Áp thấp nhiệt đới suy yếu, khó có khả năng đổ bộ vào VN

(Kiến Thức) - Mặc dù áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã suy yếu thành vùng áp thấp, tuy nhiên nó vẫn gây ra gió giật cấp 7-8 và mưa lớn cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ.

Đêm qua (16/8), áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ đã suy yếu thành một vùng áp thấp, sau đó vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng Đông, đi vào phía Tây Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và tan dần. Trong ngày hôm nay (17/8), ở Vịnh Bắc Bộ và vùng ven biển Bắc Bộ tiếp tục có mưa dông và gió giật mạnh cấp 7-8.
Hồi 4 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Bắc Biển Đông ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9-10.
Ap thap nhiet doi suy yeu, kho co kha nang do bo vao VN
 Áp thấp nhiệt đới tan trên vịnh Bắc Bộ.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 04 giờ ngày 18/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; từ chiều nay (17/8) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10-11. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Khu vực Vịnh Bắc Bộ và vùng ven biển Bắc Bộ tiếp tục có mưa dông và gió giật mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km, hướng về vịnh Bắc Bộ và còn tiếp tục mạnh thêm.
Từ ngày 17/8 đến khoảng ngày 20/8 xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao 2-4m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Lời 'trần tình' việc “nhặt vợ”, bán con của gã “nghệ sĩ đường phố“

“Không bán con đâu, họ lên facebook nói linh tinh đấy, nó thấy mình giỏi nó nói xấu. Bán 1 triệu đồng, 20 triệu đồng thì tôi giầu rồi", Bùi Văn Vừ nói.

Cho con với “quà trao tay” cả bạc triệu

Cắt cỏ tốn 700 tỷ ở Hà Nội: Chi một đồng phải nhớ là tiền của dân

(Kiến Thức) - Ngoài việc rà soát các khoản chi trong số tiền 700 tỷ mỗi năm cho việc cắt cỏ tỉa hoa, Hà Nội cần giám sát chặt chẽ các khoản chi công khác để tránh lãng phí.

Thông tin nóng thu hút dư luận nhất trong hàng vạn thông tin tràn mặt báo trong ngày 15 và 16/8 chính là tiết lộ của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về chi phí cho việc cắt cỏ tỉa hoa lên đến hơn 700 tỷ đồng mỗi năm và riêng tiền cắt cỏ, chăm sóc một ít trúc đào, một ít hoa dâm bụt cho 24km đại lộ Thăng Long mỗi năm tiêu tốn 53 tỉ đồng.
Xin trích dẫn nguyên văn lời Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND TP Hà Nội tổ chức ngày 15/8: “Thời gian qua TP Hà Nội quyết định dừng lại toàn bộ việc cắt tỉa và trồng cây hoa cảnh tại các vườn hoa trên địa bàn, chỉ duy trì việc cắt cỏ, trồng tỉa hoa ở một số vườn hoa xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số điểm quan trọng. Quyết sách này giúp TP tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm” và “Tôi chỉ nêu một điểm có lẽ khiến nhiều người giật mình, đó là chỉ 24km ở đại lộ Thăng Long riêng tiền cắt cỏ và chăm sóc một ít trúc đào, một ít hoa dâm bụt mỗi năm tiêu tốn 53 tỷ đồng thì không thể chấp 
nhận được”.