Anh sắp có phương pháp đặc trị xóa bỏ các tác động dai dẳng của virus SARS-CoV-2

Một nghiên cứu ở Anh phát hiện một số người mắc di chứng hậu COVID-19 có tổn thương tiềm ẩn ở phổi.

Công trình nghiên cứu nói trên tập trung vào những người không cần chăm sóc tại bệnh viện khi mắc COVID-19 nhưng lại bị khó thở kéo dài sau khi được xác nhận khỏi bệnh, theo kênh BBC.

"Hậu COVID-19" dùng để chỉ một loạt các triệu chứng tiếp tục trong nhiều tuần sau khi bị nhiễm COVID-19 và các bác sĩ thường không giải thích được nguyên nhân.

Anh sap co phuong phap dac tri xoa bo cac tac dong dai dang cua virus SARS-CoV-2

Lượng khí vào phổi của người khỏe mạnh (trái) nhiều hơn so với lượng khí vào phổi của người mắc di chứng hậu COVID-19. Ảnh: ĐẠI HỌC OXFORD

Công trình được xây dựng dựa trên một nghiên cứu trước đó nhằm theo dõi những bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện. Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này đã làm sáng tỏ lý do tại sao khó thở lại phổ biến ở các triệu chứng hậu COVID-19, mặc dù lý do gây ra cảm giác khó thở thường rất nhiều và phức tạp.

Một nghiên cứu lớn hơn, chi tiết hơn đang được tiến hành để xác nhận kết quả.

Dùng khí hiếm xenon

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thông khí phổi bằng khí xenon để phát hiện những bất thường ở phổi mà phương pháp chụp thông thường không xác định được.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh kết quả chụp MRI và các xét nghiệm chức năng phổi khác ở ba nhóm tình nguyện viên.

Các tình nguyện viên bao gồm những người mắc di chứng hậu Covid-19, khó thở và không nhập viện khi phát hiện dương tính virus SARS-CoV-2; 12 người đã nhập viện điều trị nhưng không bị di chứng hậu COVID-19; và 13 người khỏe mạnh là "đối chứng".

Với phương pháp mới, tất cả tình nguyện viên được cho hít khí xenon trong một từ trường chụp cộng hưởng từ. Khí xenon hoạt động theo cách rất giống với oxy nhưng có thể được theo dõi trực quan bằng cách chụp MRI. Điều này giúp các nhà khoa học có thể "xem" cách oxy di chuyển từ phổi vào máu - một bước quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy nuôi cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ở hầu hết những người bị di chứng hậu Covid-19, lượng khí được truyền ít hơn so với các đối chứng khỏe mạnh. Nhóm bệnh nhân từng nhập viện để điều trị COVID-19 cũng có những bất thường tương tự.
Mở ra hy vọng cho những bệnh nhân mắc di chứng hậu COVID-19
Trưởng nhóm nghiên cứu và là một chuyên gia về phổi - Tiến sĩ Emily Fraser cho biết bà thấy "thật khó chịu khi có những người đến phòng khám và không thể giải thích cho họ chính xác lý do tại sao họ khó thở". Lý do là vì các phương pháp chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT) không cho thấy biểu hiện bất thường.

"Đây là nghiên cứu quan trọng và tôi thực sự hy vọng nó sẽ làm sáng tỏ các vấn đề còn tồn đọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng rằng các biện pháp phục hồi chức năng và luyện tập thở thực sự hữu ích" - chuyên gia Emily nói.

Đồng nghiên cứu viên chính của nghiên cứu - Giáo sư Fergus Gleeson cho biết: "Hiện có nhiều câu hỏi cần lời giải đáp: Bao nhiêu bệnh nhân mắc di chứng hậu COVID-19 sẽ được theo dõi các bất thường? Tầm quan trọng của các phát hiện của chúng tôi? Nguyên nhân của sự bất thường và hậu quả lâu dài của nó là gì?".

"Một khi chúng tôi hiểu cơ chế đằng sau những triệu chứng này, chúng tôi sẽ có thể phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn" - ông nói thêm.

Vì sao không tìm thấy kho báu toàn vàng của Hitler ở hồ Toplitz?

Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, Đức quốc xã được cho là thả nhiều hòm vàng xuống hồ Toplitz, Áo. Vì một số lý do nên đến nay chưa ai tìm thấy kho báu.

Vi sao khong tim thay kho bau toan vang cua Hitler o ho Toplitz?
 Kể từ năm 1943, hồ Toplitz ở Áo được Đức quốc xã lựa chọn làm địa điểm xây dựng căn cứ thực nghiệm hải quân. Thêm nữa, khu vực này là nơi diễn ra nhiều thử nghiệm vũ khí của Đức như ngư lôi.

Những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái.

He lo ve nhung tran tu chien o Ho Quyen xu Hue xua
 Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Việt Nam bao giờ áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5?

Từ ngày 1/1 tất cả ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đều phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức cao nhất hiện nay là Euro 5.

Video: Lưu ý trước khi đi đăng kiểm, dễ bị trượt vì khí thải (Nguồn Tuoitre.vn)
Theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các loại xe ôtô sản xuất và lắp ráp nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 1/1/2022. Tiêu chuẩn khí thải mức 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 5.
Theo đó, các mẫu xe ôtô mới nhập khẩu nguyên chiếc hoặc sản xuất trong nước trước khi được bán ra thị trường đều sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp kiểm định cho từng xe để chứng nhận phương tiện đạt tiêu chuẩn các quy định kỹ thuật hiện hành của Việt Nam. Phương pháp thử khí thải đối với xe ôtô mới được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên dụng. Còn xe đang lưu hành không áp dụng kiểm định khí thải theo tiêu chuẩn này.
Viet Nam bao gio ap dung tieu chuan khi thai Euro 5?
Từ ngày 1/1/2022 tất cả xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đều phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức cao nhất hiện nay là Euro 5.