Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Ảnh hiếm về Ải Nam Quan 100 năm trước

11/02/2014 20:23

(Kiến Thức) - Trong hàng nghìn năm lịch sử, Ải Nam Quan đã gắn với nhiều biến động trong quan hệ giữa hai triều đại phong kiến Việt Nam - Trung Quốc.

Thanh Bình (tổng hợp)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Ải Nam Quan là tên gọi trong sử sách Việt Nam về một địa danh lịch sử cũng như một công trình kiến trúc nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Các công trình tại khu vực Ải Quan Quan năm 1896.
Ải Nam Quan là tên gọi trong sử sách Việt Nam về một địa danh lịch sử cũng như một công trình kiến trúc nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Các công trình tại khu vực Ải Quan Quan năm 1896.
Theo chính sử nhà Nguyễn, Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) dặm về phía Bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh. Ảnh: Địa hình quanh Ải Nam Quan.
Theo chính sử nhà Nguyễn, Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) dặm về phía Bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh. Ảnh: Địa hình quanh Ải Nam Quan.
Địa danh này được biết đến từ thời Hán, với tên gọi ban đầu là Ung Kê Quan. Về sau, Ung Kê Quan được người Trung Quốc đổi tên thành Đại Nam Quan và Giới Thủ Quan. Ảnh: Cửa ải và tường thành tại Ải Nam Quan cuối thế kỷ 19.
Địa danh này được biết đến từ thời Hán, với tên gọi ban đầu là Ung Kê Quan. Về sau, Ung Kê Quan được người Trung Quốc đổi tên thành Đại Nam Quan và Giới Thủ Quan. Ảnh: Cửa ải và tường thành tại Ải Nam Quan cuối thế kỷ 19.
Đến thời nhà Minh, Ải Nam Quan được đổi tên lần lượt thành Trấn Di Quan và Trấn Nam Quan. Tên Trấn Nam Quan được dùng cho đến hết thời nhà Thanh. Ảnh: Làng xóm trên phần đất Trung Quốc gần Ải Nam Quan.
Đến thời nhà Minh, Ải Nam Quan được đổi tên lần lượt thành Trấn Di Quan và Trấn Nam Quan. Tên Trấn Nam Quan được dùng cho đến hết thời nhà Thanh. Ảnh: Làng xóm trên phần đất Trung Quốc gần Ải Nam Quan.
Trong hàng nghìn năm lịch sử, Ải Nam Quan đã gắn với nhiều biến động trong quan hệ giữa hai triều đại phong kiến Việt Nam - Trung Quốc. Phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam gần Ải Nam Quan cuối thế kỷ 19.
Trong hàng nghìn năm lịch sử, Ải Nam Quan đã gắn với nhiều biến động trong quan hệ giữa hai triều đại phong kiến Việt Nam - Trung Quốc. Phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam gần Ải Nam Quan cuối thế kỷ 19.
Các triều đình phương Bắc đã nhiều lần xua quân qua Ải Nam Quan để đánh nước Việt và cũng chừng đó lần họ thua trận và rút về nước qua cửa ải này. Ảnh: Công trình Trấn Nam Quan của Trung Quốc cuối thế kỷ 19.
Các triều đình phương Bắc đã nhiều lần xua quân qua Ải Nam Quan để đánh nước Việt và cũng chừng đó lần họ thua trận và rút về nước qua cửa ải này. Ảnh: Công trình Trấn Nam Quan của Trung Quốc cuối thế kỷ 19.
Vào thế kỷ 19, tại Ải Nam Quan chỉ có một bức tường trổ hai cánh cửa làm bằng gỗ. Khi chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra năm 1885, cánh cửa đó bị đánh sập. Ảnh: Bức tường ở Ải Nam Quan trước khi bị phá hủy.
Vào thế kỷ 19, tại Ải Nam Quan chỉ có một bức tường trổ hai cánh cửa làm bằng gỗ. Khi chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra năm 1885, cánh cửa đó bị đánh sập. Ảnh: Bức tường ở Ải Nam Quan trước khi bị phá hủy.
Sau chiến tranh, phía Việt Nam và nhà Thanh đã xây hai cánh cổng đối diện nhau ở Ải Nam Quan. Trong ảnh, cánh cổng nhỏ (bên phải) là của Việt Nam, cánh cổng lớn (bên trái) là của nhà Thanh.
Sau chiến tranh, phía Việt Nam và nhà Thanh đã xây hai cánh cổng đối diện nhau ở Ải Nam Quan. Trong ảnh, cánh cổng nhỏ (bên phải) là của Việt Nam, cánh cổng lớn (bên trái) là của nhà Thanh.
Trong một thời kỳ dài, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi qua Ải Nam Quan. Ảnh: Một phái đoàn nhà Thanh đi qua cửa ải Nam Quan tiến vào đất Việt Nam.
Trong một thời kỳ dài, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi qua Ải Nam Quan. Ảnh: Một phái đoàn nhà Thanh đi qua cửa ải Nam Quan tiến vào đất Việt Nam.
Theo các hiệp định mà Pháp ký với Nhà Thanh năm 1887 và 1895 thì đường biên giới xích xuống phía Nam của Ải Nam Quan. Kể từ đó, Ải Nam Quan nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Phong cảnh quanh Ải Nam Quan. Năm 1965, Quốc vụ viện CHND Trung Hoa phê chuẩn đổi tên Trấn Nam Quan thành Hữu Nghị Quan. Tên gọi này được sử dụng đến ngày nay. Ảnh: Trấn Nam Quan nhìn từ phần đất thuộc Trung Quốc, cuối thế kỷ 19.
Theo các hiệp định mà Pháp ký với Nhà Thanh năm 1887 và 1895 thì đường biên giới xích xuống phía Nam của Ải Nam Quan. Kể từ đó, Ải Nam Quan nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Phong cảnh quanh Ải Nam Quan. Năm 1965, Quốc vụ viện CHND Trung Hoa phê chuẩn đổi tên Trấn Nam Quan thành Hữu Nghị Quan. Tên gọi này được sử dụng đến ngày nay. Ảnh: Trấn Nam Quan nhìn từ phần đất thuộc Trung Quốc, cuối thế kỷ 19.

