Ảnh hiếm tàu Petya Việt Nam khi còn làm chủ biển khơi

Tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 lớp Petya II/III từng một thời gian dài giữ vị trí chiến hạm có lượng giãn nước lớn nhất của Hải quân Việt Nam.

Petya là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 Storozhevoi Korabl Đây là những chiếc tàu đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.
Tổng cộng 54 tàu đã được chế tạo tại hai xưởng đóng tàu: Kaliningrad Yantar chế tạo 22 và Khabarovsk chế tạo 32 chiếc. Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu Petya, gồm 3 chiếc Petya 2 và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980.
Thông số kỹ thuật cơ bản: Lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn, đầy tải 1.150 tấn; chiều dài 81,8 m; chiều rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người.
Anh hiem tau Petya Viet Nam khi con lam chu bien khoi
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya HQ-15 của Hải quân Việt Nam giai đoạn 1980 khi còn đầy đủ sức mạnh 
Tàu được trang bị hỗn hợp 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải ly/h hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất.
Hệ thống điện tử của các tàu hộ vệ săn ngầm Petya bao gồm radar cảnh giới đường không Don-2, radar Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.
Vũ khí của các tàu Petya gồm 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600; 10 ống phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE (trên Petya II) hoặc 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm - tàu mặt nước SET-53M (Petya III).
Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, một số tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam đã không còn giàn vũ khí nguyên bản, thậm chí một số chiếc còn bị hoán cải thành tàu pháo tuần tra.
Anh hiem tau Petya Viet Nam khi con lam chu bien khoi-Hinh-2
 Tàu hộ vệ săn ngầm Petya HQ-15 sau khi đã tiến hành chỉnh sửa cấu hình vũ khí,  chỉ còn cụm ngư lôi phía sau đuôi, 2 cụm rocket RBU-6000 đã được thay bằng 2 tháp pháo nòng đôi 25 mm, cụm ngư lôi ở giữa thay bằng 2 tháp pháo phòng không cỡ 37 mm.
Ví dụ thấy rõ nhất đó là hiện nay tàu 15 (HQ-15) chỉ còn cụm ngư lôi phía sau đuôi, 2 cụm rocket RBU-6000 đã được thay bằng 2 tháp pháo nòng đôi 25 mm, cụm ngư lôi ở giữa thay bằng 2 tháp pháo phòng không cỡ 37 mm.
Trong thời gian qua đã có một số tin tức về việc Việt Nam hợp tác với Ấn Độ để nâng cấp các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya này thông qua việc trang bị hệ thống định vị thủy âm mới.
Tuy nhiên với sự góp mặt của những tàu chiến lớp Pohang do Hàn Quốc chuyển giao có tuổi đời trẻ hơn nhiều, có lẽ ngày mà Petya được nhận sổ hưu cũng không còn quá xa nữa.

Súng tiểu liên ShAK-12: Vũ khí chống khủng bố mà Việt Nam nên có

Súng tiểu liên ShAK-12 (được gọi là ASH-12), sử dụng đạn cỡ 12,7x55 mm, thiết kế đặc biệt cho lực lượng an ninh quốc gia. Súng sử dụng trong chiến đấu tầm gần và lập tức vô hiệu hóa các tay súng khủng bố bắt giữ con tin số lượng lớn.

