Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Người Hà Nội khốn khổ chia nhau từng xô nước sạch

07/07/2017 07:04

(Kiến Thức) - Cuộc sống của người dân khu đô thị Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang bị đảo lộn vì mất nước kéo dài. Dân phải chia nhau từng xô nước để dùng.

Hưng Bùi

Chùm ảnh: Làng nước mắm 200 năm ở Phan Thiết

Hoảng hồn nước giếng bốc cháy ngùn ngụt ở Đồng Nai

2 mẹ con đuối nước: Tiếng khóc ai oán vùng quê nghèo

Vận hành 3 tháng, công trình nước sạch tiền tỷ "đắp chiếu"

Người Sài Gòn tất bật đối phó cúp nước trên diện rộng

Phản ánh đến báo điện tử Kiến Thức, những người dân sinh sống ở khu đô thị Đại Kim - Định Công (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết, nhiều tháng nay, do bị mất nước sinh hoạt liên tục nên cuộc sống của họ bị xáo trộn hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những gia đình có con em nhỏ.
Phản ánh đến báo điện tử Kiến Thức, những người dân sinh sống ở khu đô thị Đại Kim - Định Công (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết, nhiều tháng nay, do bị mất nước sinh hoạt liên tục nên cuộc sống của họ bị xáo trộn hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những gia đình có con em nhỏ.
Ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức chiều 6/7 cho thấy, các bể nước sinh hoạt của hầu hết các hộ dân ở khu đô thị Đại Kim đều trong tình trạng cạn khô nước, hoặc nếu gia đình nào có thì mực nước chỉ ngập quá một chút ở phần đáy bể.
Ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức chiều 6/7 cho thấy, các bể nước sinh hoạt của hầu hết các hộ dân ở khu đô thị Đại Kim đều trong tình trạng cạn khô nước, hoặc nếu gia đình nào có thì mực nước chỉ ngập quá một chút ở phần đáy bể.
Bà Phạm Thị Mai (60 tuổi, số nhà 11/B5 khu đô thị Đại Kim) cho biết: "Tình trạng mất nước sinh hoạt ở khu dân cư chúng tôi tồn tại từ năm ngoái (năm 2016). Tuy nhiên, thời gian này là nghiêm trọng nhất, các nhà ở đây đều không có một giọt nước sạch nào. Đêm đến có gia đình phải trực chờ tới 2, 3h sáng, nghe thấy tiếng nước được bơm chảy vào bể nhưng chỉ vài phút sau lại im bặt. Để khắc phục tạm thời, chúng tôi phải bỏ tiền ra mua từng xe nước để bơm vào bể nhưng chỉ dám dùng tiết kiệm (giá khoảng từ 1 triệu đến 1,2 triệu/1 xe nước/7 khối nước".
Bà Phạm Thị Mai (60 tuổi, số nhà 11/B5 khu đô thị Đại Kim) cho biết: "Tình trạng mất nước sinh hoạt ở khu dân cư chúng tôi tồn tại từ năm ngoái (năm 2016). Tuy nhiên, thời gian này là nghiêm trọng nhất, các nhà ở đây đều không có một giọt nước sạch nào. Đêm đến có gia đình phải trực chờ tới 2, 3h sáng, nghe thấy tiếng nước được bơm chảy vào bể nhưng chỉ vài phút sau lại im bặt. Để khắc phục tạm thời, chúng tôi phải bỏ tiền ra mua từng xe nước để bơm vào bể nhưng chỉ dám dùng tiết kiệm (giá khoảng từ 1 triệu đến 1,2 triệu/1 xe nước/7 khối nước".
Trong khi đó, ông Phạm Văn Đại (60 tuổi, ở B5 khu đô thị Đại Kim) cho hay, do mất nước kéo dài nên gia đình ông phải bỏ ra một triệu đồng để mua một xe nước 7 khối dùng trong vòng 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, nước mua lại xuất hiện tình trạng bẩn đục, mùi hôi tanh khó chịu nên gia đình chỉ dám sử dụng để đi vệ sinh chứ không dám dùng nấu nướng.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Đại (60 tuổi, ở B5 khu đô thị Đại Kim) cho hay, do mất nước kéo dài nên gia đình ông phải bỏ ra một triệu đồng để mua một xe nước 7 khối dùng trong vòng 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, nước mua lại xuất hiện tình trạng bẩn đục, mùi hôi tanh khó chịu nên gia đình chỉ dám sử dụng để đi vệ sinh chứ không dám dùng nấu nướng.
"Chẳng biết nước họ chở đến cho chúng tôi có sạch không mà khi sử dụng mùi rất tanh, bẩn đục. Hơn nữa, họ bảo chở đến 7 khối nhưng thực tế khi nước vào bể chỉ khoảng 5 khối nước. Rất nhiều gia đình bị như vậy và sau đó gọi nước ở chỗ khác nhưng khi xe chỗ khác đến không hiểu vì sao lần sau họ không dám xuất hiện nữa?", ông Đại kể lại.
"Chẳng biết nước họ chở đến cho chúng tôi có sạch không mà khi sử dụng mùi rất tanh, bẩn đục. Hơn nữa, họ bảo chở đến 7 khối nhưng thực tế khi nước vào bể chỉ khoảng 5 khối nước. Rất nhiều gia đình bị như vậy và sau đó gọi nước ở chỗ khác nhưng khi xe chỗ khác đến không hiểu vì sao lần sau họ không dám xuất hiện nữa?", ông Đại kể lại.
