Bà Rịa - Vũng Tàu dừng đại dự án lấn biển xây thủy cung

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Thành Long, quyền chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký văn bản yêu cầu tạm dừng thi công dự án lấn biển xây thủy cung.

Theo đó, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Xây dựng trước mắt yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng thi công ở phía biển, dừng ngay hạng mục đê kè chắn sóng và san lấp mặt bằng cho đến khi có ý kiến khác của UBND tỉnh.
Đồng thời, giao cơ quan này chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với Công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu để rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án, các tác động đến khu vực xung quanh, đặc biệt là môi trường du lịch.

Trước đó, báo chí và dư luận tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những ý kiến phản ánh gay gắt về dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, (phường 1, TP Vũng Tàu) vì cho rằng, dự án triển khai sẽ phá nát cảnh quan khu vực bờ biển TP Vũng Tàu, ngăn chặn người dân tiếp cận với biển, ảnh hưởng đến không gian, tầm nhìn di tích quốc gia Bạch Dinh đã được xếp hạng.

Ba Ria - Vung Tau dung dai du an lan bien xay thuy cung
 Hỉnh ảnh san lấp, lấn biển để xây thủy cung.

Dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu do Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng diện tích gần 7 ha, được phê duyệt quy hoạch với mục tiêu hình thành khu du lịch, văn hóa, vui chơi, nghỉ dưỡng với quy mô phục vụ 3.000 - 5.000 người mỗi ngày.

Trong đó, khu A gồm một khách sạn 5 sao 22 tầng, nhà dịch vụ - nhà hàng, đường nội bộ - bãi xe và cây xanh, bến tàu, khu thể thao biển, tượng nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác.

Khu B là nhà thủy cung, khu thể thao biển - bãi tắm, khu hồ tắm nhân tạo, bãi xe, cây xanh... Dự án có tổng mức đầu tư 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Bóng dáng tập đoàn KIDO trong vụ thâu tóm đất vàng quan TP.HCM ngã ngựa

(VietnamDaily) - Trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn, Công ty TNHH Đầu tư KIDO đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP Đầu tư Lavenue vào năm 2010, và KIDO là cổ đông lớn nhất.

Bóng dáng KIDO trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn
Khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2 (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM), thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền.
Ban đầu, khu "đất vàng" Lê Duẩn do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).
Năm 2010, cả 4 Công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Trong vụ việc này với vai trò là cổ đông lớn nhất, KIDO chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng.
Thanh tra Chính phủ sau đó khẳng định vụ việc trên "có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước, cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan" theo đúng quy định pháp luật.
Bong dang tap doan KIDO trong vu thau tom dat vang quan TP.HCM nga ngua
Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Tập đoàn KIDO.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện pháp luật, thành lập năm 1993. Ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm Tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.
Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.
Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó doanh nghiệp này quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Thời điểm đó, KIDO còn toan tính lấn sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thực phẩm chế biến sẵn.

Hai "bóng hồng" và "Quan" TP HCM "ngã ngựa" 

Loạt phát ngôn làm nên thương hiệu của đại gia bạo gan bạo miệng Bầu Đức

(VietnamDaily) - Bầu Đức (tên thật Đoàn Nguyên Đức) - Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai không chỉ được biết đến như đại gia quyền lực trong giới kinh doanh mà còn nổi tiếng với những phát ngôn “bất hủ”.

Loat phat ngon lam nen thuong hieu cua dai gia bao gan bao mieng Bau Duc
 Trước khi trở nên nổi tiếng và giàu có, bầu Đức đã phải trải qua tuổi thơ vô cùng khốn khó và từng 2 lần thi trượt đại học. Bởi thế, bầu Đức đúc kết rằng: "Đại học không phải là tất cả, không phải có bằng đại học mới làm được việc lớn". 

Mã Pì Lèng Paronama hoạt động trở lại sau 15/11: Bà Ánh vẫn phất

(VietnamDaily) - Lãnh đạo huyện Mèo Vạc (Hà Giang) vừa cho biết, khách sạn, nhà hàng Panorama tọa lạc trên đèo Mã Pì Lèng có nhiều sai phạm sẽ bị tạm dừng hoạt động kinh doanh từ ngày 14/10 và tỉnh đề xuất tháo dỡ 6 tầng trước 15/11.

