"Ẩn số" lãnh đạo Sacombank vẫn chưa được NHNN thông qua

Danh sách ứng viên lãnh đạo nhiệm kỳ mới vẫn đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, khiến danh tính người ngồi vào "ghế nóng" tại Sacombank đến nay vẫn là ẩn số.

Theo dự thảo nội dung tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nhà băng này vẫn đang chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt thông qua danh sách ứng cử viên tham gia Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2017-2021.
Sau khi được NHNN phê duyệt, Sacombank sẽ công bố thông tin chính thức về danh sách thành viên tham gia HĐQT và BKS nhiệm kỳ tới.
Thông tin mới nhất được nhà băng này công bố chỉ là số lượng thành viên tham gia HĐQT nhiệm kỳ tới gồm 7 người, trong đó có một thành viên độc lập. Số lượng thành viên tham gia BKS là 4 người và đều là thành viên chuyên trách.
"An so" lanh dao Sacombank van chua duoc NHNN thong qua
 Ẩn số nhân sự tại Sacombank vẫn chưa được giải đáp.
Ẩn số tái cơ cấu Sacombank vẫn nằm ở 2 vị trí còn khuyết trong danh sách HĐQT.
Trước đó, Sacombank đã công bố danh sách ứng viên tham gia HĐQT gồm 7 cái tên. Tuy nhiên, sau đó 2 thành viên liên quan đến phía Liên Việt là ông Nguyễn Đức Hưởng (nguyên Phó chủ tịch LienVietPostBank) và bà Nguyễn Thị Bích Hồng (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt) đã chính thức rút lui. Đến nay, hai cái tên thay thế vẫn được giữ kín.
Kể từ khi Sacombank được NHNN đưa vào diện tập trung xử lý nợ xấu và tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, nhà băng này nhận được rất nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư cả trong và ngoài nước.
Hiện tại, NHNN cũng là đại diện gần 54% vốn cổ phần tại Sacombank thông qua Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhận ủy quyền từ nhóm cổ đông lớn khác.
Việc nắm giữ tới 54% cổ phần tại Sacombank gần như chắc chắn một điều dù ban lãnh đạo nhà băng này là ai, chắc chắn sẽ có người của NHNN “biệt phái”. Hiện nay, ngoài 2 cái tên từ “Liên Việt” mới rút lui, vẫn còn 2 ứng viên do NHNN cử sang từ Vietcombank.
Theo giới quan sát, Sacombank trở thành tâm điểm chú ý của nhà đầu tư do khối lượng tài sản bảo đảm nợ xấu là bất động sản khổng lồ thế chấp tại nhà băng này.
Ông Nguyễn Đức Hưởng - Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank - từng chia sẻ nếu những địa chỉ đất vàng bất động sản đang thế chấp tại Sacombank càng bị thâu tóm nhanh, càng giải phóng nhanh được lượng tài sản thế chấp đó thì càng có lợi cho ngân hàng trong khâu xử lý nợ xấu và thu hồi nợ.
"An so" lanh dao Sacombank van chua duoc NHNN thong qua-Hinh-2
Khối lượng nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ tiềm ẩn tại Sacombank rất lớn, rất nhiều trong đó được thế chấp bởi các dự án bất động sản. Đồ họa: Quang Thắng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank, tính đến 31/12/2016, giá trị nợ xấu nội bảng của nhà băng này là 13.745 tỷ đồng, tương đương 6,9% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nếu cộng cả số đã bán cho VAMC và một số khoản phải thu xấu từ Southernbank thì ước tổng giá trị nợ xấu tại nhà băng này lên xấp xỉ 60.000 tỷ đồng.
Ngoài việc thông báo số lượng thành viên tham gia HĐQT và BKS của nhà băng, ban lãnh đạo Sacombank cũng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch chi trả thù lao hoạt động cho HĐQT và BKS.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2015, các cổ đông Sacombank đã thống nhất phê duyệt mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT, BKS là 40 tỷ đồng và mức chi thực tế thù lao và chi phí hoạt động thực tế là 39.9 tỷ đồng.
Năm 2016 vừa qua, vì lý do khách quan, Sacombank chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nên mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT, BKS năm 2016 chưa được trình để các cổ đông phê duyệt.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhà băng này cho biết năm 2016 là năm đầu tiên ngân hàng triển khai kế hoạch tái cơ cấu sau sáp nhập. Vì vậy, khối lượng và áp lực công việc với các lãnh đạo tương đối lớn.
Do đó, HĐQT Sacombank sẽ trình cổ đông thông qua mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT, BKS năm 2016 bằng 50% mức chi của năm 2015, tương ứng với số tiền là 20 tỷ đồng.
Bên cạnh đó cũng trình các cổ đông thông qua mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT và BKS năm 2017 là 18 tỷ đồng.

Ai sẽ ngồi “ghế nóng” chủ tịch Sacombank?

Sau hai tuần rộ lên thông tin về nhà đầu tư sẽ “ra - vào” tại Sacombank, tình hình đang trở nên yên ắng. 

Ai se ngoi “ghe nong” chu tich Sacombank?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chậm tái cơ cấu Sacombank? 

Điểm danh những sếp lớn dầu khí rơi vào đường tù tội

(Kiến Thức) -  Việc nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy bị khởi tố đang khiến dư luận xôn xao đã nối dài thêm danh sách những sếp lớn dầu khí "dính" vòng lao lý.

Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi
1. Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy
Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Ảnh: Tuổi trẻ.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-2
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC. Ảnh: Infonet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-3
Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-4
Được biết, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016.  Ảnh: Báo Trẻ Online.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-5
Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ảnh: VnEconomy.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-6
Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-7
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay. Ảnh: Tiền Phong.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-8
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-9
Trịnh Xuân Thanh: Để lại khoản lỗ 3.200 tỷ,  trốn ra nước ngoài
Ngoài ông Vũ Đình Duy, trước đó còn có một số các sếp lớn dầu khí bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm như ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh sinh năm 1966, tại Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị. Năm 2007, ông Thanh đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ảnh: Đất việt.