Những người dân phải bỏ tiền ra mua từng xe nước do bị mất nước liên tục. Tuy nhiên, theo họ, nước mua lại không đảm bảo và rất bẩn.
Những người dân phải bỏ tiền ra mua từng xe nước do bị mất nước liên tục. Tuy nhiên, theo họ, nước mua lại không đảm bảo và rất bẩn.
Khốn khổ hơn là những hộ gia đình sống tại các tòa nhà chung cư ở khu đô thị Đại Kim, họ phải leo lên, leo xuống xách từng can nước dưới bể chứa ở sân chung cư.
Khốn khổ hơn là những hộ gia đình sống tại các tòa nhà chung cư ở khu đô thị Đại Kim, họ phải leo lên, leo xuống xách từng can nước dưới bể chứa ở sân chung cư.
Bà Dương Tú Anh (Tổ trưởng tổ dân phố 42, nhà 9B khu đô thị Đại Kim) bức xúc, nói: "Tòa nhà chung cư 9B của chúng tôi có 9 tầng, với 63 hộ dân, cả tháng nay, vào các buổi sáng và chiều hàng ngày, mọi người đều phải đua nhau xuống dưới sân chung cư chia nhau từng can nước trong bể công cộng. Do thiếu nước sạch nên chúng tôi phải đi tắm nhờ, thậm chí còn có gia đình xuống xách nước nhưng không còn nữa đành phải nhịn tắm một, hai ngày".
Bà Dương Tú Anh (Tổ trưởng tổ dân phố 42, nhà 9B khu đô thị Đại Kim) bức xúc, nói: "Tòa nhà chung cư 9B của chúng tôi có 9 tầng, với 63 hộ dân, cả tháng nay, vào các buổi sáng và chiều hàng ngày, mọi người đều phải đua nhau xuống dưới sân chung cư chia nhau từng can nước trong bể công cộng. Do thiếu nước sạch nên chúng tôi phải đi tắm nhờ, thậm chí còn có gia đình xuống xách nước nhưng không còn nữa đành phải nhịn tắm một, hai ngày".
Tương tự, ở tòa nhà chung cư B15 khu đô thị Đại Kim, người dân cũng phải chia nhau từng xô nước sạch từ dưới bể nước chung.
Tương tự, ở tòa nhà chung cư B15 khu đô thị Đại Kim, người dân cũng phải chia nhau từng xô nước sạch từ dưới bể nước chung.
Theo một nhân viên bảo vệ ở tòa nhà chung cư 15B khu đô thị Đại Kim, bể nước sinh hoạt chung ở dưới sân chung cư này chứa được 300 khối nước. Tuy nhiên, do mất nước liên tục, nếu có nước cũng chỉ chảy từ ống dẫn vào bể rất nhỏ nên không đủ để bơm lên bể cao (chứa khoảng 50 khối) phân phối cho các gia đình.
Theo một nhân viên bảo vệ ở tòa nhà chung cư 15B khu đô thị Đại Kim, bể nước sinh hoạt chung ở dưới sân chung cư này chứa được 300 khối nước. Tuy nhiên, do mất nước liên tục, nếu có nước cũng chỉ chảy từ ống dẫn vào bể rất nhỏ nên không đủ để bơm lên bể cao (chứa khoảng 50 khối) phân phối cho các gia đình.
Người Hà Nội phải chia nhau từng xô nước sạch để dùng do bị mất nước kéo dài.
Người Hà Nội phải chia nhau từng xô nước sạch để dùng do bị mất nước kéo dài.
Gia đình nào có con nhỏ hoặc người già thì được các gia đình khác ưu tiên nhiều nước hơn một chút.
Gia đình nào có con nhỏ hoặc người già thì được các gia đình khác ưu tiên nhiều nước hơn một chút.
Người dân phải xách từng xô nước sạch ít ỏi từ bể nước dưới sân lên nhà.
Người dân phải xách từng xô nước sạch ít ỏi từ bể nước dưới sân lên nhà.
Bể nước sinh hoạt chung của chung cư 15B khu đô thị Đại Kim cả tháng nay nước không bao giờ nước ngập đến 30cm.
Bể nước sinh hoạt chung của chung cư 15B khu đô thị Đại Kim cả tháng nay nước không bao giờ nước ngập đến 30cm.
Nước chảy vào bể chứa rất nhỏ, không đủ để cho người dân sử dụng.
Nước chảy vào bể chứa rất nhỏ, không đủ để cho người dân sử dụng.
Đường ống của máy bơm dẫn từ bể nước lên chia cho người dân ở khu đô thị Đại Kim.
Đường ống của máy bơm dẫn từ bể nước lên chia cho người dân ở khu đô thị Đại Kim.
Trước tình trạng thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến cuộc sống bị đảo lộn, người dân ở khu đô thị Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã làm đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý, nhanh chóng khắc phục để người dân sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được xử lý khiến người dân vô cùng bức xúc.
Trước tình trạng thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến cuộc sống bị đảo lộn, người dân ở khu đô thị Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã làm đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý, nhanh chóng khắc phục để người dân sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được xử lý khiến người dân vô cùng bức xúc.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Bạn có thể quan tâm

 Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66, Nghị quyết 68

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66, Nghị quyết 68

Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status