Ấn tượng nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam tại HĐBA LHQ

(Kiến Thức) - Việt Nam từng đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009, và hiện tại đang đứng trước cơ hội tái đắc cử vị trí này sau 10 năm.

Ngày 7/6, khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức bầu 5 Ủy viên không thường trực mới của HĐBA LHQ tại thành phố New York, Mỹ.
6 ứng cử viên cho 5 vị trí lần này bao gồm Việt Nam, Estonia, Niger, Rumani, Saint Vincent and the Grenadines, và Tuinisia. Mỗi ứng cử viên phải nhận được ít nhất 2/3 số phiếu, tương đương với 129 phiếu nếu toàn bộ 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tham gia bỏ phiếu.
Việt Nam là đại diện duy nhất cho nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương ứng cử vào vị trí này và đang có cơ hội rất lớn để một lần nữa đảm đương vai trò của một nước ủy viên không thường trực cơ quan quyền lực nhất Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
An tuong nhiem ky dau tien cua Viet Nam tai HDBA LHQ
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: IT. 
Trước đó, Việt Nam lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Trong 2 năm ngồi "ghế nóng", Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động và toàn diện trên tất cả các vấn đề của cơ quan quyền lực nhất Liên Hợp Quốc.
Đáng chú ý, Việt Nam đã tham gia 1.500 cuộc họp; hai lần làm Chủ tịch tháng của HĐBA (tháng 7/2008 và tháng 10/2009); xây dựng Báo cáo năm về công việc của HĐBA; soạn thảo, thương lượng giúp HĐBA thông qua 1 Nghị quyết về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.
Ngoài ra, với tư cách đại diện Châu Á, các vấn đề ở khu vực như hạt nhân Iran và vấn đề Triều Tiên…đều được Việt Nam quan tâm.
Những đóng góp thực chất, tích cực của Việt Nam trong vai trò này đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
“10 năm trước, Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Thời điểm đó, Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong Hội đồng Bảo an, đặc biệt là việc ủng hộ Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Đây là một nghị quyết có tính chất lịch sử của Liên Hợp Quốc", ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cho hay.

Mời độc giả xem thêm video: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về Syria (Nguồn: VTC14)

Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon cũng đánh giá cao các đóng góp của Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua.
Sự thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên đã tạo uy tín cho Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói để Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.
Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1977. Năm 1997, Việt Nam lần đầu tiên có được những dấu ấn tại Liên Hợp Quốc khi trúng cử vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (khóa 52, 1997-1998), đồng thời là thành viên của Hội đồng Kinh tế xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 1997-1998.
Việt Nam đã tạo nên những chuỗi thành công lớn trong ngoại giao đa phương, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc, với việc trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009; thành viên Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016); thành viên của ECOSOC nhiệm kỳ 2016-2018; Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 và Ủy ban Luật pháp quốc tế 2017-2021.

Quê hương châu Phi tưởng nhớ ông Kofi Annan vĩ đại

Người dân và các nhà lãnh đạo nhiều nước châu Phi bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, người có đóng góp lớn cho hòa bình thế giới.

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai
Quốc gia Tây Phi Ghana hôm 18/8 trải qua cú sốc lớn khi cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời. Trong ảnh, người thân ngồi bên tấm poster tưởng nhớ ông Kofi Annan tại ngôi nhà của gia đình Annan ở Kumasi, thành phố lớn thứ 2 của Ghana. Ảnh: Reuters. 

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-2
 Tổng thống Ghana Akufo Addo ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc trong một tuần để bày tỏ lòng tiếc thương tới cựu chính khách 80 tuổi. Ông Addo khẳng định cựu tổng thư ký đã ra đi mà không phải chịu đau đớn. "Tôi thấy an ủi vì ông ấy ra đi trong giấc ngủ. Hãy yên nghỉ nhé, Kofi", Tổng thống Addo nói. Trong ảnh, người Ghana chơi bộ trống truyền thống bên ngoài tư gia của gia đình Annan. Ảnh: Reuters.

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-3
 "Ông nội thường kể cho tôi biết Kofi Annan là một người tử tế tới nhường nào. Kofi Annan vĩ đại cho chúng tôi lý do để sống và tiếp tục tin tưởng vào cội nguồn châu Phi của mình", Kojo Manu, một thợ máy Ghana sống cùng khu vực với gia đình Annan, cho biết. Trong ảnh, người thân khóc thương ông Kofi Annan hôm 18/8. Ảnh: Reuters.

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-4
 "Thực sự là một tin chấn động khi biết ông ấy qua đời", cựu tổng thống Ghana John Kufor nói với AP. Ông Kufor cho biết suốt nhiệm kỳ tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Annan về thăm quê nhà Ghana mỗi năm 3 lần, và luôn bày tỏ sự hân hạnh trước những lời mời trở về quê hương. Trong ảnh, một người dân ở thủ đô Accra, Ghana trước tin ông Kofi Annan qua đời. Ảnh: AFP.

