Ăn rau muống phải nhớ kĩ những điều này kẻo “rước” bệnh vào người

Rau muống là loại rau quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo "rước" bệnh.

Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Bạn nên lưu ý khi ăn rau muống để bảo vệ sức khỏe.
Có một số sản phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc. Bởi thế khi ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo "rước" bệnh vào người.
Không ăn rau muống khi đang dùng thuốc Đông y
An rau muong phai nho ki nhung dieu nay keo “ruoc” benh vao nguoi
 
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc Đông y thì việc ăn rau muống sẽ làm “giã thuốc”, mất tác dụng của thuốc, đặc biệt là khi sử dụng các bài thuốc độc trị độc, giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, những người có vết thương hở trên da cũng không nên ăn rau muống. Các thành phần dinh dưỡng trong loại rau này có thể gây ra xẹo lồi trên da.
Người đau xương khớp không nên ăn rau muống
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược không nên ăn rau muống
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Không nên ăn rau muống cùng với sữa
An rau muong phai nho ki nhung dieu nay keo “ruoc” benh vao nguoi-Hinh-2
 Không nên ăn rau muống cùng sữa.
Bạn không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với rau muống. Bởi sữa có chứa hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước.
Rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ, nên rau muống rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn bởi có thể mắc các bệnh đường ruột như: Sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng

9 thực phẩm thèm mấy cũng tuyệt đối không được ăn sống

Có một số thực phẩm không nên ăn sống vì nó có chứa chất độc tự nhiên. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng và một số triệu chứng khác.

Xúc xích

Theo các chuyên gia, xúc xích khi chưa làm chín có thể bị nhiễm vi khuẩn Listeria, loại vi khuẩn này chỉ có thể bị giết bằng cách làm chín thức ăn.

Những đại kỵ khi ăn rau muống, biết mà tránh khỏi 'mang họa'

Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Thế nhưng, ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo rước cả đống bệnh nguy hiểm vào người.

Rau muống là loại rau quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Trong loại rau "giá rẻ" này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây chính là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Tuy nhiên theo các bác sỹ, khi ăn rau muống cần chú ý những điều sau:

Không ăn cùng với sữa

Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Không ăn khi dùng thuốc, có vết thương hở

Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, đối với những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.

Nhung dai ky khi an rau muong, biet ma tranh khoi 'mang hoa'

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi. Ảnh minh họa: Internet