Áp giá sàn vé bay, ai lợi, ai thiệt?

Các hãng bay tung vé máy bay 0 đồng nhưng không đồng nghĩa là khách đi máy bay không mất xu nào bởi khách vẫn phải trả thuế, phí khoảng 600.000 đồng/vé. Vậy khi áp giá sàn, dĩ nhiên giá vé bay sẽ tăng lên.

Đề xuất quy định giá sàn vé máy bay
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tháng 4, góp ý về Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị dự thảo luật bổ sung thêm giá tối thiểu (giá sàn) với vé máy bay nội địa, bên cạnh giá tối đa (giá trần) như hiện nay.
Tán thành ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, việc áp giá trần, giá sàn với vé máy bay nội địa là “rất hay và hợp lý”.
Theo đó, việc áp giá sàn sẽ tránh trình trạng hàng không chuyên nghiệp bị đánh bại bởi hàng không giá rẻ. Với các hãng bay chuyên nghiệp, giá vé 0 đồng hay 200.000 – 500.000 đồng không đủ chi phí nhiên liệu, chưa tính tới tiền lương cho người lao động hoặc chi phí khấu hao. Nếu không có quy định về cả giá trần và giá sàn, sẽ có tình trạng “mạnh ai nấy làm”, khó thuyết phục các nhà đầu tư muốn rót vốn vào các hãng hàng không.
Trước thông tin này, đại diện Vietravel Airlines cho biết, nếu áp dụng giá sàn cho vé máy bay sẽ làm giảm tính cạnh tranh, ảnh hưởng sự phục hồi và phát triển của ngành hàng không Việt Nam.
“Việc áp dụng giá sàn tại thị trường hàng không Việt Nam là chưa có tiền lệ”, đại diện hãng hàng không tư nhân này cho hay.
Những ảnh hưởng khi áp giá sàn
Theo đại diện Vietravel Airlines, các nước không quản lý vé máy bay bằng giá trần hay giá sàn. Đơn cử như trong giai đoạn 2016- 2017, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã quyết định bãi bỏ quy định giá tối thiểu cho vé máy bay sau một thời gian ngắn áp dụng vì nhận ra mất nhiều hơn được khi đánh mất lợi thế cạnh tranh với các hãng khác trong khu vực. Bên cạnh đó, ngành du lịch quốc gia bị sụt giảm vì giá vé bay kém cạnh tranh.
Ap gia san ve bay, ai loi, ai thiet?
Nếu áp giá sàn vé máy bay, người thu nhập thấp khó có cơ hội tiếp cận dịch vụ này. (Ảnh: N. Huyền)
“Trong khu vực Đông Nam Á, tại các nước thu hút khách du lịch như Thái Lan, Singapore và Malaysia, các hãng hàng không cũng thực hiện cạnh tranh tự do, giá vé do thị trường quyết định và tự điều chỉnh theo xu hướng cung, cầu vào từng thời điểm. Vậy tại sao việc áp dụng quy định về giá sàn lại kìm hãm sự phát triển của hàng không?”, đại diện Vietravel Airlines đặt câu hỏi.
Quan trọng hơn, đại diện hãng bay tư nhân này cũng nhìn nhận mức giá sàn cũng phải được xem xét kỹ lưỡng vì nếu cơ quan quản lý Việt Nam đề xuất giá sàn ở mức khá cao sẽ dẫn đến tình trạng không thể tiếp cận được khách hàng ở phân khúc thấp.
Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc áp giá sàn vé máy bay là không cần thiết, không nên.
Thậm chí, giá vé 0 đồng của các hãng bay cũng là điều bình thường. Bởi vì các loại vé 0 đồng, vé khuyến mãi giá rẻ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên mỗi chuyến bay, chỉ được áp dụng ở một vài chuyến khan hiếm khách, mùa thấp điểm.
“Do đó, tôi cho rằng không nên quy định giá sàn vé máy bay để từ đó tạo điều kiện khuyến mãi cũng như thực hiện các yêu cầu về phát triển đường bay của các doanh nghiệp.
Không có một doanh nghiệp nào sẵn sàng khuyến mãi các vé bay thấp hơn chi phí sản xuất. Đã là doanh nghiệp họ phải có lãi. Vì thế việc doanh nghiệp khuyến mãi 5-10% vé giá rẻ hoặc có vé 0 đồng là bình thường. Đừng nên can thiệp vào việc đó. Nếu nhà nước can thiệp vào giá sàn là can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng cần thiết phải có giá trần vé máy bay. Lý do vì hiện nay tổng sản lượng từ một hai hãng lớn đã chiếm thị phần tới 70-80%. Nếu không có giá trần, những “ông lớn” này có thể bắt tay nhau nâng giá vé. Điều này dẫn đến người tiêu dùng thiệt hại cũng như các doanh nghiệp nhỏ lẻ khó cạnh tranh.
Đồng tình với quan điểm này, PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế - tài chính, cho rằng, Bộ GTVT quy định giá sàn đường bay nội địa có dải giá từ 0 đồng, đồng nghĩa với việc không có giá sàn. Các hãng bay tung vé máy bay 0 đồng nhưng không đồng nghĩa là khách đi máy bay không mất xu nào.
Trên thực tế, dù các hãng đưa vé về 0 đồng thì khách cũng phải trả thuế, phí khoảng 600.000 đồng/vé. Như vậy khi áp giá sàn, dĩ nhiên giá vé sẽ tăng lên.
Cục Hàng không Việt Nam từng đề xuất áp giá sàn
Tháng 8 năm 2021, Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông Vận tải dự thảo thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Theo đó, Cục Hàng không đề nghị áp dụng mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định.
Sau đó, đề xuất áp giá sàn đã không được Bộ GTVT phê duyệt và chỉ áp mức giá trần đối với vé bay nội địa.

