Ăn uống chung có thể lây virus gây ung thư vòm họng

EBV là virus có liên quan rõ rệt với căn bệnh ung thư vòm họng. Nó có thể lây qua dịch tiết, nước bọt khi hôn và ăn uống chung.

Tại chương trình phòng chống ung thư từ gốc diễn ra mới đây, BSCKII Trần Thị Hợp - nguyên giảng viên bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội; nguyên Phó chủ nhiệm khoa Ngoại A, Bệnh viện K Trung ương - cho biết ung thư vòm họng đang gia tăng. Trong đó, số ca ở miền Bắc cao hơn các vùng miền khác do môi trường và tập quán ăn uống.
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vòm họng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hợp, nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan khá rõ của virus EBV với căn bệnh này.
Khi xét nghiệm, kháng thể virus EBV cao trên bệnh nhân ung thư vòm họng loại biểu mô không biệt hóa. Đặc biệt, loại virus này có thể lây lan.
An uong chung co the lay virus gay ung thu vom hong
 BSCKII Trần Thị Hợp chia sẻ thông tin về ung thư vòm họng. Ảnh: BT.
“Virus EBV có thể lây lan tương tự virus viêm gan B, C. Theo đó, chúng lây qua dịch tiết, nước bọt khi hôn, ăn uống chung. Tuy nhiên, thực tế, không phải tất cả trường hợp có virus EBV đều có thể tiến triển thành ung thư. Các nhà khoa học nghĩ tới tổn thương chức năng tế bào lympho kèm theo nhiễm EBV mãn tính là hai yếu tố nguy cơ cao", bác sĩ Hợp nói.
Theo chuyên gia này, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một gia đình có nhiều người mắc ung thư vòm họng liên quan yếu tố gen. Do đó, để tầm soát và phát hiện ung thư sớm, nhiều người đã tìm tới phương pháp "test gen".
Hiện, việc này được triển khai ở cả hai nội dung chẩn đoán sớm và với trường hợp đã mắc ung thư.
Tại Bệnh viện K Trung ương và bệnh viện lớn khác, các bác sĩ đã làm "test gen" với bệnh nhân ung thư để dùng hóa chất điều trị trúng đích. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm, hiện nay, mới chỉ có một số cơ sở bắt đầu triển khai.
Theo bác sĩ Hợp, đây là phương pháp có chi phí cao và không phải tất cả người dân đều nên thực hiện.
“Với chúng ta, điều đầu tiên cần làm là phải lắng nghe cơ thể mình và đi khám sức khỏe định kỳ. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng”, bác sĩ Hợp khuyến nghị.
Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Bởi, đây cũng là yếu tố liên quan căn bệnh này.

Nhận biết sớm ung thư vòm họng. (Nguồn: Youtube)


Hội chứng kỳ lạ khiến 'núi đôi' to lên không ngừng

Truyền thông Thái Lan gần đây đưa tin về trường hợp một phụ nữ có bộ ngực không ngừng phát triển và chưa có biểu hiện dừng lại.

Căn bệnh Nghệ sĩ Thanh Hoàng mắc phải nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Nghệ sĩ Thanh Hoàng, diễn viên kỳ cựu của làng sân khấu, điện ảnh Việt Nam vừa qua đời vào tối 26/7 tại TP HCM sau thời gian điều trị ung thư vòm họng. Đây là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.

Chia sẻ trên Zing.vn, TS.BS Hoàng Đình Chân - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, căn bệnh ung thư nghệ sĩ Thanh Hoàng mắc phải là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi triệu chứng âm thầm nhưng tiến triển nhanh chóng và thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư vòm họng là một dạng ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm). Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được một cách chính xác về nguyên nhân gây ra căn bệnh này, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm ra virus Epstein-Barr có thể chính là “thủ phạm” có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư vòm họng.