Ba nữ sinh điểm cao trượt trường công an

Bố từng mang án, mẹ sản xuất thực phẩm giả, ông nội theo Pháp... là những lý do khiến ba thí sinh có điểm từ 26,5 đến 30,5 (tính cả ưu tiên) vẫn trượt trường công an.

Trong đợt xét tuyển vào đại học năm 2016, ba nữ sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt trường công an vì lý lịch là em Nguyễn Như Quỳnh, Tô Thị Đệ (Lạng Sơn) và Trần Hương Ly (Nghệ An).
Bố được xóa án tích, con vẫn không đủ tiêu chuẩn
Em Nguyễn Như Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh được tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.
Ba nu sinh diem cao truot truong cong an
Đơn cầu xét của thí sinh Quỳnh.
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, mua một khẩu súng C.K.C.
Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là món đồ ăn cắp của quân đội.
Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.
Trong một trường hợp khác ở Lạng Sơn, thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày) được 26,5 điểm với 3 môn Văn 8,25; Sử 9,25 và Địa lý 9. Cộng 3,5 điểm ưu tiên, Đệ được 30 điểm, có nguyện vọng theo Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Trong quá trình làm hồ sơ, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch. Trước đó, ông nội cô từng theo Pháp nhưng gia đình không hay biết.
Trong ba năm liền, Đệ bền bỉ theo đuổi ước mơ được học tập, làm việc trong ngành công an nên đã thi lại và đạt kết quả cao sau hai lần trượt.
Một trường hợp khác tại Nghệ An là nữ sinh Trần Hương Ly (sinh năm 1997, nguyên học sinh lớp 12A8, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) không được xét hồ sơ vì án tích của mẹ. Mẹ nữ sinh là Hoàng Thị Ngân, bị xử tù treo về tội sản xuất hàng giả, sau đó đã được xóa án tích.
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Ly đạt điểm Toán: 9; Tiếng Anh: 9,5; Ngữ văn 7,5. Tính cả điểm ưu tiên cô đạt 26,5 điểm.
Thí sinh phải chấp nhận tiêu chuẩn của ngành
Trong đơn cầu xét, thí sinh Như Quỳnh viết: “Cháu vẫn hy vọng vì cháu được biết năm 2015, vẫn có những trường hợp được đặc cách. Như anh Nguyễn Đức Ngà (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An), kết quả thi được 29 điểm, bố từng có án tích. Chị Bùi Kiều Nhi (xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), đạt 29 điểm, cũng có bố từng bị án treo”.
Ba nu sinh diem cao truot truong cong an-Hinh-2
Thí sinh Trần Hương Ly và mẹ. Ảnh: P.H.
Những trường hợp gửi tâm thư tạo ra hai luồng dư luận. Một số người cho rằng, việc xét tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh làm mất đi cơ hội của nhiều thí sinh, trong khi quy định "cha làm con chịu" đã lỗi thời. Nhiều ý kiến khác nêu quan điểm không nên đặc cách cho các thí sinh vì sẽ tạo tiền lệ, phá vỡ quy định của ngành.
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết: Theo quy định của Bộ Công an, dù bố, mẹ thí sinh đã được xóa án tích, con vẫn không được tuyển dụng vào ngành. Trường hợp thí sinh được đặc cách phải có ý kiến từ lãnh đạo Bộ Công an.
Đại diện phía công an Nghệ An và Lạng Sơn đều cho biết: Khi đối chiếu quy định tuyển sinh vào trường công an, hồ sơ của ba nữ sinh không hợp lệ, đã được trả về và thông báo với gia đình. Đây là việc làm khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, chứ không có chuyện gây khó dễ cho thí sinh. Nếu thí sinh viết đơn hay có nguyện vọng, công an tỉnh sẽ báo cáo Bộ Công an để xem xét.
Trước đó, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) khẳng định: Công an là ngành đặc thù, là lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia, nên phải tuyệt đối trung thành. Thông tư quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân ban hành từ năm 2012, qua nhiều năm thực hiện chưa thấy phản ánh bất cập.
Mỗi ngành nghề có quy định về tiêu chuẩn khác nhau, khi thí sinh chấp nhận vào ngành thì phải tuân thủ quy định của ngành đó.
Tuyển sinh vào các trường công an nhưng thực chất là tuyển dụng. Khi vào học, học viên đã được phát quần áo và coi như được biên chế trong lực lượng công an nhân dân, học xong ra trường sẽ được bố trí việc làm. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.
Nữ sinh Bùi Kiều Nhi reo lên vui sướng khi nhận được thông báo được vào Học viện Chính trị Công an nhân dân:

Những điều minh chứng Michelle Obama là một bà mẹ vĩ đại

(Kiến Thức) - Michelle Obama là người mẹ tuyệt vời của hai cô con gái. Bà cũng là hậu phương vững chắc trong cuộc đời và sự nghiệp của tổng thống Mỹ Barack Obama.

Sau đây là 9 lý do cho thấy bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân nước Mỹ là một người mẹ vĩ đại.

1. Dù là Đệ nhất phu nhân thì về nhà bà vẫn là một người mẹ

Việc chăm sóc các con là trách nhiệm của người mẹ, bất kể người mẹ đó có làm công việc gì đi chăng nữa. Con cái luôn cần được ưu tiên trước nhất. Đây chính là quan điểm của bà Michelle Obama trong cách nuôi dạy con. 

2. Luôn cẩn thận khi chuẩn bị đồ ăn cho con

Để giúp hai cô con gái Malia và Sasha không bị béo phì, một căn bệnh đang rất phổ biến ở Mỹ hiện nay, bà luôn quan tâm tới chế độ ăn của các con. Thậm chí, các con gái của bà còn không được phép mở tủ lạnh để lấy đồ ăn mình muốn mà phải hỏi ý kiến mẹ xem đồ ăn đó có thực sự tốt hay không. Bà Obama cũng rất quan tâm tới trẻ em trên nước Mỹ và khắp thế giới. Một phần ba trẻ em Mỹ đang trong tình trạng thừa cân, vì thế bà đã khởi xướng chiến dịch chống lại bệnh béo phì ở trẻ em có tên: “Let’s Move!”. Đây thực sự là một chiến dịch hữu ích, giúp nâng cao nhận thức người dân về lối sống tốt cho sức khỏe, đẩy lùi các bệnh như bệnh tim, huyết áp cao, ung thư hay hen suyễn.

3. Bà Obama quan tâm tới việc con sẽ xem gì trên truyền hình

Bà Obama cũng rất quan tâm tới các chương trình con hay xem trên vô tuyến hay internet. Dù là con gái tổng thống nhưng hai cô gái của bà không được xem phim thỏa thích cả tuần mà chỉ được xem những chương trình có liên quan tới các chủ đề hữu ích, những bài học ở trường. Kể cả tới cuối tuần thì cũng chỉ được xem một vài kênh nhất định.

Soi thực đơn chiêu đãi Tổng thống Pháp ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Thực đơn chiêu đãi Tổng thống Pháp Francois Hollande ở Hà Nội có 11 món ăn mang đậm hương vị Việt nam được tính toán nghiên cứu kỹ.
 

Soi thuc don chieu dai Tong thong Phap o Ha Noi
 Tổng thống Pháp Francois Hollande chính thức sang thăm nước ta. Ảnh: Tiền Phong