Ngắm bonsai dâu tằm trĩu quả khiến dân chơi cây mê tít

Trước đây, dâu tằm vốn chỉ là cây được trồng hàng rào, bờ bụi nhưng nay đã được cắt tỉa thành bonsai vô cùng đẹp mắt.

Ngam bonsai dau tam triu qua khien dan choi cay me tit
 Bonsai dâu tằm dáng đẹp, dễ chăm sóc thích hợp để trang trí sân vườn, bàn làm việc, phòng khách hay lan can... Ảnh: Dân Việt

Giá vé máy bay Tết: Chặng cao ngất, chặng rẻ bèo

Càng sát Tết, giá vé máy bay càng căng thẳng, đắt đỏ đặc biệt với các chặng bay ‘hot’ từ TP.HCM đi Hà Nội, Vinh (Nghệ An) hay Thanh Hóa. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại vào TP.HCM, giá vé lại rất rẻ.

Khảo sát trên các trang đặt vé của các hãng hàng không cho thấy, nhu cầu mua vé máy bay về quê ăn Tết của người dân tăng cao. Ngoại trừ chặng bay TP.HCM - Hà Nội vé còn tương đối dồi dào, các chặng ít chuyến bay, nhu cầu cao như TP.HCM đi Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa,... lượng vé rất khan hiếm, một số ngày sát Tết còn “cháy vé”, giá cao ngất ngưởng.

Với chặng bay trục TP.HCM - Hà Nội, theo khảo sát chiều 7/12, giá vé máy bay tương đối cao nhưng còn nhiều. Cụ thể, từ ngày 16-21/1/2023 (tức từ 25-30 tháng Chạp), giá vé bay Vietnam Airlines dao động từ 3,526-5,149 triệu đồng/chặng (đã bao gồm thuế, phí), lác đác mới có chuyến hết vé.

Giá vé chặng này của hãng hàng không Vietjet Air có giá từ 2,37-3,69 triệu đồng, Bamboo Airways 2,249 triệu đồng. Nếu tính cả thuế, phí, vé máy bay Tết của các hãng hàng không chặng TP.HCM - Hà Nội gần tương đương nhau, mức chênh chỉ từ 200.000-400.000 đồng/chiều.

Gia ve may bay Tet: Chang cao ngat, chang re beo

Nhu cầu đi lại của người dân vào dịp Tết tăng cao (Ảnh Hoàng Hà)

Tuy nhiên, với các chặng bay khác, như từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa,... do nhu cầu thăm thân tăng cao, lại ít chuyến bay nên tình hình căng thẳng hơn, giá vé vừa đắt đỏ vừa khan hiếm. Tại Vietnam Airlines, các chặng này chỉ còn vé hạng thương gia, ít chỗ, giá lên tới 5,969 triệu đồng. Riêng ngày 18/1/2023 (27 Tết) đã hết chỗ.

