Ba Lan tăng tốc mua pháo phản lực tầm siêu xa WR-300

(Kiến Thức) - Quân đội Ba Lan sẽ sớm đưa vào trang bị các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar có tầm bắn lên tới 300km.

Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Cơ quan giám sát mua sắm vũ khí Ba Lan đã chính thức mở các cuộc đàm phán với công ty quốc phòng Huta Stalowa Wola (HSW), nhằm xúc tiến hợp đồng mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar thế hệ mới để trang bị cho quân đội nước này.
HSW vốn là một công ty con của Tập đoàn quốc phòng Polish Armaments Group. Dự kiến các cuộc đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6 năm nay và hợp đồng chính thức sẽ được ký kết vào quý IV năm 2015. Giá trị ước tính của hợp đồng này là khoảng 690 triệu USD.
Bộ quốc phòng Ba Lan đang có kế hoạch đưa vào trang bị khoảng 60 tổ hợp WR-300 từ nay cho đến năm 2022 và toàn bộ các tổ hợp pháo này sẽ được biên chế cho các đơn vị pháo binh chủ lực của Ba Lan. Bên cạnh đó, quá trình huấn luyện và đào tạo sử dụng loại vũ khí mới này sẽ được Quân đội Ba Lan triển khai đồng thời với quá trình trang bị.
Ba Lan tang toc mua phao phan luc tam sieu xa WR-300
Tổ hợp pháo phản lực WR-300 của Ba Lan sẽ có thiết kế gần giống với tổ hợp pháo phản lực M142 (HIMARS) của Mỹ.
Czeslaw Mroczek - Thứ trưởng Bộ quốc phòng và là người đứng đầu các chương trình hiện đại hóa quân đội của Ba Lan cho biết, Quân đội Ba Lan sẽ tiếp nhận các tổ hợp WR-300 đầu tiên vào năm 2018 và loại pháo phản lực phóng loạt này có tầm bắn hiệu quả lên tới 300km.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng Jelcz 6x6 với tầm bắn hiệu quả là 300km, cao hơn nhiều so với tầm bắn 40km của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-40 đang được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Bên cạnh đó, Quân đội Ba Lan cũng sẽ chi 370 triệu USD cho việc mua sắm đạn dược của WR-300. Ngoài ra các yêu cầu về cỡ nòng hay các loại đầu đạn sẽ được trang bị trên WR-300 cũng sẽ được thảo luận trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, vẫn có nhiều đồn đoán rằng Ba Lan sẽ mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Tập đoàn Lockheed Martin hay một số ứng viên khác đến từ châu Âu và Israel.

Việt Nam đứng top nhập khẩu vũ khí Nga năm 2014

(Kiến Thức) - Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí Nga nhiều nhất trong năm 2014, với giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Theo một báo cáo về thị trường xuất nhập khẩu vũ khí thường niên do tạp chí quân sự Jane’s thực hiện cho biết, trong năm 2014 Nga vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Singapore sẽ thay thế xe thiết giáp già nua V-200

(Kiến Thức) - Quân đội Singapore có kế hoạch thay thế xe thiết giáp chở quân V-200 bằng biến thể xe thiết giáp kháng mìn Higuard do Renault Trucks Defense chế tạo.

Armyrecognition đưa tin vào hôm 8/3 cho biết, Quân đội Singapore đang phát triển một dự án xe thiết giáp chở quân thế hệ mới để thay thế cho xe thiết giáp chở quân (APC) V-200 4x4 đã lỗi thời của nước này.
Thông tin này được Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đưa ra trong một cuộc họp báo vào tuần trước, theo đó Quân đội Singapore sẽ thực hiện kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng dành cho các chương trình nâng cấp trang bị nhằm hiện đại hóa quân đội nước này.