Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển

Các đại dương trên Trái Đất đang axít hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Đây là kết luận của nghiên cứu mới của Đức mang tên "BIOACID - Các tác động sinh học của axít hóa đại dương".

Theo nghiên cứu trên, axít hóa đại dương có khả năng khuếch đại tác động của biến đổi khí hậu, giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) của đại dương, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật biển, mặc dù mức độ tác động khác nhau trên từng loài. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo mặc dù một số loài dù không chịu tác động trực tiếp từ axít hóa đại dương cũng sẽ không thể tránh được tác động gián tiếp từ những xáo động trong chuỗi thực phẩm hay thay đổi môi trường sống. Cuối cùng, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác biển của con người, từ đánh bắt cá cho tới các giá trị văn hóa và giải trí.
Axit hoa dai duong de doa toan bo sinh vat bien
Các đại dương trên Trái Đất đang axít hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Nguồn: phys.org 
Axít hóa đại dương là hiện tượng CO2 hấp thụ vào trong nước biển. Quá trình này giúp giảm tốc độ của biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng tới sự sống trong lòng đại dương, cũng như các hoạt động phụ thuộc vào biển.
Theo phóng viên TTXVN, Giáo sư Ulf Riebesell đến từ Trung tâm Nghiên cứu Đại dương GEOMAR Helmholtz đặt tại thành phố Kiel, cũng là người đứng đầu dự án BIOACID, cho biết trong giai đoạn 2004-2013, đại dương đã hấp thụ trung bình khoảng 25% tổng lượng CO2 thải ra môi trường từ hoạt động của con người. Giới khoa học ước tính con số này trong năm 2016 có thể lên tới 36,4 Gigaton (Gt) CO2, tương đương 9,8 Gt than đá (carbon).
MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Hố xanh bí ẩn giữa lòng đại dương
Ông Riebesell cho biết khối lượng carbon này đủ để che phủ khoảng cách tương đương 48 lần chu vi Trái Đất hay 4,9 lần khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng. Kéo theo đó, nồng độ pH trung bình đo được trên bề mặt đại dương tính từ năm 1850 đã giảm từ 8,2 xuống 8,1. Mức giảm 0,1 này tương đương nồng độ axít tăng 30%, là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trái Đất.
Nghiên cứu kết luận mức độ đe dọa từ axít đại dương hiện vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ và khuyến cáo các chính phủ và giới hoạch định nên sớm có hành động để ngăn chặn các hiểm họa tiềm tang đối với môi trường và nhân loại. tăng tương tác giữa doanh nghiệp, chính trị và xã hội để xây dựng lối sống và nền kinh tế bền vững; đẩy mạnh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
BIOACID là dự án nghiên cứu suốt 8 năm (2009-2017) do Chính phủ Đức tài trợ và do Trung tâm Nghiên cứu Đại dương GEOMAR Helmholtz điều phối nhằm đánh giá đúng mức hơn về các tác động của axít hóa đại dương. Hơn 250 chuyên gia đến từ 20 viện nghiên cứu của Đức đã đánh giá tác động của axít hóa đại dương đối với sinh vật biển, những tác động tới chuỗi thực phẩm, cũng như ảnh hưởng đối với các nền kinh tế và xã hội. Các nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực địa tại các vùng Biển Bắc, Biển Baltic, Bắc Cực và Papua New Guinea.

Những sự thật thú vị về đại dương mà bạn có thể chưa biết

Các đại dương có thể nuôi lớn được một số sinh vật đáng sợ nhất từng tồn tại, thì nó cũng chứa rất nhiều điều kỳ diệu - phần lớn trong số đó chưa được khám phá.

Nhung su that thu vi ve dai duong ma ban co the chua biet
Thalassophobia là tên kỹ thuật của những người gặp phải nỗi ám ảnh về biển hoặc tất cả những gì liên quan tới nước. Hãy cùng kiểm tra các sự thật về các đại dương bên dưới. Đa số lượng oxy trên thế giới đến từ sinh vật biển nhỏ bé được gọi là thực vật phù du. 

Những bí ẩn đại dương kinh sợ không phải ai cũng biết (2)

(Kiến Thức) - Không gian một màu đen đặc ẩn chứa những bí ẩn đại dương kinh sợ nhất, khiến con người tò mò hơn cả cuộc sống ngoài hành tinh.

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)
Bí ẩn đại dương kinh sợ nhưng luôn gây tò mò. Thông qua các thiết bị điều khiển từ xa, các nhà khoa học mới phát hiện ra có sự sống dưới đáy đại dương. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-2
Các sinh vật biển là minh chứng cho sự sống bất diệt nơi đáy đại dương. Ánh sáng mặt trời không thể lọt tới nên những sinh vật phải dựa vào các nguồn năng lượng thay thế để sinh tồn. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-3
Hai nguồn vật liệu chính dưới đáy đại dương là hoạt động núi lửa và các vật liệu hữu cơ rơi xuống từ vùng nước nông. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-4
Thực tế, có các sinh vật sống dưới đáy đại dương trong vùng nước đen sâu thẳm và không có không khí xung quanh miệng núi lửa, nơi có thể nóng đến 150 độ C. Trong điều kiện không khí bình thường thì lượng nhiệt này có thể đun sôi nước. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-5
Nếu đỉnh Everest chìm sâu dưới phần sâu nhất của Thái Bình Dương thì đỉnh của nó cách bề mặt khoảng gần 2km. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-6
Áp suất tại các điểm sâu nhất trong lòng đại dương trung bình khoảng 11.318 tấn/m2. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-7
Áp suất đại dương tương đương với việc bạn đặt 50 chiếc máy bay phản lực jumbo trên ngực. Bây giờ bạn có thể hiểu lý do tại sao khám phá đáy đại dương là rất khó khăn. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-8
1/3 Trái đất bao phủ bởi Thái Bình Dương. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-9
Thái Bình Dương có khoảng 25.000 hòn đảo, nhiều hơn số hải đảo của các đại dương khác trên Trái đất gộp lại. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-10
Hầu hết các quần đảo được tìm thấy ở phía nam của đường xích đạo. 

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-11
Dãy núi dài nhất Trái đất là sống núi giữa Đại Tây Dương, cắt qua hầu hết các nơi trên thế giới như Bắc Cực, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nó dài hơn dãy Andes, dãy Himalaya, và Rockies gộp lại với nhau.  

Nhung bi an dai duong kinh so khong phai ai cung biet (2)-Hinh-12
90% hoạt động thương mại giữa các quốc gia được thực hiện bởi tàu và khoảng 50% các thông tin liên lạc giữa các quốc gia được liên lạc qua dây cáp dưới nước.