Ngày 14/10, ông Trần Quang Minh - Bí thư huyện ủy Mèo Vạc cho biết, chủ nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng đã chấp nhận dừng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của chính quyền bắt đầu dừng hoạt động từ ngày 14/10, đến khi nào UBND tỉnh Hà Giang đưa ra phương án xử lý với công trình.
Ma Pi Leng Paronama hoat dong tro lai sau 15/11, ba Anh van “phat“?
 Nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng thông báo dừng hoạt động, thu dọn đồ đạc.
Theo lãnh đạo huyện Mèo Vạc, chủ nhân nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama không được kinh doanh quán cà phê và cho thuê phòng nghỉ nhưng vẫn được đón khách du lịch vào dừng chân, ngắm cảnh bên trong công trình.
Trước khi bị dừng hoạt động, bà Vũ Ngọc Ánh (chủ công trình) cho biết nơi đây thường xuyên "cháy phòng" và tấp nập du khách kể từ khi đi vào hoạt động.
Ma Pi Leng Paronama hoat dong tro lai sau 15/11, ba Anh van “phat“?-Hinh-2
Khách vào nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng đông nghịt.
Trước đó, theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang, công trình nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng sai phạm gồm một quán cà phê nằm giáp quốc lộ và các phòng ngủ kèm ban công được xây giật cấp. 

Theo đó, chủ cơ sở chỉ cung cấp một bộ bản vẽ thiết kế công trình chưa qua thẩm định, chủ đầu tư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất trồng cây hằng năm) nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sở Xây dựng đối chiếu với quy định quản lý của đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2017, nhà hàng Panorama nằm trong vùng hạn chế hoạt động xây dựng mới (chỉ xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu, chiều cao các công trình từ 1 đến 3 tầng).

Vì thế, Sở này đề xuất 6 tầng giật cấp bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh, thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11. Như vậy, đề xuất của các sở ngành vẫn cho phép bà Ánh giữ lại một phần công trình (vị trí hiện tại là quán cà phê).

Mặc dù vậy, bà Vũ Ngọc Ánh (chủ nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng) tỏ ra không đồng tình và mong muốn được giữ công trình nguyên vẹn. Bà đưa ra những lập luận phản bác đề xuất phá dỡ với lý do rằng đây là điểm dừng chân an toàn của du khách, nếu tháo dỡ thì sẽ phát sinh rất nhiều tai nạn như từng xảy ra khi chưa có tòa nhà. Song bà cho biết, bà sẽ vẫn chấp hành quyết định của cơ quan chức năng đưa ra. 

Chiều 14/10, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) cũng vừa có công văn về xử lý công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Công văn số 4141/BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ký nêu rõ, việc xây dựng công trình Panorama không đảm bảo đúng các nội dung yêu cầu tại quy định pháp luật, không thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh công viên cao nguyên đá Đồng Văn theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng văn đã được Thủ tướng phê duyệt.

Xét về tổng thể thẩm mỹ, hình thức công trình Panorama không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong khu vực, gây cản trở đến tầm nhìn của du khách tham quan; ảnh hưởng đến môi trường khi công trình đi vào hoạt động mà chưa có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là sai phạm cần xử lý nghiêm để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư ở địa phương và trên cả nước.

Bộ VHTDL thống nhất quan điểm và phương hướng giải quyết của UBND tỉnh Hà Giang liên quan đến công trình Panorama, đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Tham vấn ý kiến chuyên gia để có giải pháp khắc phục phù hợp theo hướng: Cải tạo, chỉnh trang thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho khách du lịch với quy mô, kiến trúc phù hợp, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn toàn cảnh, đảm bảo an toàn, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc ở Hà Giang; đồng thời phải thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định của pháp luật trước khi triển khai thực hiện.

 >>> Mời quý vị độc giả xem video: Hãy cứu đỉnh Mã Pí Lèng: (Bài 2) Lãnh đạo huyện Mèo Vạc "vô cảm" với di sản?

(Nguồn: Truyền hình Người Đưa Tin)
Như vậy, có thể hiểu Bộ VHTTDL đồng tình với phương án của UBND tỉnh mà Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất. Theo đó, 6 tầng của nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng sẽ bị dỡ bỏ, để trồng cây, tôn tạo cảnh quan. Còn 1 phần của tầng 1 sẽ được giữ lại để làm điểm dừng chân, ngắm cảnh cho du khách. Đồng thời, chủ nhà hàng phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến công trình. 
Nhiều ý kiến cho rằng, sau ngày 15/11 (thời điểm mà Sở Xây dựng đưa ra trong đề xuất phải hoàn thành việc tháo dỡ 6 tầng của nhà hàng) bà Ánh sẽ được hoạt động trở lại. Mặc dù, tổ hợp khách sạn, nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng không còn bề thế, nguy nga như trước nhưng bà Ánh vẫn được giữ lại 1 tầng để kinh doanh. Với hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đổ về Hà Giang mỗi năm và di chuyển qua đèo Mã Pì Lèng, việc bà Ánh vẫn được giữ lại 1 tầng kinh doanh vẫn không phải cái kết quá tệ. Nếu không muốn nói là "hời cho bà Ánh". Bởi lẽ, với lượng khách đổ về Hà Giang và Mã Pì Lèng như hiện tại và được dự báo còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo thì việc nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng nằm ở vị trí đắc địa, độc nhất trên cung đèo chẳng khác nào "con gà đẻ trứng vàng".