Anh rời liên minh châu Âu: Ván cược cuối cùng

Chỉ còn đúng ba tuần trước khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), thế nhưng hiện tại vẫn chưa có thỏa thuận nào được Hạ viện Anh thông qua, nguy cơ Brexit không thỏa thuận tốn kém đủ đường vẫn treo lơ lửng.
 

Mọi thứ đều rõ ràng trong "ván bài Brexit" của Chính phủ Anh, từ phiên bỏ phiếu lần hai tại hạ viện chắc chắn sẽ diễn ra vào ngày 12/3 tới, cho đến hướng đi của Thủ tướng Theresa May trong 5 ngày nước rút tới vẫn là kiên trì tìm kiếm những ràng buộc pháp lý với điều khoản "rào chắn" về vấn đề biên giới trên đảo Ireland. Điều then chốt, là những ràng buộc mà Anh có được sau các cuộc đàm phán lại với EU để hiện thực hóa các kế hoạch trên, thì lại không rõ ràng.
Trong thỏa thuận Brexit mà Anh và EU đạt được hồi tháng 11/2018 sau gần 2 năm đàm phán chật vật, điều khoản "rào chắn" đã được đưa vào như chìa khóa tháo gỡ bế tắc khi cho phép duy trì đường biên giới mềm, không chốt chặn kiểm soát giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và CH Ireland. Đây là đường biên giới trên bộ duy nhất giữa Anh và liên minh châu Âu hậu Brexit. Thông thường, hai bên sẽ thiết lập đường biên giới cứng nếu không có thỏa thuận nào đạt được.
Nhưng điều này chẳng khác nào mồi lửa làm tái bùng phát những mâu thuẫn tại vùng Bắc Ireland, bởi ở đây luôn tồn tại một phe ủng hộ là một phần trọn vẹn trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, một phe muốn tách khỏi để sáp nhập với CH Ireland. Mâu thuẫn này từng là nguyên nhân khiến gần 3.500 người thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài từ năm 1968 đến năm 1998, trước khi thỏa thuận "Thứ Sáu tốt lành" được ký kết.
Anh roi lien minh chau Au: Van cuoc cuoi cung
Thủ tướng Theresa May trả lời các câu hỏi chất vấn tại phiên họp Quốc hội ở London, Anh ngày 6/3. Ảnh: THX/TTXVN 
Theo điều khoản "rào chắn", Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ở lại Liên minh thuế quan EU, trong khi vùng Bắc Ireland duy trì mối quan hệ gần gũi hơn và ở lại Thị trường chung EU cho tới khi hai bên đạt thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, chính điều khoản này đã gây chia rẽ sâu sắc trong chính trường Anh và dẫn tới thất bại cay đắng của Chính phủ Anh trong cuộc bỏ phiếu tại hạ viện hồi giữa tháng 1/2019. Chính phủ Anh sau đó kiên trì đàm phán lại với EU, tìm kiếm những thay đổi mang tính ràng buộc pháp lý đề điều khoản này được chấp nhận tại hạ viện.
Cuộc đàm phán mới nhất tại Brussels ngày 5/3 kết thúc với kết quả không thể đáng thất vọng hơn. Không có tiến triển, không có giải pháp đột phá là những gì truyền thông có thể miêu tả về cuộc gặp kéo dài 3 giờ. Các quan chức EU đều tỏ ra quan ngại, trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier thông báo hiện vẫn chưa có giải pháp nào đạt được đồng thuận.
Trong khi đó, phía Anh tỏ ra thận trọng. Người phát ngôn của Thủ tướng Theresa May cho biết các cuộc đàm phán kỹ thuật ở cấp thấp hơn vẫn tiếp diễn, đồng thời tái khẳng định mục tiêu của chính phủ là tìm ra những thay đổi mang tính ràng buộc về pháp lý để Anh không mắc kẹt trong điều khoản "rào chắn" vô thời hạn. Khả năng hai bên có thể tiến tới thỏa thuận trong cuối tuần này rất thấp, đồng nghĩa với việc các cuộc đàm phán sẽ tiếp diễn cho tới sát ngày 12/3. Một số quan chức EU cũng hướng tới kịch bản nếu các nhà đàm phán có thể đạt được một thỏa thuận trong cuối tuần này, bà May sẽ lập tức tới Brussels để ký kết và mang thỏa thuận về nước chỉ 1 ngày trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. 28 lãnh đạo quốc gia thành viên EU, gồm cả bà May, sẽ quyết định trong hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 21-22/3 tới về việc có nên gia hạn thời gian đàm phán, qua đó trì hoãn hạn chót Brexit vào ngày 29/3 tới, hay không.