Tương tự như vậy với Vietjet Air, chặng TP.HCM - Vinh/Thanh Hóa đã hết chỗ ban ngày, chỉ còn ít chỗ vào chuyến tối từ 19h. Giá vé dao động từ 2,694-3,69 triệu đồng (chưa thuế phí), nếu chấp nhận bay sát Tết (29-30 Tết) thì cơ hội mua vé nhiều hơn.

Với hãng hàng không Bamboo Airways, chặng này cũng hết vé phổ thông, chỉ còn vé 4,299 triệu đồng (chưa gồm thuế phí).

Với Vietravel Airlines, do số chuyến bay còn ít nên ngay sau khi mở bán vé Tết, đại diện hãng cho hay chặng giữa TP.HCM và Hà Nội/Quy Nhơn, 100% số chỗ đã bán hết; các chặng bay chính còn lại đã bán được 60%. Do đó, hãng vừa tăng tần suất chặng bay này lên 3 chuyến khứ hồi/ngày (tăng 200%) để thêm sự lựa chọn cho hành khách khung giờ bay và giá vé.

Theo thông tin từ Vietnam Airlines, lượng khách đặt vé máy bay nội địa của hãng giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2023 đến nay đã tăng 16-20% so với cùng kỳ năm 2019. Các đường bay đông khách nhất là từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Huế, Quy Nhơn,... với tỷ lệ lấp đầy lên tới 95-98%.

Ngược lại, với các đường bay lệch đầu, giá vé lại rất rẻ. Chẳng hạn, trong khi người dân ở TP.HCM đổ xô về quê ăn Tết, thì các chặng bay từ các địa phương tới Sài Gòn lại vắng, giá vô cùng hấp dẫn.

Ví như, giá vé từ Hà Nội vào TP.HCM trước Tết chỉ từ 739.000 đồng/chiều (Vietnam Airlines, đã gồm thuế phí), hay 109.000 đồng, tương đương 685.000 đồng đã gồm thuế phí (Vietjet Air)... Tương tự với các chặng bay từ Vinh, Hải Phòng, Đồng Hới, Thanh Hóa,… vào Sài Gòn giá cũng rất rẻ.

Chính vì vậy, Vietnam Airlines ngày 7/12 vừa thông báo hành khách có cơ hội mua vé hạng phổ thông đồng giá chỉ 666.000 đồng/chiều giữa TP.HCM và Buôn Ma Thuột/Pleiku/Tuy Hòa, Quy Nhơn/Chu Lai/Đà Nẵng,... và 789.000 đồng/chiều từ TP.HCM đi Vinh/Thanh Hóa/Hải Phòng, Hà Nội.

Giá vé hạng thương gia của hãng này cũng chỉ còn 2,868 triệu đồng/chiều giữa TP.HCM và Hà Nội/Vinh/Hải Phòng/Thanh Hóa/Quảng Ninh/Đồng Hới; 1,868 triệu đồng từ TP.HCM đi Quy Nhơn/Chu Lai/Tuy Hòa/Pleiku,...

Vé được mở bán từ nay đến cuối tháng 1, đầu tháng 2/2023, tùy chặng.

Để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao dịp Tết Quỹ Mão 2023, các hãng hàng không đã được nhà chức trách cấp phép cho gần 33.700 chuyến bay toàn mạng nội địa, tăng thêm hơn 8.000 chuyến (tăng 32%) so với ngày thường; tương ứng hơn 6,7 triệu ghế được bán ra (tăng thêm hơn 1,7 triệu ghế so với ngày thường).

Như vậy, cao điểm Tết, trung bình mỗi ngày có 1.087 chuyến bay, tăng 260 chuyến/ngày. 

Khối tài sản đáng mơ ước của Phan Văn Đức ở tuổi 27

Ở tuổi 27, Phan Văn Đức không chỉ thăng hoa trên sân cỏ mà còn đầu tư khách sạn, tậu xế hộp tiền tỷ tặng mẹ và mợ.

Khoi tai san dang mo uoc cua Phan Van Duc o tuoi 27
 Mới đây, Phan Văn Đức phẫu thuật thành công dây chằng chéo trước chân phải ở Singapore và đón sinh nhật tuổi 27 trong bệnh viện. Ảnh: FBNV