà, Đam Rông và Di Linh.

Ông Trương Hoà Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Long An, gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và Thủ Thừa.

Ông Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Thái Nguyên, gồm: Thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Hà Tĩnh, gồm: Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và các huyện: Cẩm Xuyên, Hương Khê.

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Quảng Bình, gồm: Thành phố Đồng Hới và các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch.

Ông Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Hà Nam, gồm các huyện: Kim Bảng, Duy Tiên và Lý Nhân.

Ông Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Bắc Ninh, gồm thị xã Từ Sơn và các huyện: Tiên Du, Yên Phong

Ông Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 8 ở Hà Nội, gồm thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất.

Ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nhật ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 9 ở TPHCM, gồm các huyện Củ Chi và Hóc Môn./.