Sung tieu lien ShAK-12: Vu khi chong khung bo ma Viet Nam nen co
 Súng tiểu liên hạng nặng ShAK-12. chuyên dụng chống khủng bố. Ảnh Rusian Gazeta
Mark Episcopos, bình luận viên quân sự của The National Interest đánh giá cao súng tiểu liên ShAK-12.
Theo ông, trên kinh nghiệm chiến dịch chống khủng bố ở khu vực Beslan và nhà hát Moscow trên phố Dubrovka, các nhà khoa học hình sự FSB quan tâm đặc biệt đến việc tạo ra vũ khí cận chiến có khả năng vô hiệu hóa ngay tức khắc các tay súng khủng bố, không cho chúng có thời gian kích hoạt các khối bom tự sát hoặc xe bom bằng thiết bị cầm tay.
Hiện nay, thuôc adrenaline và một số loại thuốc có chất gây nghiện khác có thể ngăn chặn cơn đau phát sinh từ vết thương do đạn bắn. Trong nhiều trường hợp, các tay súng khủng bố, ngay trước khi chết, có thể tiếp tục bóp cò súng và kích hoạt bom, mìn có sẵn trong người hoặc trang bị liền kề (xe đánh bom tự sát VBIED). Trong cuộc giao chiến đường phố, khi kẻ thù đang giữ con tin hoặc đơn thuần đang kiểm soát một lượng nổ lớn, một vài giây trước khi chết cũng có thể gây tổn thất vô cùng lớn.
Đạn hạng nặng cỡ 12,7х55 mm của súng tiểu liên ShAK-12 giải quyết được vấn đề này. Những viên đạn 33 gram vô hiệu hóa tức khắc kẻ khủng bố, ngay khi đối tượng ẩn nấp sau bức tường hoặc vật che khuất khác. Phạm vi hiệu quả chiến đấu của vũ khí là 100 mét, giảm thiệt hại tối đa cho sinh lực các khu vực xung quanh.
Có 3 loại đạn 12,7 mm. Đạn xuyên giáp. Đạn có tốc độ bay cận âm tiếng ồn thấp, súng lắp ống giảm thanh. Đạn có trọng lượng nhẹ, đầu đạn hợp kim. Đầu đạn có khả năng gây chấn động rất mạnh khi xuyên vào mục tiêu.
Sức mạnh xung kích của đầu đạn quật ngã kẻ thù khi đạn xuyên vào mục tiêu và giết chết ngay tức khắc đối tượng, không phụ thuộc vào kẻ thù sử dụng thuốc gây nghiện nặng hoặc thuốc giảm đau. Do đầu đạn được chế tạo đặc biệt nên mặc dù động năng rất lớn, nhưng đạn không bay xa.
Súng được thiết kế theo sơ đồ bullpup. Do đạn rất nặng, các băng đạn đều làm bằng nhựa tổng hợp. Phần lớn thân súng được chế tạo bằng vật liệu polymer, những bộ phận còn lại làm bằng nhôm hợp kim.
Súng chống khủng bố ShAK-12 có khối lượng nặng đến 5.2 kg. Trong khi đó súng AK-12 chỉ nặng 3,3 kg.
Sau thời gian bảo mật, Nga bắt đầu quảng bá ShAK-12 như một sản phẩm xuất khẩu cho các quốc gia đồng minh. Vũ khí được trưng bày tại các cuộc triển lãm ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Súng tiểu liên chống khủng bố ShAK-12 do trung tâm Thiết kế và Nghiên cứu vũ khí Thể thao và Săn bắn (TsKIB SOO) ở Tula cùng với súng bắn tỉa VSSK Vykhlop giành riêng cho FSB. Súng đưa vào biên chế năm 2011, nhưng trong một thời gian dài được giữ bí mật. Phiên bản nâng cấp lắp thêm một súng phóng lựu kiểu ổ quay dưới nòng.

Soi UAV Heron 1 Việt Nam có thể đã mua từ Israel

(Kiến Thức) - Việt Nam được cho là đã ký hợp đồng mua 3 máy bay trinh sát không người lái Heron 1 và trạm điều khiển mặt đất từ Israel với tổng giá trị hợp đồng khoảng 140 triệu USD.

Soi UAV Heron 1 Viet Nam co the da mua tu Israel
 Thông tin trên được cung cấp bởi một tờ báo trực tuyến của Pháp cung cấp, theo đó, Việt Nam đã ký hợp đồng với tập đoàn  Israel Aerospace Industries (IAI) của Israel để mua 3 máy bay trinh sát không người lái (UAV) cùng trạm điều khiển mặt đất. Ảnh: Wikipedia.