Trong khi kiên trì theo đuổi đàm phán, bà May cũng tìm cách tiếp cận lá phiếu của nghị sĩ trong nước khi cho phép Công đảng đối lập thêm nhiều cơ hội lên tiếng về quyền của người lao động hậu Brexit. Với đảng Bảo thủ cầm quyền, để xoa dịu và tìm kiếm sự ủng hộ từ những người chủ trương Brexit lẫn những người ủng hộ EU , chính phủ hiện đang thúc đẩy một đề xuất nhằm tìm các giải pháp thay thế điều khoản "rào chắn". Việc tìm các giải pháp thay thế điều khoản trên là yêu cầu đặc biệt của các nghị sĩ hoài nghi châu Âu trong đảng Bảo thủ, vốn kịch liệt phản đối thỏa thuận Brexit, nhưng gợi ý rằng có thể đồng ý với một thỏa thuận sửa đổi nếu điều khoản "rào chắn" chỉ mang tính tạm thời, hoặc Anh có thể đơn phương chấm dứt hiệu lực của điều khoản này. Những động thái trên cho thấy tuy kết quả đàm phán không giúp Chính phủ Anh nhích thêm một chút nào tới mục tiêu đề ra, nhưng họ vẫn tiếp tục đặt cược vào ván bài này với khẳng định "EU muốn giải quyết vấn đề".
Nếu sau mọi nỗ lực của chính phủ, thỏa thuận Brexit vẫn không nhận được sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu ngày 12/3, Hạ viện Anh sẽ tiếp tục bỏ phiếu về các khả năng gồm Brexit không thỏa thuận hoặc trì hoãn Brexit. EU sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến tại Hạ viện Anh trong tuần tới, nhưng rất ít ý kiến tại Brussels tin rằng thỏa thuận Brexit sẽ được ủng hộ. Một quan chức ngoại giao EU cho rằng mọi thứ vẫn "dậm chân tại chỗ", giờ chỉ còn chờ đợi xem thời gian trì hoãn sẽ kéo dài bao lâu sau cuộc bỏ phiếu.
Khi lo ngại ngày càng dâng cao hai bên bờ eo biển Manche, rằng một Brexit không có thỏa thuận đang kéo đến gần, EU lại nhẹ nhàng gợi ý London về khả năng trì hoãn Brexit. Song song với lời hứa EU sẵn sàng chấp nhận thay đổi cần thiết để thỏa thuận Brexit được ủng hộ, trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU còn bày tỏ rằng các lãnh đạo EU sẽ đồng thuận nếu Anh đề nghị hoãn hạn chót rời khỏi khối, để có thêm thời gian cho hạ viện nước này chính thức phê chuẩn một thỏa thuận Brexit cuối cùng. Thủ tướng May cũng có phần dao động, tuần trước đã mở đường cho một "khoảng gia hạn" Brexit ngắn, mà nhiều ý kiến tại EU cho rằng có thể đến cuối tháng 6, thậm chí dài hơn. Một quan chức EU nhận định nếu thỏa thuận được ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lần 2, Brexit vẫn cần gia hạn trong thời gian ngắn để Anh hoàn tất các quy trình pháp lý. Nếu không được thông qua, một quãng gia hạn ngắn sẽ không giúp giải quyết vấn đề, vì vậy ít nhất là Brexit sẽ kéo dài thêm 6 tháng, có thể là 9 tháng, hay thậm chí là một đến 2 năm và cũng không loại trừ khả năng Brexit không diễn ra.
Rốt cuộc thì tình cảnh Brexit của nước Anh tới giờ phút này vẫn là "giữa ngã ba đường". Chính phủ của Thủ tướng May thì rõ ràng không còn cách nào khác phải "chơi tới cùng" trong ván bài nhiều rủi ro mà họ đã đặt cược. Thắng hay thua, phụ thuộc vào những nỗ lực cuối cùng của Thủ tướng May trong khoảng thời gian còn lại trước cuộc bỏ phiếu quyết định ngày 12/3.