Bạn có thể quan tâm

Cuối cùng đây vẫn là mẫu iPhone đáng lựa chọn nhất lúc này

Mua Redmi Note 14 Pro Series tại Thế Giới Di Động: Nhận ngay đặc quyền 1 đổi 1 trong vòng 1 năm

Bí mật đằng sau gói mì Hảo Hảo

Ford Territory vs Honda CR-V: Cuộc chiến xe crossover đáng chú ý tại Việt Nam

Tỷ phú có ảnh hưởng hàng đầu khu vực Trung Đông giàu cỡ nào?

Giá xe Honda CR-V tháng 7/2025, ưu đãi 50% lệ phí trước bạ

Những mâm cơm dân dã ngày hè khiến ai thấy cũng muốn về nhà

Elon Musk và cuộc chiến chính trị đang nhấn chìm Tesla

CellphoneS mở bán OPPO Reno14 series, trợ giá đến 2 triệu thu cũ đổi mới cùng nhiều quà tặng

Người dân cần thận trọng khi lựa chọn thiết bị báo cháy không dây

Cận cảnh Peugeot 408 giới hạn 215 chiếc tại Việt Nam

Vì sao điện thoại Apple, Samsung đến nay vẫn không tăng dung lượng pin?

Top tin bài hot nhất

Mỹ dọa áp lại thuế từ ngày 1/8 với các đối tác chưa đạt thỏa thuận thương mại

07/07/2025 07:22

Giá xe Honda BR-V lăn bánh tháng 7/2025, ưu đãi 50% phí trước bạ

07/07/2025 07:52

Thủ lĩnh Houthi lên tiếng khi Israel mở chiến dịch “Lá cờ đen”, không kích dữ dội

07/07/2025 08:52

Bất ngờ trúng số, cô gái Sóc Trăng “hốt” luôn chàng bán vé số

07/07/2025 09:08

Xe ga 125cc thiết kế hiện đại, cốp siêu rộng, ăn xăng 1,6 lít/100 km

07/07/2025 04:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status