Anh: Hải quân hoàng gia sẵn sàng hiện diện ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Lực lượng vũ trang quốc gia Anh sẵn sàng hiện diện ở Biển đông nếu lợi ích của nước này và đồng minh trong khu vực bị ảnh hưởng.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond phát biểu tại Singapore vào ngày 30/1 cho biết lực lượng vũ trang quốc gia đang sẵn sàng tiến hành các hoạt động ở Biển Đông nếu lợi ích quốc gia và đồng minh trong khu vực bị đặt trong tình trạng nguy hiểm
Anh: Hai quan hoang gia san sang hien dien o Bien Dong
Tổng thống Argentina Cristina Kirchner gặp gỡ chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2.
“Nhiều quốc gia trong và ngoài Châu Á hồi hộp theo dõi khi các căng thẳng chính trị đang nóng lên ở khu vực Đông Á”, ông Hammond phát biểu. Vương quốc Anh cũng xác định vị trí trung lập trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông và đưa ra gợi ý rằng các cuộc tranh chấp này nên được giải quyết theo các quy ước quốc tế. London đóng vai trò quan trọng trong an ninh Châu Á bởi đóng góp 4.520 tỉ USD trong giá trị thương mại hàng năm ở khu vực Biển Đông.
Ngoại trưởng cũng cho biết nước Anh duy trì cam kết trong hiệp ước an ninh đa phương được biết đến với tên gọi Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (Five Powers Defence Arrangements) được ký kết giữa các nước Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore vào năm 1971. “Sự cam kết đó có ý nghĩa rằng chúng tôi sẵn sàng và có khả năng huy động lực lượng để hỗ trợ các đồng minh, bạn bè và đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương”, ông Hammond tuyên bố. Mặt khác, vị ngoại trưởng cũng nhắc tới sự tham dự của Hải quân Hoàng gia trong công tác cứu trợ ở Philippines sau cơn bão Haiyan năm 2013 và sự kiện tìm kiếm quốc tế chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia.
Tạp chí Trung Quốc Global Times trong khi đó đã đưa ra sự liên kết giữa các lời bình luận của ông Hammond về các lợi ích trên biển của quốc gia này với thỏa thuận đã ký kết giữa Bắc Kinh và Argentina trong chuyến thăm của tổng thống Argentina Cristina Kirchner tới Trung Quốc từ ngày 3-5/2. Theo đó, thỏa thuận này cho phép Trung Quốc bán tàu chiến, xe bọc thép và máy bay chiến đấu cho Argentina. Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ Hải quân Argentina xây dựng hạm đội hải quân Malvinas mà theo chính quyền London là 1 sự khiêu khích, tờ Global Times nhận định.
Malvinas là tên mà quốc gia Argentina đặt cho hòn đảo Falkland, lãnh thổ nước Anh ở Nam Đại Tây Dương được cho là bị Argentina chiếm đóng vào năm 1982.

Đã đến lúc Trung Quốc “run chân” ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Với việc rút giàn khoan Hải Dương 981 trước thời hạn, Trung Quốc dường như đã chùn bước ở Biển Đông?

Lo sợ giàn khoan Hải Dương 981 gặp sự cố khi siêu bão Rammasun đổ bộ
Lý do đơn giản và dễ thấy nhất cho việc rút giàn khoan của Trung Quốc là thời tiết xấu. Một ngày trước khi giàn khoan rút đi, thời tiết đã chuyển xấu do ảnh hưởng của siêu bão Rammasun, được dự kiến sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam 3 ngày sau đó (tầm 18/7). Mặc dù nơi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt được dự báo sẽ không nằm trên đường đi của Rammasun, nhưng không ai đảm bảo rằng, cơn bão sẽ không gây thiệt hại gì cho giàn khoan cũng như tàu và người tại nơi đó. Mặc dù Hải Dương 981 được cho là có thể chịu được bão lớn nhưng vẫn là quá mạo hiểm để giữ cho nó và tàu hộ tống ở giữa đại dương trong thời tiết xấu.

Tình hình Biển Đông thu hút sự quan tâm của quốc tế

Bạn bè quốc tế đánh giá cao nội dung chia sẻ của VN về các vấn đề thời sự, trong đó có tình hình Biển Đông.

Đông đảo bạn bè quốc tế rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Đông đảo bạn bè quốc tế rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) 

Ngày 6/7, đoàn đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva do Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Nguyễn Trung Thành dẫn đầu đã tham dự Lễ hội các Dân tộc và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của Đảng Lao động Bang Geneva (Thụy Sĩ) với tư cách là khách mời danh dự.