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-5
 Không chỉ ở quê nhà Ghana, ông Kofi Annan được tưởng nhớ tại nhiều quốc gia châu Phi khác. Hôm 18/8, lãnh đạo phe đối lập ở Kenya Raila Odinga cho biết sẽ luôn trân trọng ký ức về ông Annan vì những đóng góp của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho nền hòa bình ở Kenya. Năm 2007, ông Annan đã làm trung gian cho thỏa thuận chia sẻ quyền lực, ngăn chặn nội chiến sau cuộc bầu cử tổng thống đầy bạo lực với gần 1.000 người thiệt mạng. Trong ảnh, người dân tại thủ đô Nairobi, Kenya theo dõi tin tức về sự ra đi của Kofi Annan hôm 18/8. Ảnh: AFP.

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-6
 "Quê nhà và xuất thân của Annan là Ghana, nhưng vai trò lãnh đạo hiếm có của ông ấy, tinh thần nhân đạo, đóng góp cho hòa bình và phát triển toàn cầu sẽ mãi được ghi nhớ trong lịch sử trên toàn thế giới", Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari phát biểu hôm 18/8. Trong ảnh, báo chí Kenya với dòng tiêu đề "Người đàn ông cứu rỗi Kenya" nhắc lại công lao của Kofi Annan với quốc gia này. Ảnh: AFP.

Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-7
 Cho đến những năm tháng cuối đời, bất chấp sức khỏe suy giảm vì bệnh tật, Kofi Annan tìm cách dùng ảnh hưởng của bản thân để đóng góp cho hòa bình thế giới. Lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông là tại Zimbabwe hồi tháng 7 trước thềm cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau triều đại Robert Mugabe. Tại đây, cựu tổng thư ký Kofi Annan kêu gọi người dân Zimbabwe bỏ phiếu trong hòa bình. Theo AP, ông Annan ho liên tục trong suốt chuyến đi, hầu như không thể tự di chuyển và luôn phải nhận sự hỗ trợ từ các trợ lý y tế. Trong ảnh, ông Kofi Annan đến Zimbabwe trong những ngày cuối của cuộc đời. Ảnh: Elders.

Ai sẽ thay thế bà Nikki Haley làm Đại sứ Mỹ tại LHQ?

(Kiến Thức) - Sau khi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố từ chức, Tổng thống Donald Trump đã xác nhận rằng bà Dina Powell, cùng với 4 ứng cử viên khác, đang có tên trong danh sách ứng viên thay thế bà Haley.

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?
Phát biểu hôm 9/10 sau khi bà Haley từ chức, Tổng thống Donald Trump nói rằng con gái ông, Ivanka, là người phù hợp nhất cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Kathmandu Tribune. 

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-2
Tuy nhiên, Ivanka Trump sau đó đã bác bỏ khả năng này. “Tôi rất vinh hạnh khi được phục vụ trong Nhà Trắng cùng với nhiều cộng sự tuyệt vời và tôi biết tổng thống sẽ đề cử một người thay thế xứng đáng cho Đại sứ Haley. Song, người đó sẽ không phải là tôi”, cô Ivanka thông báo trên Twitter. Ảnh: CNBC. 

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-3
Đồng thời, Tổng thống Trump cũng bác bỏ "tin đồn" sẽ bổ nhiệm con gái ông là Ivanka vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc thay thế bà Haley. Ảnh: AJ. 
Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-4
Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng hôm 9/10, Tổng thống Trump khẳng định bà Haley sẽ giúp ông đưa ra lựa chọn cuối cùng về người thay thế bà. “Chúng tôi đang xem xét nhiều ứng viên”, Tổng thống Trump nói. Ảnh: CNN.

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-5
 Dù vậy, bà Dina Powell, thành viên ban điều hành của Ngân hàng Goldman Sachs và từng là cựu phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, vẫn được xem là ứng viên sáng giá nhất thay thế bà Haley. Ảnh: CNBC. 

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-6
Bà Powell sinh ngày 12/6/1973 tại thủ đô Cairo, Ai Cập. Tuy nhiên, năm 4 tuổi, Powell được gia đình đưa sang Mỹ định cư. Bà tốt nghiệp trường Đại học Texas. Ảnh: Vogue.

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-7
 Bà Powell từng giữ cương vị Phó Cố vấn An ninh Quốc gia về chiến lược trong năm đầu tiên Tổng thống Trump lên nắm quyền và là nhân vật chủ chốt trong nỗ lực ngoại giao của Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: WSJ.

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-8
Trước đó, bà Powell từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như trợ lý Bộ Văn hóa và Giáo dục Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 11/7/2005 đến ngày 7/6/2007. Ảnh: CNBC. 

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-9
Bà Powell là cố vấn cấp cao về các sáng kiến kinh tế cho Tổng thống Trump từ ngày 20/1/2017 đến 12/1/2018. Ảnh: Politico. 

Ai se thay the ba Nikki Haley lam Dai su My tai LHQ?-Hinh-10
 Hiện tại, bà Powell là thành viên ban điều hành của Ngân hàng Goldman Sachs. Theo một nguồn tin thân thiết với Powell, bà đang rất hài lòng với công việc tại Ngân hàng Goldman Sachs và chưa đưa ra quyết định có đảm nhận cương vị trí mới hay không nếu được bổ nhiệm. Ảnh: Politico.