Ngưỡng mộ những người phụ nữ thông minh nhất mọi thời đại

(Kiến Thức) - Edith Stern, Grace Hopper hay Marie Curie,... nằm trong danh sách những người phụ nữ thông minh nhất mọi thời đại với chỉ số IQ cao và đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của nhân loại.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai
 Theo Wonders List, Edith Stern đứng đầu trong danh sách những người phụ nữ thông minh nhất thế giới, với chỉ số thông minh (IQ) là 200. Ngay từ nhỏ, Edith đã bộc lộ tài năng của mình và nhận được nhiều bằng tốt nghiệp trước khi bước sang tuổi 18. Được biết, bà Edith có tới hơn 120 bằng sáng chế ở nước Mỹ và giành được nhiều giải thưởng thành tựu trong lĩnh vực Kỹ thuật. (Nguồn ảnh: Wonders List)

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-2
 Hypatia, sinh vào khoảng năm 351-370 sau Công nguyên, là một triết gia, nhà thiên văn học và nhà toán học người Hy Lạp. Bà là con gái của nhà toán học nổi tiếng Theon of Alexandria. Bà Hypatia đã phát minh ra nhiều dụng cụ khoa học như thước trắc tinh và phù kế. Bà được biết đến là người có đầu óc vĩ đại nhất, với điểm số IQ hơn 190.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-3
 Marilyn vos Savant, sinh năm 1946 tại Mỹ, nổi tiếng với sự thông minh và có IQ là 190. Với chỉ số IQ cao, tên của bà đã được ghi nhận vào sách Kỷ lục Guinness thế giới.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-4
 Marie Curie, sinh năm 1867 tại Ba Lan, là một nhà vật lý - hóa học nổi tiếng, với chỉ số IQ là 185. Năm 1903, bà đã giành được giải thưởng Nobel Vật lý và giải Nobel Hóa học vào năm 1911. Trên thực tế, bà Marie Curie là nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất từ trước đến nay.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-5
Bà Germaine Stael, sinh năm 1766 tại Pháp, là người phụ nữ thông minh nhất thời bấy giờ, với chỉ số IQ rơi vào khoảng 180 đến 185.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-6
 Grace Hopper, sinh năm 1906 tại Mỹ, là người tiên phong trong lĩnh vực khoa học máy tính. Bà là lập trình viên đầu tiên cho máy tính Mark I và phát triển trình biên dịch đầu tiên cho một ngôn ngữ lập trình. Bà có chỉ số IQ là 175 và đã nhận được 40 bằng danh dự từ nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-7
 Ruth Lawrence, sinh năm 1971, là nhà toán học người Anh gốc Israel. Chỉ số IQ của bà Ruth là 175. Từ nhỏ, Ruth đã được coi là thần đồng toán học và là nữ sinh trẻ nhất tốt nghiệp trường Đại học Oxford.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-8
 Judit Polgar, sinh ngày 23/7/1976, là đại kiện tướng cờ vua người Hungary, có chỉ số IQ 170. Cô là nữ kỳ thủ giỏi nhất từ trước đến nay.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-9
 Fabiola Mann, nữ sinh 21 tuổi, đã hoàn thành việc học tại ngôi trường Northwood, thủ đô London, Anh. Cô có IQ là 162, thích chơi cờ và nghiên cứu về Y học.

Nguong mo nhung nguoi phu nu thong minh nhat moi thoi dai-Hinh-10
 Ở tuổi 12, Olivia Manning, đến từ Liverpool (Anh), đã khiến thế giới kinh ngạc khi đạt điểm số 162 trong bài kiểm tra IQ vào năm 2012.

Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina qua ảnh

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina đã chính thức khép lại sau hai ngày làm việc. Những bức ảnh chụp tại Hội nghị G20 dưới đây phần nào đã nói lên tình hình chính trị thế giới trong năm 2018.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh
 Ngày 1/12, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khép lại tại thủ đô Buenos Aires của Argentina sau hai ngày làm việc với việc thông qua Tuyên bố chung, trong đó khẳng định sự đồng thuận trong những vấn đề như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư. Ảnh: Các nhà lãnh đạo đến từ 20 nền kinh tế lớn “chụp ảnh gia đình” trước khi sự kiện khai mạc hôm 30/11. (Nguồn ảnh: Mirror)

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-2
 Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman có màn chảo hỏi “lạ” khi gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Thay vì màn bắt tay như truyền thống, Tổng thống Putin đã giơ cánh tay và nắm chặt tay của Thái tử Saudi Arabia trên cao.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-3
 Thủ tướng Anh Theresa May đi phía trước khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đang “thì thầm” phía sau. Được biết, EU và Anh đã đạt được một thỏa thuận về Brexit (Anh rời EU), nhưng Tổng thống Macron đe dọa sẽ “đánh chìm” thỏa thuận này bằng cách yêu cầu quyền đánh bắt cá trong vùng biển của Anh.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-4
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir đã chạm mặt nhau trong phiên chụp hình lưu niệm chung của các lãnh đạo G20 tại lễ khai mạc hội nghị ở Buenos Aires. Ống kính truyền thông ghi lại bức ảnh cho thấy hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ giữ khoảng cách và không trao đổi ánh mắt. Trước đó, hôm 29/11, Tổng thống Trump bất ngờ thông báo hủy cuộc gặp với ông Putin ở Argentina nhằm phản ứng vụ đụng độ giữa Nga và Ukraine trên Biển Đen ngày 25/11. 

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-5
Tổng thống Trump là trung tâm của sự chú ý khi ông ký một hiệp định thương mại mới (USMCA) thay thế cho Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với hai nhà lãnh đạo Canada và Mexico bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina. 

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-6
 Bức ảnh cho thấy Thủ tướng Anh Theresa May dường như “cô đơn” khi tới Argentina vào nửa đêm. Trên chuyến bay kéo dài 14 giờ tới Argentina, bà May khẳng định thỏa thuận Brexit sẽ được Quốc hội nước này thông qua.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-7
 Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị G20.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-8
 Biểu cảm trên gương mặt của bà May khi dự một cuộc họp.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-9
 Tổng thống Trump gặp Thủ tướng Anh lần đầu tiên kể từ khi ông chỉ trích thỏa thuận Brexit của bà May.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-10
 Thủ tướng May, Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Trump cùng các nhà lãnh đạo khác trong buổi chụp hình.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-11
Thủ tướng Đức Merkel không có mặt trong bức ảnh “gia đình” này do đến muộn sau khi chiếc chuyên cơ chở bà phải hạ cánh khẩn cấp do gặp vấn đề kỹ thuật khi đang trên hành trình tới Argentina. 

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-12
 Thủ tướng Đức Merkel và các nhà lãnh đạo khác cùng phu nhân, phu quân của họ chụp ảnh lưu niệm trong bức tiệc ở Teatro Colon.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-13
 Thủ tướng Anh có cuộc gặp chính thức với Thái tử Saudi Arabia. Trong cuộc gặp này, bà May đã kêu gọi thái tử tổ chức một cuộc điều tra kỹ hơn về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, bên cạnh đó là vấn đề nhân đạo ở Yemen.

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-14
Tổng thống Pháp Macron có cuộc trao đổi với Thái tử Mohammed. Nhà lãnh đạo Pháp được cho là đã nói rằng: “Tôi cảm thấy lo lắng. Ngài không bao giờ lắng nghe tôi”. 

Toan canh Hoi nghi thuong dinh G20 tai Argentina qua anh-Hinh-15
 Tổng thống Donald Trump và Thái tử Mohammad bin Salman dường như đã có những giao tiếp bằng mắt khi gặp nhau tại G20.